Khảo sát nội dung phản biện xã hội của các bài viết trong chuyên mục

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả truyền thông của chuyên mục Tham vấn và phản biện trên báo Đại đoàn kết (Trang 36)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Khảo sát nội dung phản biện xã hội của các bài viết trong chuyên mục

nhìn Đại Đoàn Kết. Tùy vào sự kiện, vấn đề thời sự diễn ra trong ngày mà Ban biên tập và Thư ký tòa soạn quyết định lựa chọn đặt hàng bài viết ở chuyên mục nào cho phù hợp. Thông thường, dù là bài viết theo thể loại nào nhưng khi đã được đưa vào trang 12 Tham vấn - Phản biện thì đều đã được lựa chọn, biên tập kỹ lưỡng và được giới thiệu tít và sapo ở bìa 1 của tờ báo. Điều đó khẳng định quan điểm nhất quán của Ban biên tập là luôn coi trang Tham vấn - Phản biện nói chung và chuyên mục Tham vấn và Phản biện nói riêng là đặc sản của tờ báo, thể hiện bản sắc riêng của Đại Đoàn Kết trong làng báo Cách mạng Việt Nam hôm nay.

2.2. Khảo sát nội dung phản biện xã hội của các bài viết trong chuyên mục Tham vấn và Phản biện chuyên mục Tham vấn và Phản biện

Như đã nói ở trên, chúng tôi lựa chọn thời gian khảo sát là trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm năm 2012 vì đây là thời gian gần với việc thực hiện luận văn nhất nên thông tin sẽ được cập nhật hơn cả. Ngoài ra, kể từ ngày 1/1/2012, Đại Đoàn Kết từ 6 số/tuần đã ra thêm số chủ nhật. Như vậy, không kể số cuối tuần (chủ nhật) thiên về giải trí, văn hóa – nghệ thuật nhiều hơn nên không có trang Tham vấn – Phản biện, 6 số báo còn lại đều duy trì đều

đặn trang này. Chuyên mục Tham vấn và Phản biện hầu như số nào cũng xuất hiện.

Về hệ thống đề tài, chuyên mục được triển khai khá đa dạng, phong phú, được phân chia theo các lĩnh vực của cuộc sống. Trong mỗi lĩnh vực lại tập trung đi vào một số vấn đề, sự kiện chính xảy ra trong thời gian đó. Chúng tôi tạm chia các sự kiện, hiện tượng, vấn đề được thể hiện trong chuyên mục thành hai nội dung chính: Chính trị và các vấn đề khác. Do thời gian khảo sát kéo dài trong hai năm 2011 và 2012 trong khi các sự kiện, hiện tượng được đề cập tương đối rộng và phức tạp, không dễ dàng xác định được nội dung tham vấn, phản biện một cách chính xác nên sự phân chia của chúng tôi cũng chỉ mang tính chất tương đối. Nhiều vấn đề được chọn là trung gian giữa các mảng chính trị và kinh tế, văn hoá và giáo dục, chính trị và y tế… nên rất khó xác định rạch ròi nó thuộc nội dung nào. Hơn nữa, một tác giả lại có cách trình bày, lập luận khác nhau, nhiều khi có những liên tưởng, so sánh với nhiều sự việc, hiện tượng khác nên không hề dễ dàng cho chúng tôi trong việc xếp bài viết thuộc hoàn toàn một nội dung nào. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra bản thống kê các bài báo trong chuyên mục Tham vấn và Phản biện theo các nội dung đăng trên báo Đại Đoàn Kết trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012.

Bảng 1: Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ các bài trong chuyên mục Tham vấn và Phản biện theo nội dung trên báo Đại Đoàn Kết trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012.

Báo Đại Đoàn Kết Chính trị Vấn đề khác Tổng Năm 2011 Số bài 117 79 196 Tỷ lệ (%) 60 40 100 Năm 2012 (6 tháng đầu năm) Số bài 66 81 147 Tỷ lệ (%) 45 55 100

Thông qua quá trình khảo sát có thể kể đến một số vấn đề chính được đưa ra phản biện ở mỗi nội dung cụ thể. Chúng tôi xin đi sâu trình bày một số vấn đề cụ thể, nổi bật thuộc mỗi nội dung nhằm chỉ ra nghệ thuật của các cây bút thường xuyên cộng tác với chuyên mục Tham vấn và Phản biện trong việc chọn đề tài.

2.2.1. Phản biện các vấn đề chính trị

Với nhiệm vụ là một tờ báo chính trị, báo Đại Đoàn Kết luôn bám sát các vấn đề chính trị quan trọng, có ý nghĩa lớn và ảnh hưởng đến toàn dân tộc. Vì vậy, trong rất nhiều vấn đề thời sự nóng bỏng, các sự kiện lớn xảy ra mỗi ngày, báo Đại Đoàn Kết đều tích cực kịp thời phản ánh nhưng vấn đề được lựa chọn để thực hiện tham vấn, phản biện luôn được cân nhắc kỹ càng, vừa mang tính thời sự nhưng cũng phải thể hiện bản sắc của một tờ báo chính trị.

Nhìn lại dòng chảy sự kiện thời sự năm 2011, không thể không nhắc đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, diễn ra từ ngày 12 đến 19-1-2011 tại Hà Nội. Chủ đề của Đại hội là “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đại hội

đã bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí Thư. Nhân dịp này báo mở chuyên mục Chào mừng Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI, kịp thời phản ánh diễn biến của Đại hội. Đồng hành cùng với sự kiện trọng đại này của dân tộc, chuyên mục Tham vấn và Phản biện của báo Đại Đoàn Kết đã đăng tải các ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với Đại hội, dư luận quốc tế về đại hội. Cụ thể, đó là vệt bài: Cuộc Tổng tuyển cử 6-1-1946: Thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc (04/01/2011); Đảng lãnh đạo toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập và khánh chiến, kiến quốc (1930-1954) (07/01/2011); Hôm nay, khai mạc trọng thể Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: Cùng dân tộc đồng hành (12/01/2011); Hồ Chủ tịch- Linh hồn của Đại Đoàn Kết (13/01/2011); Mỗi lần Đại hội Đảng lại càng nhớ Bác Hồ (18/1/2011)...

Như trong bài Hôm nay, khai mạc trọng thể Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: Cùng dân tộc đồng hành, TS. Nguyễn Viết Chức đã chỉ ra rằng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI không chỉ là sự kiện của riêng một người dân nào mà của toàn dân tộc: “Có thể nói trẻ, già, trai, gái ở trong nước cũng như

ở ngoài nước, hễ là người Việt Nam ai cũng có quyền và trách nhiệm, tình cảm xây dựng đất nước thông qua việc góp ý vào các dự thảo văn kiện chuẩn bị Đại hội của Đảng. Có hàng ngàn ý kiến khác nhau được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, hàng vạn ý kiến rất tâm huyết gửi về các cơ quan hữu quan chuẩn bị Đại hội của Đảng. Điều đó thể hiện mối quan tâm sâu sắc của toàn xã hội với công việc của Đảng mà không phải ở đâu, đảng nào cũng có được. Các ý kiến rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau bởi được gửi từ nhiều người ở các tầng lớp, hoàn cảnh chính trị, kinh tế xã hội rất khác nhau. Quan điểm, cách đánh giá các vấn đề của đất nước và vai trò trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ, đặc biệt trong giai

đoạn đổi mới hiện nay với góc nhìn rất đa dạng, nhưng có thể tập hợp trong các nội dung chính như sau:

Thứ nhất, về vai trò và trách nhiệm của Đảng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước được khẳng định trong trang sử vẻ vang của Đảng và của toàn dân tộc...

Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa....

Thứ ba, về vấn đề xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh, là đạo đức, là văn minh....”

Sau Đại hội, báo mở chuyên mục Đưa nghị quyết Đại hội XI của Đảng vào cuộc sống. Chuyên mục này đăng tải các bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà hoạt động văn hóa – nghệ thuật, nhằm quán triệt nghị quyết đại hội, đồng thời phân tích những vấn đề cơ bản trong các văn kiện của đại hội. Cụ thể, loạt 5 bài: Bài 1: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc - một chủ đề của Đại hội XI (24/01/2011), Bài 2: Những tin vui từ Đại hội (24/01/2011); Bài 3: Bước tiến của dân chủ qua Đại hội Đảng lần thứ XI (25/01/2011); Bài 4: Đại hội XI và vấn đề quyền lực Nhà nước (27/01/2011); Bài 5: Quan niệm mới về bản chất của Đảng trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) của Đại hội XI (28/01/2011). Loạt bài này được thực hiện có lớp lang, triển khai nhiều mặt, nhiều khía cạnh của vấn đề với những bài viết của những bài phân tích sâu, lý luận sắc bén trong sự so sánh với các kỳ đại hội trước. Điển hình như ở bài 3, GS.TSKH Phan Xuân Sơn đã chỉ ra một bước tiến của dân chủ biểu hiện qua Đại Đại hội Đảng lần thứ XI, đặt trong sự so sánh đối chiếu với các Đại hội trước:

“Trong các cuộc thảo luận về các Văn kiện Đại hội, tính dân chủ đã

được nâng cao. Hàng nghìn ý kiến đóng góp trong các cuộc thảo luận ở các đoàn, ở hội trường với tinh thần sôi nổi, thẳng thắn, có thảo luận, có tranh

luận. Vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định là “hình thức quan trọng để đảm bảo dân chủ... Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI sẽ xây dựng quy chế, tạo điều kiện cho mọi đảng viên có cơ hội chất vấn, tạo không khí dân chủ trong sinh hoạt Đảng”. Đại hội lần thứ XI của Đảng cũng thể hiện bước tiến mới về đổi mới, dân chủ trong công tác nhân sự, từ khâu giới thiệu nhân sự đến khâu bầu cử tại Đại hội, nổi bật nhất là hiếm có Đại hội nào có số dư để bầu nhiều như Đại hội XI. Đây cũng là Đại hội đầu tiên mà các đại biểu đã đề cử ngay tại Đại hội những người mà họ thấy có đủ tiêu chuẩn và trong số đó đã có người trúng cử. Đây cũng là Đại hội mà có những người được BCH khoá trước giới thiệu nhưng không trúng cử...”. Nhưng không chủ quan trước những thành tựu đã

đạt được, bài báo nhấn mạnh: “Tuy nhiên như Đai hội đã nhận định: “Nền

dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân chuyển biến chậm. Còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội .

Con đường dân chủ hoá còn dài và còn nhiều chông gai. Đảng viên và nhân dân còn kỳ vọng vào những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa tới mục tiêu dân chủ. Dân chủ trong Đảng, dân chủ ngoài xã hội và dân chủ cho cả đất nước từ lựa chọn nhân sự, thể thức bầu cử, cho đến quyết định và tổ chức thực hiện những quyết định liên quan đến quốc kế, dân sinh mà Đảng nắm sứ mệnh lãnh đạo.”

Năm 2011, một sự kiện chính trị được nhân dân cả nước trông đợi, quan tâm đó là bầu cử Quốc hội khoá XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 với những vấn đề liên quan như ứng cử, bầu cử, trách nhiệm nặng nề của những người tham gia ứng cử cũng như bầu cử. Đây là sự

kiện chính trị có ý nghĩa to lớn với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Ngày bầu cử diễn ra vào 22/5 nhưng trước đó, trên chuyên mục Tham vấn và Phản biện đã có nhiều bài viết xoay quanh việc đại biểu tự ứng cử, trách nhiệm nặng nề của những người tham gia ứng cử cũng như mọi công dân khi cầm lá phiếu trên tay. Báo Đại Đoàn Kết là cơ quan ngôi luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức liên minh chính trị có quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thương lựa chọn giới thiệu người ứng cử để cử tri bầu làm đại biểu Quốc hội, nên không những tập trung phản ánh đưa tin về diễn biến của cuộc bầu cử mà còn đi sâu phân tích nhiều vấn đề có liên quan từ trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Cụ thể, báo tổ chức loạt bài về tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân,về tiêu chuẩn đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân, về trách nhiệm của cử tri, về đổi mới hoạt động của Quốc hội, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân... Loạt bài viết này có sự tham gia của một số vị nguyên là lãnh đạo Quốc hội các khóa gần đây, đại biểu Quốc hội khóa XII, một số vị lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng nhiều nhà khoa học, nhà báo có tên tuổi trong làng báo chí Cách mạng Việt Nam... Tiêu biểu có thể kể đến một số bài báo như: Hồ Chí Minh về Quốc hội và “Nhà nước pháp quyền” (21/02/2011); Hiệp thương bầu cử và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc (02/03/2011); Dân trao quyền và bảo đảm quyền của dân (28/02/2011); Yêu cầu của cử tri đối với đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (11/03/2011); Về chất lượng và cơ cấu trong bầu cử đại biểu Quốc hội (07/03/2011); Người tự ứng cử không phải là cơ cấu trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân (16/03/2011); Cần phát huy tốt vai trò của các hội nghị cử tri (18/03/2011); Gắn bó có trách nhiệm với cử tri hơn nữa (21/03/2011); Mặt trận làm gì để nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội? (23/03/2011)...

Luật sư Trần Ngọc Nhẫn trong bài viết của mình đã có những góp ý thẳng thắn đối với hoạt động của Mặt trận, làm sao để nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, câu hỏi vốn được đặt ra nhiều lần trước mỗi kỳ bầu cử nhưng luôn cần những ý kiến xây dựng tâm huyết, kịp thời và am hiểu sâu sắc vấn đề bởi như chúng ta đã biết, ở mỗi giai đoạn phát triển lại cần có những thay đổi phù hợp với thời cuộc, hợp ý Đảng, lòng dân: “Để góp phần nâng

cao chất lượng đại biểu Quốc hội khoá XIII, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần thực hiện có hiệu quả một số nội dung công việc liên quan đến công tác hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội, cụ thể như sau:

Một là, giám sát chặt chẽ việc tiến hành các bước giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi công tác, nơi làm việc của người được giới thiệu ứng cử.

Hai là, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức tốt hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú của những người ứng cử đại biểu Quốc hội, bảo đảm dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Tại hội nghị này, cần công khai bản kê khai tài sản thu nhập của người ứng cử để cử tri giám sát và đóng góp ý kiến.

Ba là, giám sát việc xác minh các vụ việc do cử tri nêu đối với người ứng cử thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của quy trình hiệp thương bầu cử, bảo đảm dân chủ, công tâm và khách quan. Đây là cơ sở rất quan trọng để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiến hành hội nghị hiệp thương thoả thuận lựa chọn được những người có đủ tiêu chuẩn giới thiệu để cử tri bầu làm đại biểu Quốc hội.

Bốn là, bố trí cơ cấu để có tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp xã hội trong Quốc hội, nhất là cơ cấu kết hợp (nữ, dân tộc, trẻ tuổi, người ngoài Đảng) song không vì cơ cấu mà xem nhẹ tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu Quốc hội mà cần đặt tiêu chuẩn chất lượng lên hàng đầu thì mới lựa chọn

giới thiệu được những người có đức có tài để cử tri bầu làm đại biểu Quốc hội, xứng đáng là người đại diện cho mình hoạt động trong cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Không vòng

vèo, tác giả đưa ra 4 luận điểm cơ bản cần thực hiện đổi mới. Đó là những góp ý tâm huyết của một người đã nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này và

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả truyền thông của chuyên mục Tham vấn và phản biện trên báo Đại đoàn kết (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)