a) Hệ thống pháp lý
Mỗi một doanh nghiệp là thực thể trong một nền kinh tế. Doanh nghiệp được hình thành và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, tuân thủ các quy định chính sách nhà nước. Thông qua hệ thống pháp lý, nhà nước có thể điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động phân tích tài chính.
Rõ ràng là hệ thống pháp lý có tác động trên một khia cạnh nào đó của công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp. Ban hành các chế độ kiểm toán, kế toán
chung cho các doanh nghiệp, cũng như yêu cầu kiểm toán các báo cáo tài chính chính là góp phần làm cho các báo cáo tài chính trở nên trung thực hơn, chính xác hơn, cung cấp những thông tin chính xác cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
b) Yếu tố công nghệ
Thời đại hiện nay là thời đại của công nghệ thông tin, hầu như tất cả các giao dịch trong nền kinh tế đều có yếu tố kỹ thuật. Đặc biệt các thông tin cần sử dụng trong phân tích thông thường nhiều, tổng hợp từ nhiều nguồn, lưu trữ qua các năm nên số lượng khá lượng. Với sự trợ giúp của máy móc kỹ thuật, phần mềm kế toán, hay phân tích chuyên dụng thì công việc phân tích sẽ trở nên đơn giản dễ làm hơn rất nhiều.
Một doanh nghiệp có công nghệ phân tích tài chính tốt sẽ đưa ra những kết quả phân tích chính xác hơn, còn ngược lại nếu doanh nghiệp thiếu sự đầu tư, trang bị công nghệ thông tin hiện đại khiến cho quá trình thu thập đến phân tích, và xử lý số liệu đều tiến hành thủ công thì hoạt động phân tích tài chính sẽ kém hiệu quả
c) Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành
Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay là thấp khi so sánh với các tỷ lệ tương ứng với các doanh nghiệp có cùng điều kiện kinh doanh. Đối chiếu với tỷ số trung bình ngành, nhà quản lý biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH TẠI CÔNG TY CỔ