Báo Đại Đoàn Kết và chuyên mục “Tham vấn và Phản biện”

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả truyền thông của chuyên mục Tham vấn và phản biện trên báo Đại đoàn kết (Trang 32)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Báo Đại Đoàn Kết và chuyên mục “Tham vấn và Phản biện”

2.1.1. Báo Đại Đoàn Kết

Trong dòng chảy của nền báo chí Việt Nam, Đại Đoàn Kết hôm nay may mắn được kế tục sự nghiệp vẻ vang của hai tờ báo tiền thân là Cứu Quốc và Giải Phóng.

Báo Cứu Quốc, cơ quan tuyên truyền của Tổng bộ Việt Minh phát hành số đầu tiên ngày 25/1/1942 tại làng Xuân Kỳ, nay thuộc xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội do Tổng Bí thư Trường Chinh làm Tổng biên tập. Trong điều kiện hoạt động bí mật, cơ sở vật chất thiếu thốn và cơ quan báo thường xuyên phải di chuyển địa điểm, báo Cứu Quốc vẫn ra được 30 số, không đều kỳ trong các năm từ 1942 đến 1945. Cùng với uy tín của Việt Minh ngày càng lan rộng, Cứu Quốc trở thành tờ báo phổ biến nhất trong các tầng lớp nhân dân thời bấy giờ. Bác Hồ là người theo dõi rất sát tờ báo và có hàng trăm bài viết đăng trên Cứu Quốc với bút danh: ĐX, QT, QTH, Hồng Liên, HL, Lê Quyết Thắng…

Cách mạng tháng Tám thành công, tờ báo chuyển về Hà Nội và phát hành công khai lần đầu tiên vào ngày 24/8/1945. Ban đầu báo ra 3 ngày 1 kỳ, từ ngày 10/9/1945 Cứu Quốc ra hàng ngày và trở thành tờ nhật báo lớn nhất thời bấy giờ, là tiếng nói hàng ngày của Đảng, Chính quyền, Mặt trận. Trong suốt 9 năm kháng chiến gian khổ, Cứu Quốc vẫn là tờ báo hàng ngày duy nhất, in khổ lớn, có nhiều chi nhánh ở các địa phương với số lượng phát hành lớn.

Để chuẩn bị thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt, từ tháng 7/1950, báo Cứu Quốc là Cơ quan tuyên truyền cổ động tranh đấu của Trung ương Liên Việt và Tổng bộ Việt Minh. Đến khi thống nhất hai Mặt trận thành Mặt trận Liên Việt, báo Cứu Quốc trở thành Cơ quan Trung ương của Mặt trận Liên Việt.

Tháng 9/1954 khi hòa bình được lập lại, theo chủ trương của Đảng, Cứu Quốc từ báo hàng ngày trở thành hàng tuần và hướng đến các đối tượng là các thành phần trong Mặt trận, chủ yếu là các tầng lớp tiểu tư sản trở lên. Ngày 10/9/1955, Mặt trận Liên Việt đổi tên thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cứu Quốc trở thành cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và hướng đến đối tượng tư sản và trí thức.

Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam ra đời (20/12/1960) đòi hỏi phải có một cơ quan ngôn luận chính thức để đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền và cổ động cho phong trào kháng chiến. Vì vậy, báo Giải Phóng được thành lập với những thành viên chủ lực ban đầu chính là những phóng viên báo Cứu Quốc. Giải Phóng ra số đầu tiên vào ngày 20/12/1964, nhân kỷ niệm 4 năm thành lập Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam do Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Mặt trận Huỳnh Tấn Phát làm chủ nhiệm. Sau này, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Mặt trận làm chủ nhiệm và đồng chí Kỳ Phương trực tiếp phụ trách.

Cứu Quốc và Giải Phóng đều ra đời do yêu cầu bức thiết của lịch sử, với những nhiệm vụ hết sức quan trọng, là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam. Vì vậy, khi khi nước nhà thống nhất, hai Mặt trận cũng thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì báo Đại Đoàn Kết ra đời, trở thành cơ quan ngôn luận chính thức. Số báo Đại Đoàn Kết đầu tiên được phát hành vào ngày 5/2/1977 với 18

trang, khổ 29x42cm, bìa 4 màu rất đẹp và nội dung bài vở hấp dẫn, được bạn đọc yêu thích.

Từ một tờ tuần báo, Đại Đoàn Kết đã ra thêm ấn phẩm Đại Đoàn Kết nguyệt san từ tháng 4/1991. Tháng 7/1995 báo ra 2 kỳ/tuần. Từ ngày 31/8/1998, báo ra thêm tờ Cuối tuần 16 trang, in 4 màu. Kể từ số báo ra ngày 23/9/2009, Đại Đoàn Kết đã phát hành liên tục từ thứ 2 đến thứ 6. Và đến 9/1/2010, Đại Đoàn Kết ra thêm số thứ 7. Đến 1/1/2012, Đại Đoàn Kết chính thức trở thành nhật báo với số lượng phát hành hàng vạn bản mỗi ngày, từ thứ 2 đến chủ nhật. Ngoài ra, báo còn có thêm chuyên đề Đại Đoàn Kết Dân tộc phát hành miễn phí đến đồng bào các dân tộc thiểu số trên khắp cả nước. Kể từ tháng 9/2010, tờ Đại Đoàn Kết nguyệt san bộ mới với tên gọi Tinh Hoa Việt đã ra mắt độc giả với 68 trang, in màu. Phiên bản Đại Đoàn Kết online được cập nhật tại địa chỉ: http://daidoanket.vn.

Mỗi số báo hàng ngày bao gồm 16 trang, in 4 màu với nội dung bài vở đa dạng phản ánh sâu sắc tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trên khắp cả nước với những trang chính như: Thời sự, Tham vấn và Phản biện, Kinh tế - xã hội, Trên địa bàn dân cư, Văn hóa - Nghệ thuật, Sức khỏe – Thể thao, Khoa học – Giáo dục, Dân chủ - Pháp luật, Bạn đọc và tòa soạn, Quê hương - Hải ngoại, Quốc tế… Riêng số cuối tuần – số phát hành vào chủ nhật hàng tuần, ngoài trang Thời sự có thêm một số chuyên mục như: Trò chuyện cuối tuần, Vấn đề và dư luận, Kiều bào, Nếp nhà… Đây thực sự “là diễn đàn của mọi người yêu nước, yêu CNXH, đoàn kết xây dựng đất nước giàu mạnh” như chính tôn chỉ, mục đích mà báo đã đề ra ngay từ những ngày đầu. Với tư tưởng đại đoàn kết xuyên suốt trong quá trình phát triển hơn 70 năm qua, báo Đại Đoàn Kết đã góp phần tích cực thực hiện đại đoàn kết dân tộc như đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và Mặt trận.

2.1.2. Chuyên mục Tham vấn và Phản biện

Với mục đích đổi mới, nâng cao chất lượng báo Đại Đoàn Kết cả về nội dung và hình thức, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các tấng lớp nhân dân. Từ ngày 13/5/2009, báo Đại Đoàn Kết phát hành bộ mới in bốn màu, chuyên mục ổn định, báo cải tiến một số chuyên mục mới như có hai trang: Trên địa bàn dân cư, để chuyển tải đến bạn đọc các hoạt động phong phú của Mặt trận Tổ quốc các cấp, giới thiệu các kinh nghiệm hay, các điển hình tiên tiến và Tham vấn và Phản biện tập hợp ý kiến tâm huyết của các nhà trí thức có tên tuổi đóng góp xây dựng nhằm hoàn thiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước để các chủ trương chính sách thực sự đi vào cuộc sống, đúng ý Đảng, hợp lòng dân.

Nhìn lại lịch sử phát triển của báo Đại Đoàn Kết (trước đó là Cứu quốc, Giải Phóng) có thể thấy rõ việc ra đời chuyên mục Tham vấn và Phản biện trong giai đoạn này là chủ trương đúng đắn và phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động của tờ báo kể từ ngày đầu thành lập. Sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thành lập, ngày 12/19/1976, Ban bí thư Trung ương Đảng ra quyết định số 1812-QĐ/TW về tờ báo chung của Mặt trận và khẳng định “đây là một tờ báo chính trị”. Tờ báo có nhiệm vụ “tuyên truyền động viên các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận thống nhất, chủ yếu là các tầng lớp tiểu tư sản, tư sản, trí thức, các nhân sỹ yêu nước và tiến bộ, đồng bào các dân tộc, các tôn giáo trong cả nước, các nhà công thương nghiệp ở Việt Nam, tăng cường đoàn kết với giai cấp công nhân và liên minh công nông, phát huy lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất, ra sức thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, nhằm góp phần một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất xã hội chủ nghĩa”.

Trong suốt quá trình hoạt động, báo Cứu quốc - Đại Đoàn Kết đã luôn bám sát mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và Mặt trận, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao với tư cách là Cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân.

Chính vì vậy, khi Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X trao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyền được phản biện lại những chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, báo Đại Đoàn Kết đã quyết định xây dựng trang Tham vấn - Phản biện đặt cố định ở vị trí trang 12 của mỗi số báo.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả truyền thông của chuyên mục Tham vấn và phản biện trên báo Đại đoàn kết (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)