D: Loại rất kém Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy
3.3.7. Nâng cao năng lực và chất lượng kiểm tra của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ
nội bộ
Thực tế, để nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế những RRTD có thể xảy ra thì phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng, chất lượng kiểm tra của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ được đánh giá rất cao.
Vì vậy, đề xuất các ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa việc đào tạo chuyên môn cũng như bố trí cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, để các cán bộ này có đủ khả năng và trình độ nhận biết, phát hiện ra những sai phạm cũng như những thiếu sót trong hồ sơ tín dụng của phòng khách hàng, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa sự thiệt hại về vốn cho ngân hàng.
Để công việc kiểm tra kiểm soát nội bộ có hiệu quả, đòi hỏi các cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ phải thỏa các yêu cầu sau:
• Phải có sự hiểu biết thông suốt về pháp luật, quy trình, quy định của ngành cũng như của hệ thống;
• Phải có trình độ năng lực chuyên môn cao;
• Phải có khả năng nhận định và phân tích tình hình tài chính tốt;
Ngoài việc cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ phải thỏa những yêu cầu trên. Trên thực tế, trong quá trình kiểm tra giám sát còn đòi hỏi cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ phải:
• Phát huy vai trò trong việc kiểm soát hồ sơ tín dụng;
• Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy định quy chế cho vay của hệ thống;
• Công việc kiểm tra giám sát phải được phản ánh một cách trung thực và kịp thời, khi phát hiện hồ sơ có sai sót thì phải có biện pháp chỉnh sửa và khắc phục ngay. Trường hợp không khắc phục được thì phải báo cáo về cấp trên để có biện pháp
chấn chỉnh và xử lý kịp thời, tránh trường hợp các cán bộ làm công tác kiểm tra giám sát vì cả nể, e dè, sợ va chạm mà bỏ qua những RRTD có thể xảy ra.
Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện tốt những điều này thì chắc chắn chất lượng QTRRTD sẽ có hiệu quả và ngày càng được nâng cao.