D: Loại rất kém Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy
3.3.1. Hoàn thiện việc chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Thực tế, việc thẩm định RRTD giữa phòng QLRRTD và phòng khách hàng đôi khi vẫn còn thực hiện một cách hình thức, có một số kết quả thẩm định chưa thực sự độc lập. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra RRTD cho ngân hàng. Vì vậy, đề xuất VietinBank sớm hoàn thiện việc chuyển đổi mô hình QTRRTD mới theo hướng tách bộ phận quan hệ khách hàng ra khỏi bộ phận thẩm định tín dụng,
nhằm đảm bảo tính độc lập giữa khâu tiếp thị và khâu thẩm định xét duyệt hồ sơ cho vay theo thông lệ quốc tế, giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, cũng như nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp… Thêm vào đó, chính sự giám sát của bộ phận QLRRTD đối với quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục.
Mô hình QTRRTD mới gồm các phòng ban với chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Phòng khách hàng: Có chức năng và nhiệm vụ là trực tiếp tư vấn và bán các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng; đi tìm kiếm, tiếp thị và chăm sóc khách hàng; thực hiện giải ngân, theo dõi, quản lý nợ, đôn đốc thu hồi nợ… Nghĩa là khi cán bộ phòng khách hàng đã khởi tạo được mối quan hệ tín dụng với khách hàng thì tiếp nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định hiện hành, sau đó sẽ chuyển giao toàn bộ hồ sơ của khách hàng sang phòng QLRRTD để tiến hành thẩm định khách hàng.
- Phòng QLRRTD: Bao gồm 2 bộ phận đó là bộ phận thẩm định tín dụng và bộ phận QLRRTD. Cụ thể:
• Bộ phận thẩm định tín dụng: Có chức năng và nhiệm vụ thẩm định tư cách khách hàng, thẩm định tình hình tài chính, thẩm định hiệu quả của phương án vay, thẩm định TSĐB và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng.
• Bộ phận QLRRTD: Có chức năng và nhiệm vụ thẩm định tín dụng độc lập; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, TSĐB; đề xuất tăng trưởng/hạn chế tín dụng theo nhóm khách hàng liên quan, ngành nghề, khu vực kinh tế; rà soát chấm điểm xếp hạng tín dụng; kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng và việc nhập dữ liệu vào hệ thống…
- Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: Có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra giám sát mọi HĐKD của ngân hàng; giám sát sự tuân thủ chế độ, quy trình, quy định cho vay hiện hành… để từ đó có những biện pháp ngăn ngừa RRTD xảy ra.