Nâng cao năng lực thực hiện công trình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác dự thầu tại chi nhánh Sông Đà 707 (Trang 43)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC DỰ THẦU Ở CHI NHÁNH

3.2.3:Nâng cao năng lực thực hiện công trình

Năng lực thực hiện thầu thể hiện nhà thầu có hay không có khả năng thi công trình như trình bày trong hồ sơ kỹ thuật vì vậy đây là một yếu tốt hết sức quan trọng để chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu. Do đó nâng cao năng lực thực hiện thầu là nâng cao khả năng trúng thầu của chi nhánh. Chi nhánh cần thực hiện các chính sách:

•Việc đầu tiên để nâng cao khả năng thực hiện thầu là đầu tư mua sắm máy móc thiết bị. Do những yêu cầu ngày càng cao về kỹ thuật, cũng như độ phức tạp của các công trình nên máy móc công nghệ cũng phải không ngừng được cải tiến và thay thế cho phù hợp. Đánh giá về chi nhánh Sông Đà 707, với tầm vóc của mình và với số vốn không nhiều việc mua sắm trang thiết bị đắt tiền sẽ là hết sức khó khăn tuy nhiên cũng không phải là không thể làm được. Và xét cho cùng việc đầu tư vào máy móc, thiết bị và công nghệ là chiến lược lâu dài và quan trọng để chi nhánh có thể đáp ứng ngày một tốt hơn những yêu cầu khắt khe của thị trường.

điều kiện cụ thể để có thể đạt được những lợi ích cao nhất:

- Có một khả năng cung cấp tài chính ổn định để đầu tư vào máy móc, trang thiết bị, nên sử dụng nguồn vốn vay dài hạn và các nguồn vốn khấu hao của chi nhánh.

- Chi nhánh trang bị cho mình một đội ngũ những cán bộ kỹ thuật có kiến thức và thực tết để có thể điều khiển hoạt động của máy móc hiện đại đồng thời nắm bắt thông tin để đánh giá xem xét khi nào thì cần phải cải tạo, mua mới hoặc kết hợp cả hai hình thức này.

Có thể thực hiện một số giải pháp sau:

- Trước hết phải nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc có sẵn: lựa chọn phương án cơ giới xây dựng tối ưu, phân phối áy móc hợp lý theo tiến độ thi công, phân bố máy móc theo các địa điểm xây dựng và mặt bằng hợp lý, điều phối máy móc giữa các công trường. Có kế hoạch cải tiến sử dụng máy móc nhằm nâng cao hệ thống sử dụng máy theo công suất.

- Đổi mới máy móc theo các hình thức:

+ Chuyển giao công nghệ thông qua liên doanh với các chi nhánh khác hoặc liên doanh với nước ngoài. Đây là giải pháp quan trọng và hữu hiệu đối với chi nhánh trong điều kiện còn hạn chế về kỹ thuật. Bởi vậy mở rộng quan hệ liên kết, chi nhánh sẽ tận dụng được nhiều công nghệ kỹ thuật thi công của đơn vị bạn. Hơn nữa theo phương án này, chi nhánh sẽ nâng cao năng lực kinh tế kỹ thuật của mình mà không cần phải bỏ vốn đầu tư. Tuy nhiên để thực hiện phương án này, chi nhánh cần phải có khả năng đàm phán ngoại giao tốt và ưu thế vượt trội một lĩnh vực nào đó.

+ Mua mới công nghệ bằng vốn tự có, vay ngân hàng. Chú ý tính toán kỹ lưỡng hiệu quả của máy móc đó mang lại thông qua các chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn, thu nhập hiện tại ròng, tỷ suất hoàn vốn nội bộ

+ Thuê tài chính: theo phương thức thuê tài chính chinh nhánh sẽ đi thuê các tài sản cố định về hoạt động và được quyền sử dụng, tính khấu hao nhưng không có quyền sở hữu, hết hợp đồng chi nhánh được phép mua lại tài sản với giá hợp lý.

Hoạt dộng kiểm tra chất lương máy móc phải được tiến hành thường xuyên. Hoạt động này giúp cán bộ quản lý biết máy nào chýa phát huy hết tác dụng, máy nào hỏng,…xác ðịnh chính xác tiến ðộ thi công hợp lý. Các máy móc thiết bị chuyên dụng cần được các cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, tŕnh độ chuyên môn

đánh giá kiểm tra.

•Thực hiện thi công theo thiết kế đã được duyệt, tuân thủ đúng các quy trình, quy phạm kỹ thuật, áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xậy dựng đã quy định. Sử dụng vật liệu, cấu kiện xây dựng đúng kích thước, chủng loại và đảm bảo về chất lượng. Tổ chức kiểm tra, thí nghiệm vật liệu theo quy định. Kiên quyết không đưa vật liệu không đảm bảo chất lượng vào công trình

•Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình

Chủ đầu tư bỏ vốn xây dựng công trình với mong muốn đảm bảo chất lượng đem lại lợi ích cao cho họ, chính vì vậy chi nhánh muốn tham dự thầu và trúng thầu phải chứng tỏ được trình độ quản lý và đảm bảo khả năng thi công công trình với chất lượng cao. Để thực hiện tốt điều này với quy mô của mình, chi nhánh nên thực hiện chia nhỏ quản lý theo các bước:

- Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế.

Đây là giai đoạn rất quan trọng vì nó định hướng cho công tác thi công công trình đạt hiệu quả cao, tránh sai sót về mặt kinh tế - kỹ thuật có thể gây hậu quả lớn như: thi công công trình không đúng tiêu chuẩn kỹ thusật đặt ra. Trong giai đoạn này, bản vẽ kỹ thuật thi công đều thể hiện những thông số kỹ thuật đã được phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng mà sản phẩm sản xuấ ra phải tuân thủ. Thông thường, các yêu cầu chất lượng công trình được nhà thiết kế kỹ thuật đại diện cho chủ đầu tư ấn đinh, chi nhánh cần phải xây dựng hệ thống quản lý đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách tập hợp đội ngũ kiến trúc sư có trình độ, kinh nghiệp thực tế để khảo sát thiết kế, bóc tách bản vẽ và thực hiện triển khai thiết kế thi công.

- Quản trị chất lượng nguyên vật liệu, chế phẩm và thiết bị

Đây là biện pháp quan trong đảm bảo chất lượng công trình. Vì chất lượng nguyên vật liệu hình thành nên thực thể công trình. Chi nhánh cần phải kiểm tra nguyên vật liệu và thiết bị thi công công trình trước khi đưa vào xây dựng, kiểm tra tình hình cung ứng vật tư, nguyên vật liệu đúng số lượng và chất lượng, chủng loại và thời gian cung ứng suốt quá trình thi công.

- Quản trị chất lượng trong thi công, xây lắp.

thi công cán bộ kỹ thuật cần phải kiểm tra cẩn thận, dút điểm từng phần công việc để đảm bảo công tác kiểm tra được tiến hành thường xuyên theo tiến độ công trình và đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng mới được phép thực hiện thi công xây dựng các công việc tiếp theo.

Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình thi công xây lắp thì các cán bộ kỹ thuật phải thực hiện các công việc sau:

+ Kiểm tra chất lượng các chi tiết, bộ phận, bán thành phẩm sau từng công tác xây lắp, phát sai sót và có biện pháp khắc phục kịp thời

+ Thiết lập và thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, thao tác thực hiện từng công việc

+ Kiểm tra thường xuyên máy móc thiết bị: độ an toàn, năng lực từng loại và có kế hoạch duy trì bảo dưỡng kịp thời máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công công trình.

+ Kiểm tra hiệu chỉnh thường kỳ các công cụ kiểm tra, đo lường chất lượng. Trong giai đoạn này, ở mỗi thao tác đều cần phải có cán bộ quản lý giám sát, kiểm tra chất lượng, hướng dẫn, chỉ đạo công nhân trên từng thao tác.

- Quản trị công trình trước khi nghiệm thu.

Đây là giai đoạn kiểm tra tổng thể công trình trước khi bàn giao và đưa vào sử dụng. Cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý chất lượng có trách nhiệm trước giám đốc về những sản phẩm mà mình đã nghiệm thu. Tuy nhiên để quá trình kiểm tra có hiệu quả thì kiểm tra phải được thực hiện từ các công nhân trực tip xây dựng cho đến các các cán bộ quản lý. Chi nhánh phải khuyến khích các công nhân cho đến các cán bộ quản lý có trách nhiệm và ý thức trước sản phẩm mình tạo ra. Sau khi cán bộ kiểm tra thấy chất lượng đạt yêu cầu mới cho nghiệm thu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác dự thầu tại chi nhánh Sông Đà 707 (Trang 43)