7. Kết cấu luận văn
2.4. Một số nhận xét về ưu, nhược điểm của chuyên mục “Tham vấn và
riêng vẫn đang còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
2.4. Một số nhận xét về ưu, nhược điểm của chuyên mục Tham vấn và Phản biện và Phản biện
2.4.1. Ưu điểm
Có thể nhận thấy, chuyên mục Tham vấn và Phản biện đã làm tốt chức năng của mình là nêu bật được quan điểm của nhà báo, cơ quan báo chí về mỗi vấn đề, sự kiện, chủ trương chính sách để từ đó góp ý kiến hoàn thiện chủ trương chính sách đó, góp phần định hướng dư luận xã hội. Hầu hết các sự kiện, vấn đề được đề cập đều có tính thời sự cao, đáp ứng được yêu cầu và sự quan tâm của đông đảo công chúng độc giả. Hình thức thể hiện có nhiều điểm sáng tạo trong ngôn ngữ sử dụng, đổi mới về phong cách giúp cho thể loại không còn khô cứng. Các bài viết đều do những cộng tác viên uy tín, lâu năm, đồng thời là các nhà khoa học, trí thức tên tuổi trong nhiều lĩnh vực tham gia cộng tác nên chất lượng chuyên mục khá tốt. Cái được lớn nhất của chuyên mục chính là sự lựa chọn sự kiện, chủ trương, chính sách để góp ý là những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân nên tạo được sự phản hồi khá tốt từ phía độc giả.
Chính vì vậy, chuyên mục Tham vấn và Phản biện được coi là một “đặc sản” của báo Đại Đoàn Kết. Không chỉ phù hợp với tôn chỉ, mục đích của tờ báo mà nội dung tham vấn - phản biện xã hội được đề cập khá toàn diện, đầy đủ và kịp thời các vấn đề thời sự nóng bỏng của đất nước, các chủ trương, chính sách lớn trong thời kỳ hiện nay. Nội dung này cũng có thể được nhiều báo đề cập đến nhưng không báo nào dành diện tích đáng kể và mức độ đăng tải thường xuyên liên tục như báo Đại Đoàn Kết.
Bên cạnh đó, thể loại của các bài báo trong chuyên mục phần lớn là các bài báo chính luận với lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động, chọn lọc… đầy tính thuyết phục, xác đáng. Trong bối cảnh nhiều tờ báo in, nhất là nhật báo lạm dụng việc đưa tin giật gân, câu khách để bán báo thì những bài mang tính chất tham vấn, phản biện xã hội này là rất cần thiết. Còn nếu đăng trong một tạp chí chuyên ngành thì mức độ phổ biến đến độc giả lại ít.
2.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đạt được các chuyên mục cũng tồn tại nhiều hạn chế nhất định.
Thứ nhất, tính phản biện ở các bài viết chưa thực sự nổi trội. Nhiều bài mới dừng lại ở việc tham vấn, đưa ra ý kiến góp ý, tham khảo chứ chưa thực sự mạnh dạn phê bình, phản bác lại những việc làm sai trái, thiếu căn cứ khoa học. Tuy không thể bài nào cũng chủ trương bút chiến nhưng nhiều bài viết trong chuyên mục vẫn thiên về nêu dẫn chứng, chưa đánh giá được tổng quát về chủ trương, chính sách cũng như chưa có những góp ý mang tính cụ thể, thiết thực, không đủ sức thuyết phục người đọc.
Thứ hai, các bài báo đều tập trung phản biện các chủ trương, chính sách hoặc vấn đề lớn của đất nước nên chỉ có thể xuất hiện sau khi sự kiện được xảy ra một thời gian nào đó. Chính vì vậy, tính thời sự cập nhật của chuyên mục đều có những hạn chế.
Thứ ba, vì đó là chuyên mục ổn định xuất hiện gần như hàng ngày trên mặt báo nhưng không phải lúc nào các tác giả cũng có thể tìm được sự kiện, chủ trương xứng tầm để góp ý. Vì vậy, nhiều khi đề tài phản biện trên mỗi chuyên mục còn bị trùng lặp, các vấn đề được chọn để phản biện còn chưa chín, mang tính khiên cưỡng, làm giảm đi giá trị của tác phẩm.
Về hình thức, chuyên mục thường bị cắt thành hai phần, một phần ở trang nhất và một phần ở trang 12. Cách trình bày đó gây khó khăn cho người đọc khi theo dõi bài viết, đôi khi khiến họ không theo dõi hết toàn bài. Nhìn chung, việc trình bày chưa thực sự có tính đột phá: phông chữ đều đều từ đầu đến cuối bài, tạo cảm giác dàn trải; hình ảnh minh họa ít hoặc không sống động (sử dụng rất nhiều ảnh tư liệu vốn đã rất quen thuộc trên mặt báo). Đây cũng là lỗi chung của hầu hết các chuyên mục mang tính chính luận kiểu Thời luận, xã luận trên nhiều báo hiện nay…
Ngoài ra, các ngôn ngữ phi văn tự khác như biểu đồ, bảng biểu… đều không được sử dụng cũng khiến cho bài báo thêm phần khô cứng, chưa thật sự phù hợp với cách làm báo hiện đại. Cách viết chưa sáng tạo, tương đối khô khan, nhiều bài nghiêng về tính lý luận nghiên cứu hơn là tính báo chí (điều này có thể thấy qua cách kết cấu bài không chia thành các tít phụ, khó tạo điểm nhấn cả về nội dung và hình thức trình bày).
Về dung lượng các bài viết còn khá dài, dàn trải, đặc biệt là những bài trên 1.500 tiếng gây mệt mỏi cho người đọc khi theo dõi vấn đề. Và trong thời buổi cạnh tranh thông tin khốc liệt giữa các báo như hiện nay, việc dành một lượng lớn đất để đăng tải chuyên mục này cũng sẽ kéo theo có thể phải bỏ mất một số sự kiện quan trọng khác.
Tiểu kết chương 2
Thông qua khảo sát nội dung và hình thức phản biện của các bài viết trong chuyên mục Tham vấn và Phản biện, chúng tôi nhận thấy, các bài viết đã đề cập được những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước cũng như các vấn đề mang tính thời sự, bức thiết đối với đời sống của người dân. Trong đó, một mảng nội dung phản biện quan trọng của chuyên mục là về các vấn đề chính trị, thể hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của một tờ báo chính trị như Đại Đoàn Kết. Các vấn đề phản biện được tổ chức có hệ thống, lớp lang với nhiều ý kiến phân tích, đề xuất chuyên sâu của nhiều nhà trí thức, khoa học... Không chỉ mang tính chất bình luận đơn thuần, chuyên mục đã thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của nó đối với tờ báo cũng như kì vọng của Ban biên tập. Tuy nhiên, về hình thức thể hiện vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục để chuyên mục hấp dẫn, thu hút độc giả hơn.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG CỦA CHUYÊN MỤC “THAM VẤN VÀ PHẢN