7. Kết cấu luận văn
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông của chuyên mục
mục “Tham vấn và Phản biện”
Từ những đánh giá, nhận xét về chuyên mục cũng như hiệu quả truyền thông của chuyên mục, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hạn chế những tồn tại, khắc phục những gì còn chưa được để góp phần nâng cao chất lượng bài viết, hình thức trình bày, từ đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền thông của chuyên mục đến độc giả.
3.2.1. Đối với lãnh đạo toà soạn
Chuyên mục Tham vấn và Phản biện đã xuất hiện trong một thời gian tương đối dài mà vẫn chưa có nhiều sự thay đổi trong cách thức thể hiện nên vấn đề đặt ra đối với lãnh đạo tòa soạn là cần tận dụng được những thế mạnh đã có của chuyên mục, có những cơ chế cần thiết về sự phát triển của chuyên mục. Ở đây, chúng tôi xin đề xuất một vài ý kiến:
- Xây dựng đội ngũ viết chuyên mục đông đảo
Trước hết, toà soạn phải xây dựng cho mình một đội ngũ viết bài thường xuyên, đông đảo. Vì đây là một chuyên mục xuất hiện hàng ngày nên càng cần phải có một lực lượng viết ổn định. Hiện tại, các bài trên chuyên mục không phải lúc nào cũng đạt được độ chín nhất định về nội dung, mức độ cấp thiết của vấn đề hay lý lẽ phản biện chưa đủ thuyết phục. Chính vì vậy, bên cạnh đội ngũ cộng tác viên sẵn có, tòa soạn cần mở rộng, tìm kiếm các cộng tác viên có chuyên môn sâu ở từng lĩnh vực, có thể không chỉ trong nước mà có thể là các chuyên gia đang làm việc tại nước ngoài, các nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu….
Các cây bút viết phản biện dù là chuyên nghiệp hay không chuyên đều phải sớm định hình phong cách của mình, họ phải là những người có uy tín
cao trong xã hội, góp tiếng nói có trọng lượng nhất định trong lĩnh vực hoạt động của họ. Đó phải là những người có khả năng giải đáp được những vấn đề nóng đang diễn ra hàng ngày. Họ có thể là nhà trí thức, chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách, nhà ngoại giao hay những người làm công tác quản lý…
Tuy vậy, tòa soạn không nên quá ỷ lại vào mạng lưới cộng tác viên mà cần phải hình thành nhóm các cây bút chủ lực là phóng viên báo nhà chuyên viết phản biện, giảm hiện tượng cộng tác viên “bấm nút”, chỉ lựa chọn những bài đặc biệt tiêu biểu của nhóm cộng tác viên này.
Đặc biệt, lãnh đạo tòa soạn nên giao chuyên mục cho một người đứng ra phụ trách, chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung bài vở, đội ngũ các cây bút viết cho chuyên mục. Đó có thể là một nhà báo có uy tín xã hội và nghề nghiệp trong toà soạn đứng ra phụ trách chuyên mục, không nhất thiết nhà báo đó phải là người lãnh đạo toà soạn. Người phụ trách sẽ bao quát toàn diện các vấn đề chính trị - xã hội nảy sinh hàng ngày, lựa chọn sự kiện, vấn đề phù hợp để phản biện cũng như quyết định cây bút, hướng tiếp cận, góc độ khai thác vấn đề. Khi đó, chuyên mục sẽ hoạt động một cách độc lập và có khả năng tự chủ hơn về mặt tư liệu bài vở.
- Xây dựng cơ chế về thông tin phù hợp
Bên cạnh đội ngũ người viết, các tòa soạn cũng cần phải xây dựng một cơ chế về thông tin phù hợp với tôn chỉ, mục đích cũng như đối tượng độc giả của tờ báo. Việc lựa chọn sự kiện, vấn đề phản biện có ý nghĩa quyết định đến chất lượng bài viết và sự tồn tại của chuyên mục. Bởi các bài viết trong chuyên mục không chỉ có nội dung thông tin sự kiện mà nó còn góp phần định hướng dư luận xã hội trước những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống, giải đáp các câu hỏi đang được toàn xã hội đặt ra, đề xuất các kiến nghị giải
pháp nhằm hoàn thiện các chủ trương, đường lối chính sách lớn của Đảng, Nhà nước...
Các toà soạn cần xây dựng được mạng lưới, cơ chế trao đổi thông tin phù hợp để có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy và chính xác nhất, giúp cho người viết luôn đứng được tại đầu nguồn của thông tin, sự kiện. Có những vấn đề nảy sinh hàng ngày phải được ban biên tập quyết định ngay trong các buổi giao ban hàng ngày. Còn với những vấn đề nảy sinh đột xuất cần phải có lực lượng ứng trực, xử lý kịp thời, quyết định người viết, cách viết, hướng viết. Đây chính là nguyên nhân cần có một người phụ trách chính cho chuyên mục và có thể khẳng định, vai trò của người chịu trách nhiệm chính đối với chuyên mục không hề nhỏ.
- Xây dựng cơ chế thẩm định giá trị thông tin bài viết
Sau khi đã xây dựng được đội ngũ viết cũng như cơ chế thông tin phù hợp, mỗi tòa soạn cũng nên có một cơ chế thẩm định giá trị các bài viết. Ban lãnh đạo tòa soạn có thể thường xuyên mở các cuộc điều tra xã hội học để tìm ra các bài viết có giá trị, hấp dẫn được đông đảo độc giả. Từ đó, có chế độ khuyến khích về vật chất hoặc tinh thần cho các bài viết có chất lượng cao, thu hút được sự chú ý của đông đảo bạn đọc và định hướng được dư luận xã hội.
Tòa soạn cũng nên tập hợp các bài viết của chuyên mục trong các năm để xuất bản thành sách, đây là một cách thu hút sự quan tâm của độc giả đối với chuyên mục. Nếu có thể đọc các bài phản biện đã được tuyển chọn, sàng lọc như vậy hẳn sẽ rất thú vị. Ngoài ra, ban biên tập báo có thể mở các cuộc thi viết ngay trên chuyên mục nhằm thu hút sự tham gia hưởng ứng, sự quan tâm của các nhà báo cũng như đông đảo độc giả…
Trên đây là một vài cách để thẩm định giá trị thông tin trong các tác phẩm báo chí, qua đó sẽ góp phần động viên, khích lệ các cây bút giúp họ có
những bài phản biện sắc sảo hơn. Đó cũng là một vài đề xuất giúp cho chuyên mục Tham vấn và Phản biện trở nên gần gũi hơn, tạo được mối thiện cảm đối với đông đảo độc giả.
Như vậy, ban lãnh đạo tòa soạn báo với những định hướng riêng cho chuyên mục là yêu tố đầu tiên đưa tới sự thành công của chuyên mục Tham vấn và Phản biện. Chỉ khi nào có một định hướng đúng đắn với những giải pháp phù hợp, tờ báo sẽ xây dựng được chuyên mục thành công hơn nữa.
3.2.2. Một số đề xuất về nội dung tác phẩm
Chúng tôi đã nêu một vài nét hạn chế về nội dung của chuyên mục ở trên. Ở đây, chúng tôi xin đề xuất một vài giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại đó. Trước hết, lãnh đạo toà soạn cần tăng cường chỉ đạo, người phụ trách chuyên mục sẽ hướng dẫn giúp cho các phóng viên có kế hoạch chương trình cụ thể để các bài viết đạt được chất lượng cao nhất, tránh tình trạng phải dùng các bài viết chưa thật sự đạt. Các phóng viên cũng cần phải trau dồi phẩm chất nghề nghiệp, nhanh nhạy trong phát hiện vấn đề và tạo được cho mình phong cách riêng.
Mỗi cây bút bình luận khi viết về các lĩnh vực khác nhau cần có sự hiểu biết sâu kỹ, đầy đủ về vấn đề mình đang phản biện. Để tìm được sự kiện, vấn đề nóng hổi để phản biện người viết cần có sự nhạy bén nhất định, có con mắt thẩm định thông tin, để từ đó, có thể tìm ra góc tiếp cận riêng, sáng tạo nên những tác phẩm sâu sắc về nội dung đề tài. Để có thay đổi về nội dung bài phản biện, các tác giả phải là người đi đầu trong việc tìm đề tài có sức thuyết phục, có tính thời sự nóng hổi.
Khi viết về các vấn đề khó, khô khan, người viết phản biện nên hạn chế dùng các thuật ngữ chuyên ngành, không nên sử dụng quá nhiều ngôn ngữ số liệu cũng như ngôn ngữ mang tính đa nghĩa hoặc mơ hồ về ý nghĩa. Họ cần biết cách khai thác vấn đề một cách triệt để, tạo sức thuyết phục cho độc giả.
Điều này đòi hỏi người viết phải thật sự hiểu về vấn đề mà mình đang viết, chỉ có vậy, họ mới có được câu trả lời thích đáng, thỏa mãn được yêu cầu của độc giả.
Trong các bài viết, các tác giả có thể sử dụng nhiều yếu tố dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca… để tạo sự gần gũi, quen thuộc cho người đọc. Bên cạnh đó, các biện pháp tu từ cũng tạo cho bài viết sự mềm mại, bớt khô cứng, dễ tiếp thu hơn. Tuy vậy cũng không nên quá lạm dụng các thủ pháp nghệ thuật, dễ làm mất đi tính đơn diện của ngôn ngữ chính luận.
Xét từ thực tế là các bài viết có một phần lớn là do Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết đặt hàng các tác giả nên có thể định hướng trước về nội dung phản biện sao cho bám sát hơn với đời sống dân sinh hiện nay. Đối với các bài khác gửi đến cộng tác thực hiện trao đổi, bàn bạc kỹ hơn về chất lượng phản biện của bài viết thay vì “có gì sử dụng nấy” một cách thụ động, không phát huy được hiệu quả của chuyên mục như một số trường hợp hiện nay.
Đối với đội ngũ phóng viên, bên cạnh việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu viết bài cho chuyên mục này thì có thể tổ chức phỏng vấn sâu ý kiến người dân để tổng hợp thành bài. Đặc biệt là với các góp ý sửa đổi hiến pháp hoặc các chủ trương, chính sách được Đảng, Nhà nước vẫn ở dạng dự thảo và cần lấy ý kiến đóng góp rộng rãi trong nhân dân. Bởi có một thực tế là rất nhiều nhà trí thức, khoa học đã nghỉ hưu hoặc đang công tác muốn góp tiếng nói phản biện của mình đối với các vấn đề quốc kế, dân sinh nhưng không biết phải góp ý ở đâu hoặc không có thời gian để viết thành bài hoàn chỉnh gửi đi các báo.
Tuy nhiên, có một lưu ý là phóng viên cần lựa chọn người để tiến hành phỏng vấn phải là những người am hiểu trong lĩnh vực đó, có những ý kiến tâm huyết và xác đáng để đăng tải trên mặt báo. Tất nhiên, với cách làm này người gác cổng tòa soạn phải thật sự cẩn trọng và có nghề, có chuyên môn
vững để tránh lọt lưới các bài không thực sự đạt, hoặc không nhất quán với quan điểm của tòa soạn. Hiện nay, ở báo Đại Đoàn Kết cũng đang duy trì chuyên mục Tiếng nói từ người dân có những nét khá tương đồng với cách làm này, phóng viên có thể học hỏi, xem xét. Cần lưu ý là với dạng bài này cần lựa chọn thông tin kỹ hơn, sử dụng lối viết hàm súc hơn cho đúng tính chất chuyên mục Tham vấn và Phản biện, tạo sức nặng cho bài báo. Tác giả cũng có thể đưa thành bài trò chuyện, phỏng vấn hoặc vận dụng đa dạng, linh hoạt các thể loại báo chí như thư từ, tiểu luận... để các bài viết trong chuyên mục được sinh động, phong phú hơn.
3.2.3. Một số đề xuất về hình thức của chuyên mục
Ngoài ra, trong cách trình bày chuyên mục các tờ báo có thể vận dụng một vài thủ pháp phi ngôn ngữ nhằm giảm áp lực thông tin lên các bài viết. Các thủ pháp phi ngôn ngữ như: ảnh minh họa, biểu đồ, bảng biểu, sơ đồ,… sẽ góp phần giúp bài phản biện có tính trực quan, có sức thuyết phục hơn. Việc vận dụng các thủ pháp làm báo hiện đại này cũng sẽ tạo nét mới mẻ, độc đáo cho tác phẩm của báo chí.
Các tác giả cũng cần phải viết một cách ngắn gọn hơn nữa vì với dung lượng trên dưới 1000 chữ như hiện nay, người đọc phải tiếp nhận khá khó khăn. Hơn nữa, báo chí đang đổi mới theo hướng hiện đại hơn, vì vậy chuyên mục cũng phải thay đổi để phù hợp với xu thế của thời đại, các bài viết phải đạt đến sự cô đọng, súc tích cần thiết.
Với riêng tít, cần lựa chọn, biên tập tít sao cho ngắn gọn và hấp dẫn hơn. Nên đặt yêu cầu tối đa là 10 tiếng trong một tít để làm sao thu hút người đọc, tránh tình trạng tít dài hơn sapo. Nếu có thể, loại bỏ những tít phụ để thông tin gợi mở trí tò mò của độc giả hơn nữa thay vì nói quá thật và đầy đủ hết nội dung ngay từ tít bài.
Với phần nội dung, cần đặt thêm nhiều tít phụ trong bài để chia bài thành các phần nhỏ, dễ theo dõi và dễ tạo điểm nhấn về trình bày, khiến bài viết được lô gic, mạch lạc và sáng rõ hơn. Đối với các trích dẫn là câu nói hoặc số liệu từ báo cáo, thống kê có thể in nghiêng để tạo điểm nhấn, phân biệt với các nội dung khác trong bài.
Phần ảnh minh họa vẫn đang là điểm yếu của chuyên mục Tham vấn và Phản biện. Ban biên tập cũng đã nhận thức rất rõ điều này nên đang tìm kiếm thêm một phóng viên ảnh để tăng cường cho báo. Đồng thời, đội ngũ biên tập cũng được cử đi học một số lớp nghiệp vụ báo chí để nâng cao hơn nữa về cách sử dụng, lựa chọn ảnh minh họa sao cho không chỉ đúng, phù hợp với nội dung bài báo mà còn phải đẹp, hàm chứa lượng thông tin cao. Tuy nhiên, điều này không thể thay đổi trong một sớm một chiều và cần sự đòi hỏi nỗ lực của mọi bộ phận trong tòa soạn.
3.2.4. Một số đề xuất khác
Xét từ thực tế là các bài viết trong chuyên mục hiện nay đa số là đặt hàng và viết về các vấn đề thời sự quan trọng đòi hỏi công tác biên tập phải hết sức cẩn thận và có nghề. Bên cạnh đó, khi biên tập viên sửa bài (trừ lỗi chính tả, lỗi đánh máy) nhiều tác giả bài viết đề nghị được trao đổi lại trước khi đăng trên báo nên hầu như công tác biên tập hết sức hạn chế, nhất là đối với một tờ nhật báo như Đại Đoàn Kết.
Chính vì vậy cần có sự trao đổi thẳng thắn giữa Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết với các tác giả cũng như đòi hỏi đội ngũ biên tập viên phải nâng cao trình độ, kỹ năng biên tập hơn nữa để đáp ứng nhu cầu công việc.
Ngoài ra, so với báo mạng không hạn chế về mặt dung lượng, thời gian cập nhật, đòi hỏi Đại Đoàn Kết (báo in) phải lựa chọn đề tài phản biện xã hội vừa thời sự, vừa đúng tôn chỉ mục đích của báo cũng như cách thể hiện phải ngắn gọn, súc tích. Ngược lại, khi cập nhật bài viết lên website của báo lại cần
tận dụng triệt để những lợi thế của báo mạng, đặc biệt là về tính tương tác với độc giả để theo dõi hiệu quả truyền thông của bài viết nói riêng và chuyên mục nói chung, từ đó có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời để ngày càng thu hút độc giả, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của Ban biên tập đối với một chuyên mục được coi là đặc sản của báo.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3 của luận văn này, chúng tôi dựa trên những phân tích về ưu điểm, hạn chế của nội dung và hình thức của các bài viết trong chuyên mục Tham vấn và Phản biện trên báo Đại Đoàn Kết để đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng phản biện xã hội nói chung của chuyên mục cũng như tăng tính hấp dẫn của chuyên mục. Từ đó, tạo hiệu quả truyền thông tích cực hơn đối với đối tượng công chúng tiếp nhận cũng như các thông tin, vấn đề được phản biện trong từng bài viết sẽ có những đóng góp nhất định trong việc bảo vệ cái đúng, đẩy lùi điều sai trái, chưa phù hợp.
Tuy nhiên, những kiến nghị, đề xuất này mới mang ý nghĩa tổng quát. Áp dụng vào từng vấn đề, sự kiện cụ thể, mỗi tác giả cần phải có những suy