Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát khoản vay

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 77)

D: Loại rất kém Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy

3.3.6. Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát khoản vay

Trên thực tế, nguyên nhân để RRTD xảy ra không phải tất cả đều do phương án vay vốn kém hiệu quả hay do khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn do CBTD không thực hiện việc kiểm tra giám sát khoản vay chặt chẽ và thường xuyên, dẫn đến việc ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi khách hàng kết thúc phương án kinh doanh, cũng như không phát hiện kịp thời việc khách hàng có thể dùng nguồn tiền này để đầu tư vào các mục đích khác kém hiệu quả hay không minh bạch... Vì vậy, để phòng ngừa RRTD xảy ra, đề nghị các CBTD phải thực hiện công việc kiểm tra giám sát khoản vay một cách chặt chẽ và thường xuyên. Cụ thể:

• Khi thực hiện giải ngân, CBTD cần phải xem xét tính hợp lý giữa mục đích vay vốn, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các khoản chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng; đảm bảo việc giải ngân phải có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp kinh doanh đặc thù như chi trả lương công nhân viên, thanh toán tiền hàng cho người dân hay thanh toán cho những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ… khuyến khích khách hàng nhận nợ vay bằng hình thức chuyển khoản để việc kiểm soát mục đích sử dụng tiền vay của khách hàng được dễ dàng hơn.

• Phải có kế hoạch định kỳ đi kiểm tra tình hình hoạt động thực tế đối với từng khách hàng vay (tùy thuộc vào kết quả xếp hạng nội bộ, uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng…).

• Thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng phải dựa trên số liệu thực tế và các chứng từ gốc chứng minh hợp lệ.

• Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay phải thể hiện đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính, tình hình HĐKD, hàng tồn kho, công nợ của khách hàng, hiện trạng và giá trị TSĐB tại thời điểm kiểm tra… Để có thể đánh giá chính xác hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Đồng thời phát hiện kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay mang tính đối phó, qua loa.

• Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của RRTD như khi khách hàng vay thường xuyên chậm trả lãi, trả gốc, sự thay đổi của môi trường

kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh… để có những biện pháp xử lý chủ động và kịp thời khi RRTD có nguy cơ xảy ra.

• Cần vấn tin CIC thường xuyên để nắm bắt kịp thời tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng, từ đó có những biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời khi RRTD phát sinh.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)