Phân tích cân đối tài sản, nguồn vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty Cổ phần thương mại thiết bị công nghiệp và ô tô (Trang 27)

a) Phân tích tình hình tài sản

Tài sản của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình tài sản trên bảng cân đối kế toán là xem xét sự biến đổng của từng khoản mục trong tài sản, và sự biến động chung của tổng tài sản, dựa trên việc so sánh số đầu kỳ với số cuối kỳ xét về mặt tuyệt đối, về tỷ lệ. Đồng thời xem xét sự thay đổi tỷ trọng của từng khoản mục tài sản để xác định xu hướng thay đổi của các khoản mục đó. Tự đó đưa ra nhận xét về tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Xem xét liệu cơ cấu tái sản của doanh nghiệp như vậy đã ổn chưa, có phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi đánh giá sẽ đi tìm nguyên nhân của sự thay đổi các khoản mục trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

Việc phân tích tình hình tài sản sẽ cho thấy được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp như thế nào. Để đánh giá về cơ cấu vốn thông thường sẽ lập bảng phân tích, bao gồm có cột tài sản của các năm, chênh lệch về số tuyệt đốt, và số

tương đối. Từ những thông tin ghi trên bảng các nhà phân tích sẽ tiến hành đánh giá và đưa ra các nhận định.

b) Phân tích tình hình nguồn vốn

Cũng như phân tích tình hình tài sản, phân tích tình hình nguồn vốn cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính. Đây là sự phân tích biến động của các mục nguồn vốn bằng việc so sánh các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên Bảng cân đối kế toán bằng cả số tương đối và số tuyệt đối để tìm hiểu về sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ, khả năng khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không.

Bên cạnh việc xem xét sự biến động theo thời gian của tổng số nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích còn xem xét sự tác động của vốn chủ sở hữu và nợ lên sự biến động của tổng nguồn vốn. Sự tăng hay giảm của vốn chủ sở hữu phản ánh sự tăng hay giảm tương ứng của nguồn vốn với một lượng như nhau, phản ánh tình hình tài trợ tài sản bằng số vốn của doanh nghiệp. Tương tự sự tăng hay giảm của NPT sẽ dẫn đến sự tăng hay giảm tương ứng của tổng số nguồn vốn với một lượng như nhau, phản ánh việc tài trợ tài sản bằng nguồn vốn chiếm dụng của doanh nghiệp. Tăng VCSH đồng nghĩa vơi việc doanh nghiệp tăng khả năng tự chủ, độc lập về mặt tài chính của mình. Còn ngược lại gia tăng các khoản NPT sẽ đồng nghĩa với giảm tính tự chủ tài chính.

Đồng thời cũng phải xem xét mối quan hệ cân đối giữa nguồn tài trợ ngắn hạn so với TSNH ; giữa nguồn tài trợ dài hạn so với TSDH . Từ đó đánh giá xem doanh nghiệp có đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính hay chưa.

1.2.8.3.Phân tích khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của DN

Mục tiêu cơ bản của việc phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh đối với một doanh nghiệp là tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng và xu hướng của thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Quá trình này tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

- Thu nhập, chi phí lợi nhuận có thực không và tạo ra từ những nguồn nào, sự hình thành như vậy có phù hợp với chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không.

- Thu nhập, chi phí, lợi nhuận thay đổi có phù hợp với đặc điểm chi phí, hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh hay không.

Việc xem xét này cần được kết hợp so sánh theo chiều ngang và so sánh theo chiều dọc các mục trên báo cáo kết quả kinh doanh trên cơ sở am hiểu về những chính sách kế toán, những đặc điểm sản xuất kinh doanh, những phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty Cổ phần thương mại thiết bị công nghiệp và ô tô (Trang 27)