Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ODA (Trang 29)

Hội nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam họp vào tháng 11 năm 1993 tại Paris (Pháp) đánh dấu cho việc thiết lập quan hệ đầy đủ về hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế. Từ đó đến nay, Việt Nam đã hợp tác với cộng đồng các nhà tài trợ tổ chức thành công 13 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (Hội nghị CG) và được cộng đồng các nhà tài trợ cam kết hỗ trợ nguồn vốn ODA từ năm 1993 đến 2004 là 28,82 tỷ USD:

Bảng 2-1: Tình hình cam kết và thực hiện ODA thời kỳ 1993-2004

ĐVT:Triệu USD

Năm Cam kết ODA Ký kết Thực hiện ODA Tỷ lệ thực hiện/ký kết (%) (1) (2) (3) (4) (5) = (4) / (3) 1993 1.810 413 1994 1.940 2.079 725 54,74 1995 2.260 1.656 737 44,50 1996 2.430 1.798 900 50,06 1997 2.400 2.276 1.000 43,94 1998 *2.200 1.421 1.242 87,40 1999 **2.210 1.659 1.350 81,37 2000 2.400 1.705 1.650 96,77 2001 2.400 2.130 1.500 70,42 2002 2.500 2.100 1.528 72,76 2003 2.830 2.460 1.421 57,76 2004 3.440 2.243 1.650 73,56 Cộng 28.820 21.527 14.116 65,57

Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu tư Ghi chú: (*) Chưa kể 0,5 tỷ USD dự tính hỗ trợ cải cách kinh tế;

(**) Chưa kể 0,7 tỷ USD dự tính hỗ trợ cải cách kinh tế.

a. Các nhà tài trợ ODA cho Việt nam: Hiện tại Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác phát triển với 29 nhà tài trợ song phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi Chính phủ nước ngoài. Tại Hội nghị CG 12 năm 2004, có ba nhà tài trợ với mức cam kết cao nhất là Nhật Bản (902 triệu USD), WB (750 triệu USD) và Pháp (444 triệu USD). Nếu xét trong suốt giai đoạn 1993-2004 thì ba nhà tài trợ có quy mô cung cấp ODA cao nhất là Nhật Bản, WB và ADB chiếm 70%-80% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA được ký kết, trong đó Nhật Bản chiếm gần 40%.

b. Phân tích cơ cấu vốn cung cấp cho Việt Nam: Để sử dụng nguồn vốn ODA cam kết, từ 1993-2004, Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các nhà tài trợ các Điều ước Quốc tế cụ thể về ODA trị giá 21,5 tỷ USD, đạt khoảng 75% tổng nguồn vốn ODA cam kết tính đến hết năm 2004, trong đó, vốn vay ưu đãi khoảng 18,05 tỷ USD (81,3%) và viện trợ không hoàn lại khoảng 4,14 tỷ USD (18,6%). Theo bảng tổng hợp của Bộ KHĐT về các chương trình và dự án thực hiện đến 30/07/2005 là 15,74 tỷ USD, trong đó vay ưu đãi là 13,61 tỷ USD và viện trợ không hoàn lại là 2,13 tỷ USD, qua những số liệu như trên cho thấy tỷ lệ vốn ODA viện trợ không hoàn lại rất thấp.

Biểu đồ 2-1: Cơ cấu nguồn vốn ODA vay-viện trợ các chương trình dự án thực hiện đến 30/07/2005 Vốn vay 86% Viện trợ không hoàn lại 14%

Nguồn: Đồ thị dựa trên số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Chi tiết xin xem phụ lục 1)

Viện trợ không hoàn lại của Việt nam đạt từ 14-18% trong tổng số ODA. Qua đó cho thấy tỷ lệ việc trợ không hoàn lại trên tổng vốn ODA cam kết mà

Việt Nam nhận được tương đối thấp (mức bình quân thế giới là 25%, trường hợp đặc biệt như Malaysia tỷ lệ này đạt 30%). Theo đánh giá của nhà tài trợ, ngoài nguyên nhân khách quan là do xu hướng chung của Thế giới thì nguyên nhân chủ yếu là việc chủ động đưa ra các chương trình, dự án để được hỗ trợ không hoàn lại của phía Việt Nam thiếu sức thuyết phục.

c.Phân tích cơ cấu tài trợ ODA theo ngành:

Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội ưu tiên của Chính phủ: Giao thông vận tải (29,2%); năng lượng chủ yếu là phát triển hệ thống điện, mạng lưới truyền tải và phân phối điện (18,9%); ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp và thuỷ lợi (14,3%); môi trường (11,6%), tiếp theo là ngành y tế-xã hội, giáo dục-đào tạo. Ngoài ra, nguồn vốn ODA cũng hỗ trợ đáng kể cho ngân sách của Chính phủ để thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế và thực hiện chính sách cải cách kinh tế (các khoản tín dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế mở rông...).

Bảng 2-2: Tổng hợp chương trình dự án ODA đến 30/07/2005 theo ngành

ĐVT: Triệu USD

Trong đó

Stt Tên chương trình, dự án Tổng số Cơ cấu (%) Vay Viện trợ

1 Giao thông vận tải 4.593,22 29,2 4.465,89 127,33

2 Năng lượng 2.977,97 18,9 2.951,38 26,59

3 Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2.257,69 14,3 1.744,23 513,46

4 Môi trường 1.823,25 11,6 1.447,89 375,36

5 Giáo dục đào tạo 712,87 4,5 501,30 211,57

6 Y tế 603,59 3,8 291,85 311,74

7 Phát triển đô thị 461,25 2,9 452,96 8,29

8 Tài chính-ngân hàng 380,52 2,4 324,52 56,00

9 Hỗ trợ ngân sách 329,77 2,1 285,90 43,87

10 Công nghiệp 301,01 1,9 270,92 30,09

11 Bưu chính-Viễn thông 256,56 1,6 256,56 -

12 Văn hóa-Thông tin 209,23 1,3 193,68 15,55

13 Cải cách hành chính 145,88 0,9 99,33 46,55

15 Xã hội 70,31 0,4 19,46 50,85

16 Khoa học-Công nghệ 24,54 0,2 - 24,54

17 An ninh, quốc phòng 4,51 0,03 - 4,51

18 Ngành khác 461,52 2,9 273,25 188,27

Tổng cộng 15.739,15 100,00 13.613,12 2.126,03

Nguồn: Bảng được viết dựa trên số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Số liệu chi tiết xin xem phụ lục 1)

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ODA (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)