D: Loại rất kém Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy
2.3.5.2. Nguyên nhân chủ quan
Từ phía khách hàng vay vốn
• Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích
¾ Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích: Trên cơ sở phương án sử dụng vốn vay có hiệu quả, khách hàng được ngân hàng cấp tín dụng để thực hiện phương án SX-KD. Tuy nhiên, khách hàng đã đem cho vay lại với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch hoặc đầu tư vào những lĩnh vực có nhiều rủi ro mà Nhà nước đang có chủ trương thu hẹp cấp tín dụng như lĩnh vực bất
động sản, chứng khoán, vàng… vào thời điểm hiện nay. Khi khách hàng
không thu hồi được vốn đã đầu tư dẫn đến tình trạng chậm hoặc mất khả năng chi trả cho ngân hàng, gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng.
¾ Khách hàng giả lập phương án không có thật để vay vốn: Để tạo niềm tin trước ngân hàng, một số khách hàng vay (những người có ý đồ lừa đảo) thường thực hiện vay trả rất tốt ở các khoản vay nhỏ trong thời gian ngắn (khoảng 6-12 tháng) để gây ấn tượng và tạo sự tín nhiệm với ngân hàng. Sau đó, các khách hàng này sẽ lập phương án (không có thật) gửi đến ngân hàng xin vay vốn với số tiền lớn để thực hiện phương án kinh doanh, thu mua nông sản… Việc mua bán, kinh doanh hàng hóa được ngụy trang dưới các hợp đồng kinh tế không có thật, các chứng từ kinh doanh khống và kho bãi kinh doanh không thật (có thể mượn cơ sở kinh doanh của người khác làm cơ sở kinh doanh của mình) nhằm che mắt ngân hàng cho vay. Sau khi nhận được
tiền vay, khách hàng vay bỏ trốn khỏi địa phương làm cho việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
¾ Khách hàng vay lừa đảo bằng việc chiếm đoạt tài sản được hình thành từ vốn vay: Trong các hợp đồng cấp tín dụng cho khách hàng mà TSĐB được hình thành từ vốn vay (cho vay mua nhà trả góp, mua bất động sản, mua ô tô, mua phương tiện vận tải…) thì ngân hàng là người nhận và giữ giấy tờ sở hữu các tài sản này (đến khi khách hàng trả hết nợ, ngân hàng sẽ trả giấy tờ sở hữu này lại cho khách hàng). Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp do có sự quen biết giữa khách hàng, ngân hàng với các cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản được hình thành từ vốn vay nên các cơ quan này giao trực tiếp giấy tờ sở hữu tài sản cho khách hàng. Lợi dụng được sơ hở này, khách hàng vay mang giấy tờ sở hữu tài sản đi thế chấp hoặc cầm cố để đảm bảo cho một nghĩa vụ nợ khác.
• Trình độ và khả năng quản lý của khách hàng còn yếu kém
¾ Khách hàng đầu tư kinh doanh dàn trải, chiến lược kinh doanh không chuẩn xác: Thực tế, một số khách hàng do năng lực tài chính thấp, nguồn HĐKD chủ yếu từ vốn vay, nhưng lại mở rộng quy mô hoạt động quá lớn, chiến lược kinh doanh không được vạch ra cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác… dẫn đến việc khách hàng gặp nhiều trở ngại trong HĐKD như họ không đủ sức điều hành HĐKD, không có khả năng ứng phó với những biến động của thị trường, nhất là trong giai đoạn các chi phí đầu vào phục vụ hoạt động SXKD đều tăng cao như hiện nay, kể cả chi phí lãi vay cũng tăng quá cao… làm cho việc đầu tư kinh doanh không có hiệu quả, tình trạng thua lỗ kéo dài sẽ dẫn đến việc khách hàng bị phá sản và ngân hàng không thu hồi được vốn cho vay.
¾ Khách hàng đầu tư không khoa học: Việc khách hàng xây dựng và triển khai các phương án SXKD không khoa học, việc tính toán các khoản chi phí đầu tư chưa phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Bên cạnh đó, trình độ quản lý kinh doanh của khách hàng còn yếu sẽ làm cho khả năng thích ứng với những biến động của thị trường trở nên khó khăn, phương án kinh doanh không đem lại hiệu quả, gây thiệt hại cho khách hàng. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại và làm mất dần vốn của các phương án kinh doanh lẽ ra là sẽ rất khả thi trên thực tế.
• Khách hàng không có thiện chí trả nợ
Khi đã kết thúc chu kỳ kinh doanh, mặc dù kết quả kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận cao nhưng khách hàng cố tình không trả nợ theo đúng cam kết trong hợp đồng cấp tín dụng mà vẫn cứ muốn giữ lại khoản tiền vay đó để sử dụng cho các nhu cầu khác.
• Khách hàng cố tình cung cấp thông tin không chính xác
Trên thực tế, có một số doanh nghiệp muốn lừa đảo nên đã cung cấp số liệu không trung thực. Điều đó làm cho kết quả đánh giá của ngân hàng về tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động của khách hàng không còn chính xác, gây ra rủi ro cho ngân hàng khi quyết định cho vay các doanh nghiệp này.
Từ phía ngân hàng
• Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số nhân viên ngân hàng còn hạn chế
Nghiệp vụ tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng và lợi nhuận đem lại từ nghiệp vụ này là cao nhất so với các nghiệp vụ khác nhưng nguy cơ xảy ra RRTD cũng rất cao, vì vậy đòi hỏi cán bộ làm công tác tín dụng phải có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm… Thực tế tại các chi nhánh, có một số CBTD chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác tín dụng như chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc thẩm định hồ sơ tín dụng, trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa có khả năng phân tích đánh giá những hiệu quả của phương án mang lại, cũng như mức độ rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện phương án kinh doanh. Ngoài ra, một số CBTD chưa nghiên cứu kỹ các quy trình, quy chế cho vay hiện hành của VietinBank nên đã giải quyết hồ sơ khi chưa hội đủ điều kiện cho vay theo quy định, sai quy chế cho vay hiện hành. Chẳng hạn như:
¾ CBTD đã bỏ qua một số nguyên tắc tín dụng hiện hành, không quản lý giám sát chặc chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng, quyết định cấp GHTD và thực hiện giải ngân cho khách hàng khi chỉ chú trọng vào TSTC, chứ không chú trọng đến hiệu quả và tính khả thi mà phương án vay đem lại.
¾ Giải quyết cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp có kết quả kinh doanh lỗ (không thực hiện trình NHCTVN, khách hàng không có kế hoạch bù lỗ
theo quy định), không có căn cứ để xác định tính khả thi của phương án vay, giải ngân khi thiếu hồ sơ, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay…
¾ Hoặc CBTD không có nhận ra những gian lận của khách hàng khi thực hiện giải ngân như: Khách hàng nhận nợ vay để chuyển thanh toán tiền hàng nhưng thực chất người nhận tiền thanh toán và người vay đã có sự thông đồng, giải ngân sai đối tượng cho vay được quy định trong hợp đồng tín dụng…
Như vậy, những điều này là những nguyên nhân gây ra RRTD, làm cho nguy cơ mất vốn của ngân hàng tăng cao.
• Đạo đức nghề nghiệp của một số nhân viên ngân hàng chưa được xem trọng
Ngoài việc đòi hỏi trình độ chuyên môn phải cao, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng cũng cần phải được xem trọng. Nhưng thực tế vì lợi ích cá nhân, một số nhân viên ngân hàng đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cố ý làm trái quy định...
Chẳng hạn, CBTD đã:
¾ Định giá TSĐB quá cao so với giá trị thực của tài sản trên thị trường nhằm mục đích là rút tiền vay nhiều;
¾ Thực hiện giải ngân nhiều lần trong ngày để đảo nợ cho các khoản vay đến hạn (áp dụng đối với cho vay theo phương thức hạn mức);
Như vậy, những vi phạm này là nguyên nhân làm cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro trong quá trình thu hồi nợ vay, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã phân tích sơ qua thực trạng tình hình hoạt động và đi sâu phân tích thực trạng QTRRTD tại các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trong quá trình phân tích, việc nêu ra những kết quả đạt được, những tồn tại và đưa ra được những nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong công tác QTRRTD tại các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã giúp đưa ra cái nhìn tổng quát về
thực hiện công tác QTRRTD của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua cũng như xu hướng sắp tới.
Đối với những tồn tại thuộc về nội tại, các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phải nhanh chóng khắc phục; đối với những RRTD do biến động của nền kinh tế gây ra, các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phải có giải pháp phòng ngừa; còn những vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách thì các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm điều chỉnh kịp thời để chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao và công tác QTRRTD tại các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ngày càng có hiệu quả theo thông lệ quốc tế.