Khảo sát hình thức phản biện xã hội của các bài viết trong chuyên mục

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả truyền thông của chuyên mục Tham vấn và phản biện trên báo Đại đoàn kết (Trang 60)

7. Kết cấu luận văn

2.3. Khảo sát hình thức phản biện xã hội của các bài viết trong chuyên mục

chuyên mục Tham vấn và Phản biện

2.3.1. Thể loại báo chí sử dụng

Thông qua việc khảo sát hơn 200 bài báo trong chuyên mục Tham vấn và Phản biện, có thể nhận rõ một điều hầu hết tất cả các bài đều thuộc nhóm báo chí chính luận với các thể loại chính gồm tiểu luận (với các dạng: chuyên luận, luận văn tuyên truyền, bình chú và ý kiến nhà chính luận), xã luận, bình luận, bài phản ánh, phê bình, thư từ. Điều này căn cứ vào tính trội của nhóm các thể loại báo chí chính luận chính là thông tin lý lẽ thông qua hệ thống luận cứ, luận chứng và lý lẽ. Người viết sử dụng bút pháp chính luận và phạm vi bao quát các sự kiện trong đời sống xã hội rất rộng. Ở các tác phẩm cụ thể trong chuyên mục, các sự kiện, hiện tượng riêng lẻ được xem xét một cách có hệ thống và trong sự liên kết hữu cơ với nhau trong xu hướng phát triển của đời sống xã hội. Tư duy sắc sảo, tầm nhìn rộng, kết luận vấn đề một cách xác đáng là những đặc điểm nổi bật nhất của các bài báo trong chuyên mục chính là yêu cầu bắt buộc đối với nhóm chính luận. Tư tưởng của tác giả hay toà soạn về những vấn đề quan trọng của đời sống xã hội được thể hiện rõ ràng, nhất quán thông qua việc dùng lý lẽ soi vào sự kiện, hiện tượng để giúp công chúng hiểu đúng sự thật, hướng họ đến hành động tích cực.

Để gọi tên chính xác bài báo nào thuộc thể loại bình luận, bài nào là xã luận... thì không đơn giản bởi trong thực tiễn hoạt động báo chí, khi các phóng viên viết bài, thường có hiện tượng là những yếu tố của thể loại này đan xen vào thể loại kia và ngược lại. Huống hồ, khi mở chuyên mục này tòa soạn cũng như Ban biên tập không chủ trương khu biệt, bắt buộc bài báo phải viết theo một thể loại cố định nào. Trong khi đó, các tác giả bài báo trong khi sáng tạo tác phẩm báo chí cũng không quá chú trọng đến việc đặt mục tiêu phải viết bài này theo thể loại nào nên trong khi triển khai các lập luận, đưa ra

các luận điểm, luận cứ cũng theo mạch logic của tư duy ngòi bút chứ không bị chi phối nhiều bởi lý thuyết về thể loại. Một nguyên nhân chủ quan khác là không phải mọi tác giả báo chí đều được đào tạo một cách có hệ thống, bài bản về các thể loại báo chí, nhất là đối với các tác giả của các bài báo trong chuyên mục Tham vấn và Phản biện vốn hoạt động trong các lĩnh vực khoa học khác nhau. Chính vì vậy, việc một bài báo chứa đựng những yếu tố của một bài bình luận nhưng cũng mang những đặc điểm rõ nét của một bài xã luận là việc không hiếm xảy ra trong quá trình khảo sát chuyên mục Tham vấn và Phản biện của chúng tôi. Tuy nhiên, theo chúng tôi điều này không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nội dung của bài báo.

Xét một cách kỹ càng hơn, căn cứ theo đặc điểm về phương pháp thể hiện, nội dung đề tài... thì phần lớn các bài trong chuyên mục đều mang những đặc trưng của bài xã luận. Khẳng định điều này, chúng tôi dựa trên định nghĩa của ông Trường Chinh về xã luận: “Xã luận là một bài báo quan trọng nhất trong một số báo, nêu lập trường, quan điểm của một tờ báo (tức là của chính đảng hay đoàn thể mà tờ báo đó là cơ quan ngôn luận) về một vấn đề quan trọng nào đó. Riêng đối với báo hàng ngày, xã luận có khi là một bài tóm tắt những việc lớn trong 24 tiếng đồng hồ hoặc trong một tuần và có bình luận”. [Dẫn từ tư liệu của Trường Tuyên huấn Trung ương, nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền]

Theo tác giả Trần Quang trong cuốn Các thể loại báo chí chính luận thì “nhiệm vụ của xã luận là phản ánh đường lối chính trị của cơ quan báo chí, trình bày chính kiến của nó về những vấn đề quan trọng nhất trong thời điểm hiện tại, chức năng của nó là kịp thời phản ứng trước vấn đề thời sự, giúp độc giả định hướng đúng trong tình hình đó. Đối với những nhiệm vụ trước mắt, bài xã luận sẽ giải thích điều gì là cơ bản, chủ yếu trong lĩnh vực này hay lĩnh

vực khác của đời sống chính trị, của công tác tư tưởng, trong từng lĩnh vực của sự nghiệp xây dựng đất nước”.

Cũng theo tác giả Trần Quang, một bài xã luận thường được kết cấu làm ba phần: phần mở đầu (lập luận mang tính khẳng định; nêu chứng cứ bảo vệ luận điểm, lập luận mang tính nhận định tổng quát, nêu luận chứng), phần chính văn (nêu lập luận và nêu luận cứ), phần kết luận (lập luận khẳng định có tính tổng quát).

Như vậy, căn cứ vào nhiệm vụ của xã luận cũng như phương pháp viết bài xã luận có thể khẳng định phần lớn các bài trong chuyên mục Tham vấn và Phản biện đều là dạng biến thể của xã luận. Có thể xem xét bài Quốc hội gần nông dân hơn (15/04/2011) của nhà báo Thái Duy. “Ai cũng biết, phần

lớn trong số gần 500 ĐBQH trúng cử là nhờ vào phiếu bầu của hơn 70% dân số là nông dân nhưng nông dân “có tiếng không có miếng”. ĐBQH lại xa nông thôn, chẳng còn biết cử tri nông dân đã bầu mình sống ra sao, có cần gì đến mình không?”

Câu hỏi mà tác giả đặt ra cho các ĐBQH nói riêng và toàn thể mọi người dân Việt Nam nói chung mới mà không mới. Bởi quyền lực qua lá phiếu được trao cho những người trúng cử ĐBQH cũng như ở nhiều nước, họ phải có trách nhiệm với những người đã trực tiếp uỷ quyền cho mình, phải chủ động tạo nên sự liên hệ mật thiết với cử tri đã bầu mình, sẵn sàng bênh vực quyền lợi chính đáng của cử tri, trong đó những người nông dân chân lấm tay bùn đông nhất nước nhưng “trong đấu tranh chống tiêu cực ở cơ sở, nông dân nhiều khi đơn độc, có khi còn bị cho là do kẻ xấu mua chuộc, kích động. Nhiều nông dân đành phải vượt cấp, mang đơn tố cáo về Trung ương nhưng có trường hợp một số cơ quan trung ương lại chuyển đơn về địa phương”. Và điển hình là “Khi lệ phí và phí lên đến 641 khoản, đến ngay người nông dân

biết. Chỉ riêng việc này thôi đã thấy tiếng nói của nông dân tại Quốc hội rất yếu ớt”.

Cuối cùng tác giả mạnh dạn phê bình và chỉ ra: “Không nhìn thẳng vào

sự thật này sẽ chưa thấy vô cùng cấp thiết phải thay đổi cách tiếp xúc cử tri của các ĐBQH, đặc biệt đối với khoảng trống lại là nông thôn đông dân nhất. Không thể chậm trễ mãi, không thể kéo dài mãi tình trạng rất không bình thường, là các ĐBQH xa nông thôn, xa nông dân lại phải giám sát, thông qua các chủ trương, chính sách về nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

Rất mong Quốc hội khoá XIII sắp được bầu sẽ khởi đầu việc cử nhiều ĐBQH về với nông thôn. Đặc biệt những ĐBQH do nông dân bầu sẽ có liên lạc chặt chẽ với những cử tri nông dân đã uỷ quyền cho mình và suốt nhiệm kỳ lúc nào cũng là chỗ dựa đáng tin cậy của cử tri.”

Trăn trở với đề tài về nông dân, cũng không bỏ sót bất kỳ một phiên làm việc nào của Quốc hội được tường thuật trực tiếp trên ti vi, có thể nói nhà báo Thái Duy luôn bám sát mọi vấn đề của cuộc sống. Bài Quốc hội gần hơn với nông dân có thể lấy làm ví dụ điển hình của tiếng nói phản biện xã hội được thể hiện trong chuyên mục Tham vấn và Phản biện về các vấn đề chính trị với cách viết không hề khô khan, khó hiểu, nặng về rao giảng lý thuyết mà bắt đầu bằng những ví dụ sinh động, hấp dẫn, những số liệu ấn tượng đánh động vào tâm lý người đọc ngay lập tức... Đó cũng là một mẫu mực về biến thể của thể loại xã luận được đăng tải trên chuyên mục Tham vấn và Phản biện của báo Đại Đoàn Kết hôm nay.

2.3.2. Ngôn ngữ sử dụng

Như đã nói ở trên, hầu hết các bài báo trong chuyên mục đều thuộc nhóm thể loại báo chí chính luận, trình bày ý kiến về những vấn đề thời sự nóng hổi trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là về các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Với chức năng truyền đạt

các loại tin tức đồng thời tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ, tác động vào trí tuệ và tình cảm của con người để họ tin tưởng và làm theo, chính luận mang những đặc điểm riêng biệt so với nhóm thông tấn và nhóm chính luận – nghệ thuật. Theo nhà báo Quang Lợi trong bài Cá tính sáng tạo trong bình luận ngắn trên tạp chí Người làm báo số tháng 4/2007: “Ngôn ngữ chính luận không chỉ nằm

trong sách vở mà nó ẩn chứa ngay trong nhịp thở của đời sống... Không có một sự đóng khung nào, một sự giới hạn nào cho ngôn ngữ của từng thể loại báo chí. Chính luận cần mọi thủ pháp tu từ như những thể loại khác. Ai cũng biết rằng chính luận đòi hỏi sự chuẩn mực rất khắt khe, thế mà một vài cây bút chính luận đã rất thành công trong việc sáng tạo ra những “chệch chuẩn” về ngôn ngữ, điều này khiến cho bài viết của họ đạt đến vẻ đẹp ngôn ngữ nhất định”.

Về mặt ngôn ngữ sử dụng trong bài, vì thuộc nhóm thể loại báo chí chính luận nên văn phong sử dụng trong bài rất linh hoạt, chính xác, có khả năng thuyết phục cao, lập luận chặt chẽ. Có khi, đó là những lời lẽ đanh thép để khẳng định những chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, phản bác lại những luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế lực thù địch: “Về nội dung

quyền “tự do tôn giáo” ở Việt Nam. Mỹ đưa ra những luận điệu hết sức sai trái để xuyên tạc và vu cáo Việt Nam… Nguy hiểm nhất là Mỹ lợi dụng vấn đề “tôn giáo – dân tộc” để kích động tư tưởng ly khai, tự trị ở các vùng dân tộc thiểu số, kích động gây bạo loạn, gây rối nhằm tạo sự mất ổn định chính trị – xã hội trong khu vực. Cụ thể là các thế lực thù địch công khai ủng hộ các phần tử phản động trong số người dân tộc thiểu số lưu vong, phục hồi tổ chức FULRO, lập ra “Tin Lành Đề ga”, ‘Nhà nước Đề ga”, “Tổ quốc Mông”... Họ thường xuyên kích động các phần tử cực đoan trong các tôn giáo đòi “tự do tôn giáo”, âm mưu tái lập “Liên tôn chống cộng sản”; khôi phục các tổ chức tôn giáo bất hơp pháp” công kích Ủy ban đoàn kết Công giáo; hỗ trợ

cho một số người nhằm âm mưu phát triển đạo Tin Lành ngoài khuôn khổ, luật pháp ở vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên, thậm chí còn vận động tặng giải thưởng No-ben vì hòa bình và các giải thưởng nhân quyền cho một số nhân vật tôn giáo chống đối, cực đoan, đối lập với Nhà nước lâu nay.”(Về yêu sách “Tự do tôn giáo – nhân quyền ở Việt Nam” của Mỹ,

23/2/2011).

Cũng có khi, đó là thứ ngôn ngữ bình dân, dễ hiểu, gần gũi với mọi tầng lớp dân chúng: “Cha chung không ai khóc!”, câu nói ấy của cổ nhân

chứng tỏ từ ngàn xưa cuộc sống con người vốn đã luôn tiềm ẩn căn bệnh thoái thác trách nhiệm cá nhân, nhất là né tránh nghĩa vụ nặng nề đối với những việc cần đến sự nỗ lực góp sức chung của nhiều cá nhân. Hệ lụy của việc không minh định rõ trách nhiệm trong gia đình vốn đã gây nên bao phiền lụy, đối với việc dân việc nước, lối phản xạ hành xử “nhận dễ cho mình và đẩy khó cho người” lại càng thêm nguy hiểm khi hậu quả của sự tắc trách cá nhân tác động trực tiếp đến đời sống của cả cộng đồng.” (Minh định trách

nhiệm trước dân, 15/02/2011)

Tuy nhiên, đó tuyệt đối không phải là thứ ngôn ngữ suồng sã, thô tục, sử dụng tiếng lóng hoặc những ngôn ngữ biến thể, làm mất đi vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt – một hiện tượng vẫn thấy nhan nhản trên các trang mạng xã hội hiện nay. Điều đó, không chỉ bởi vì Đại Đoàn Kết là một tờ báo chính thống mà quan trọng hơn là sự phù hợp trong việc chuyển tải quan điểm, chủ trương nhất quán của Ban biên tập đối với các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội cũng như quá trình tham vấn, phản biện đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước.

2.3.3. Dung lượng, vị trí đăng tải

Các tác phẩm trong chuyên mục Tham vấn và Phản biện có dung lượng khá lớn so với các bài báo khác, dao động trong khoảng từ 1000 đến 1500 tiếng.

Vì vậy, ngoài phần tít và sapo thường được giới thiệu trang trọng trên trang nhất với những thủ pháp trình bày nhất định thì phần chính văn thường được trình bày cố định ở trang 12, thường chiếm một nửa trang báo, phía trên hoặc đôi khi là tràn cả trang với những bài dài, bàn sâu về một vấn đề, chủ trương. Điều đó khẳng định vai trò, tầm quan trọng của chuyên mục đối với tờ báo. Cụ thể, tít bài và một phần sapo của bài báo trong chuyên mục Tham vấn và Phản biện được đăng ở vị trí ngay dưới măng séc báo, cột thứ nhất bên tay phải báo.

Đôi khi, do cách bố trí, trình bày trang báo, nên vị trí chuyên mục không cố định mà có thể di chuyển trên trang nhất, hoặc không được đưa ra ngoài trang nhất mà ưu tiên đất cho các sự kiện nóng khác. Điều này không làm ảnh hưởng đến tính ổn định của chuyên mục mà nhiều lúc còn tránh được cảm giác nhàm chán cho độc giả khi chuyên mục luôn được đặt tại một vị trí cố định. Các thủ pháp trình bày được sử dụng giúp cho người đọc dễ dàng nhận ra chuyên mục cần đọc, tạo cho chuyên mục dấu ấn riêng trên mặt báo. Ở trang 1, tít bài trong chuyên mục được in đậm, toàn bộ chuyên mục được đóng khung, in trên nền màu để phân biệt với các loạt bài khác. Ở trang trong, trang 12, do tên chuyên mục trùng với tên trang Tham vấn – Phản biện nên vi – nhét của chuyên mục được ẩn đi nhưng người đọc vẫn có thể hiểu đó là bài thuộc chuyên mục Tham vấn và Phản biện. Ngoài ra, ở vị trí trang 12 còn đăng cố định chuyên mục Góc nhìn Đại Đoàn Kết và Thời luận (không phải số nào cũng có hoặc có nhưng được trình bày ở trang khác) nên cũng tạo sự sinh động cho trang báo thay vì cách thiết kế dàn trải cả trang báo. Với những

thủ pháp và cách thức trình bày chuyên mục như trên, người đọc có thể dễ dàng nhận ra được vị trí chuyên mục, tạo cho nó một dấn ấn riêng trên mặt báo, thu hút được thị giác của độc giả.

2.3.4. Ảnh trong bài viết

Có một thực tế là các bài viết trong chuyên mục Tham vấn và Phản biện thường là do các nhà khoa học, trí thức ở các lĩnh vực khác nhau cộng tác với báo Đại Đoàn Kết nên khi gửi bài viết, hầu như đều không gửi kèm ảnh minh họa. Vì vậy, việc lựa chọn ảnh để minh họa trong bài viết hoàn toàn phụ thuộc vào bộ phận Thư ký tòa soạn của báo. Với duy nhất một phóng viên ảnh lo toàn bộ số lượng ảnh cho 7 số báo hàng ngày mỗi tuần, 4 tờ dân tộc và 1 tờ nguyệt san nên việc “bí” ảnh không phải là hiếm xảy ra. Trong khi đó, bộ phận biên tập cũng có những hạn chế về tư duy lựa chọn, sử dụng ảnh nên có những ảnh chưa phù hợp với nội dung bài viết hoặc lặp đi lặp lại, gây nhàm chán cho độc giả là việc đôi khi vẫn xảy ra, nhất là với sức ép của một

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả truyền thông của chuyên mục Tham vấn và phản biện trên báo Đại đoàn kết (Trang 60)