Tình hình phân loại nợ

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 39)

N ăm 2006 2007 2008 2009 2010 30/06/2011 Chi nhánh

2.2.4. Tình hình phân loại nợ

Bảng 2.5-Tình hình phân loại nợ của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm.

Đơn vị tính: tỷđồng. Năm 2006 2007 2008 2009 2010 30/06/2011 Chỉ tiêu Nợ nhóm 1 2.927,60 3.569,33 4.120,75 5.044,76 7.164,13 8.230,00 Nợ nhóm 2 23,82 2,74 52,50 16,48 7,91 4,70 Nợ nhóm 3 4,06 3,02 103,06 3,09 4,82 4,60 Nợ nhóm 4 0,06 9,83 31,96 8,43 4,71 8,60 Nợ nhóm 5 0,03 3,20 3,93 11,80 0,00 3,90 Nợ xấu (từ nhóm 3 - nhóm 5) 4,15 16,05 138,95 23,32 9,54 17,10 T l n xu / tng dư n (%) 0,14 0,45 3,22 0,46 0,13 0,21

Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành ngân hàng trên tỉnh Đồng Nai qua các năm.

Mặc dù trong giai đoạn (2006-30/06/2011) nền kinh tế thị trường có rất nhiều biến động (nhất là từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 cho đến nay) nhưng dư nợ tín dụng của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai luôn tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước là khoảng 20%, riêng năm 2010 tốc độ tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2009 (tăng trưởng 40%), 06 tháng đầu năm 2011 tốc độ tăng trưởng mạnh (đạt 95% so với năm dư nợ 2010) nguyên nhân là do tất cả các chi nhánh đều đã giải quyết được nợ xử lý rủi ro và nợ tồn động của những năm trước, cho nên đây là giai đoạn thuận lợi để các chi nhánh đẩy mạnh hoạt động tín dụng.

Giai đoạn 2006-2007 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tính bình quân cho các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là thấp (dưới 0.5%), nằm trong giới hạn an toàn cho phép của NHNN (tối đa là 3%). Khi xét trong từng chi nhánh, tỷ lệ này chỉ phát sinh ở chi nhánh VietinBank KCN Biên Hòa (dưới 2%), các chi nhánh còn lại không phát sinh. Riêng năm 2008, tỷ lệ này có sự biến động mạnh, chủ yếu phát sinh từ chi nhánh VietinBank Long Thành (nguyên nhân như đã phân tích ở phần trên) làm cho tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh Long Thành tăng đột biến (48,6%) và chiếm 93,3% trên tổng nợ xấu của VietinBank trên địa bàn tỉnh. Điều này làm cho tỷ lệ nợ xấu trong nhóm các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng mạnh lên ở mức 3,2%, vượt quá giới hạn an toàn mà NHNN cho phép.

Bước sang giai đoạn 2009-30/06/2011, tuy nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm cho HĐKD của các khách hàng ngày một khó khăn hơn, kéo theo HĐKD của các ngân hàng cũng gặp nhiều trở ngại, nhưng thực tế đã cho thấy nợ xấu tại các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã dần được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu đã được khống chế ở mức thấp (dưới 0,5%).

Như vậy, các ngân hàng cần phải chú trọng đến công tác QTRRTD hơn nữa để có những giải pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng và phòng ngừa RRTD xảy ra nhằm hạn chế được những tổn thất do RRTD mang lại.

Những thiệt hại từ RRTD

RRTD luôn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, sự thiệt hại của ngân hàng sẽ tăng dần theo mức độ RRTD xảy ra, như:

¾ Khi RRTD xảy ra, ngân hàng sẽ dùng mọi biện pháp có thể để thu hồi vốn tín dụng càng sớm càng tốt, nhưng trên thực tế có trường hợp ngay cả khi xử lý hết TSĐB vẫn không thu hồi đủ số vốn tín dụng ban đầu, dẫn đến việc ngân hàng sẽ dần bị mất vốn.

¾ Theo quy định, khi nợ quá hạn phát sinh càng cao thì ngân hàng càng phải tăng mức trích lập dự phòng rủi ro, và việc tăng trích lập dự phòng rủi ro đồng nghĩa với việc làm tăng chi phí hoạt động, điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

¾ Khi lợi nhuận bị giảm thì nguồn tiền tích lũy cũng giảm dần, làm cho nguồn vốn tái đầu tư cho vay của ngân hàng ngày càng giảm, và như vậy quy mô HĐKD của ngân hàng ngày càng bị thu hẹp lại.

¾ Hệ lụy của những thiệt hại trên là làm mất dần tính thanh khoản của ngân hàng, làm cho tình hình tài chính của ngân hàng ngày một xấu đi.

¾ Một khi tình hình tài chính không mạnh, có chiều hướng giảm dần sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình mở rộng và phát triển mạng lưới của ngân hàng.

¾ Do VietinBank là ngân hàng TMCP, cổ phần đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán nên khi RRTD xảy ra thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao, điều này làm ảnh hưởng đến việc công bố thông tin.

¾ Làm uy tín, hình ảnh và thương hiệu của VietinBank bị suy giảm, làm giảm khả năng cạnh tranh với các TCTD khác.

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)