Phân tích tổng quát tình hình tài chính của công ty cổ phần thiết bị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty Cổ phần thương mại thiết bị công nghiệp và ô tô (Trang 49)

được tiến hành chủ yếu bởi phòng tài chính kế toán, tuy chưa có phòng tài chính riêng biệt nhưng công tác phân tích tài chính vẫn diễn ra theo đúng quy trình của nó.

2.2. Thực trạng phân tích tài chính tại công ty thương mại thiết bị công nghiêp ô tô nghiêp ô tô

2.2.1. Thông tin sử dụng trong phân tích

Thông tin cần tổng hợp, sử dụng trong phân tích tài chính bao gồm cả thông tin trong doanh nghiệp và thông tin ngoài doanh nghiệp.

 Thông tin trong công ty chủ yếu sử dụng là được lấy từ các báo cáo tài chính từ phòng kế toán tài chính, bao gồm có bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cung cấp đầy đủ, chính xác các số liệu cần thiết cho phân tích tài chính.

 Thông tin ngoài công ty bắt đầu chú ý sử dụng là các số liệu liên quan của các công ty trong ngành, từ đó đưa ra so sánh và đưa ra những nhận xét hợp lý hơn về tình hình của công ty.

2.2.2. Phương pháp sử dụng phân tích

Có hai phương pháp chủ yếu mà công ty dùng trong phân tích tài chính đó là phương pháp phân tích so sánh và phương pháp phân tích hệ số. Trong phương pháp so sánh, công ty đánh giá sự biến động theo chiều ngang, biến động của bộ phận so với tổng thể. Trong phương pháp hệ số, công ty tính toán ra các chỉ số cần thiết để đánh giá tình hình tài chính hiện tại của công ty như thế nào.

2.2.3. Nội dung phân tích

2.2.3.1. Phân tích tổng quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần thiết bị công nghiệp và ô tô công nghiệp và ô tô

a) Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản

Phân tích sự biến động của tài sản sẽ cho người sử dụng thông tin biết được thực trạng nguồn lực kinh tế của công ty, cũng như đánh giá được tính hợp lý trong cơ cấu, và sự biến động của cơ cấu.

Bảng 2.2 : Kết cấu tổng tài sản của công ty CP thương mại thiết bị công nghiệp và ô tô qua các năm 2008,2009,2010

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ

tiêu Năm 2008Số tuyệt Năm 2009 Năm 2010

đối Tỷ lệ Số tuyệt đối Tỷ lệ (so 2008) Số tuyệt đối Tỷ lệ (so với 2009) TSNH 23597.39 1 97.01% 6952.97 94.37% 8661.18 95.04% TSDH 726.08 2.99% 414.46 5.63% 452.09 4.96% Tổng TS 24323.47 100.00 % 7367.44 100.00% 9113.27 100.00%

( Báo cáo tài chính tại công ty thương mại thiết bị CN và ô tô)

( Dựa số liệu bảng 2.2 )

Qua bảng phân tích cơ cấu và biểu đồ tài sản của Công ty Cổ phần thương mại thiết bị công nghiệp và ô tô có thể thấy rõ sự chênh lệch trong kết cấu tài sản của công ty. TSNH chiếm tỷ trọng rất lớn ( trên 94% ), còn TSDH chiếm tỷ trọng không đáng kể. Điều này chứng tỏ công ty đã dùng hầu như số nguồn vốn huy động được

để đầu tư vào TSNH, tỷ trọng này hơi cao nhưng vẫn là phù hợp với công ty mang tính chất là công ty thương mại chứ không phải công ty sản xuất.

Tổng tài sản có sự giảm mạnh vào năm 2009 từ 24323.47 triệu đồng năm 2008 xuống 7367.44 triệu đồng , sau đó nhích lên vào năm 2010 là 9113.27 triệu đồng. Sự giảm mạnh của TTS vào năm 2009 là do khi đó các doanh nghiệp ở Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, khiến cho hầu hết tất cả các doanh nghiệp chật vật trong việc kinh doanh. Đến 2010, nền kinh tế bắt đầu thoát khỏi khủng hoảng, TTS của doanh nghiệp tăng lên nhưng chưa nhiều. Việc TTS giảm hay tăng đều là do cả TSNH và TSDH giảm tăng tương ứng, nhưng chủ yếu vẫn là do TSNH đóng vai trò chủ yếu, và vẫn duy trì tỷ trọng khá đều của TSNH trong cơ cấu TTS. Năm 2008, tỷ trọng của TSNH là 97.01%, năm 2009 giảm xuống còn 94.37%, đến năm 2010 tăng nhẹ lên 95.04%. Trong TSNH tiền và các khoản tương đương tiền cùng với các khoản phải thu là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn. Sự thay đổi nhiều hay ít của TSNH cũng do hai nhân tố này thay đổi nhiều hay ít.

Như vậy, qua phân tích tình hình biến động của tài sản, ta thấy so với năm 2009 thì cơ cấu tài sản của công ty không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên để đánh giá xem cơ cấu của công ty như vậy đã là hợp lý chưa thì cần có thêm những chỉ tiêu khác nữa để đánh giá một cách chính xác hơn.

b) Phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn

Nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán thể hiện nguồn tài trợ và khả năng tài chính của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích khái quát nguồn vốn hướng đến đánh giá nguồn tài trợ, khả năng tài chính quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp.

Bảng 2.3: Kết cấu tổng nguồn vốn của công ty TM thiết bị CN và ô tô 2008-2010

Đv: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Tỷ trọng Năm 2009 Tỷ trọng Năm 2010

Chênh lệch tuyệt đối (so với 2009)

Tỷ trọng

Nợ phải trả 20152.59 82.85% 2117.76 28.74% 3848.99 1731.23 42.24% VCSH 4170.89 17.15% 5249.69 71.26% 5264.28 14.59 57.76% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng NV 24323.48 100.00% 7367.45 100.00% 9113.27 1745.82 100.00%

( Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2008-2010)

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty TM thiết bị CN và ô tô giai đoạn 2008-2010

( Nguồn: số liệu bảng 2.3)

Dựa vào bảng và biểu đồ về kết cấu của tổng nguồn vốn ta thấy sự biến động lớn trong kết cấu tổng nguồn vốn giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Năm 2008 tổng nguồn vốn là 24323.48 triệu đồng, trong đó NPT chiếm tỷ trọng là 82.85%, còn VCSH chỉ chiếm có 17.15% trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này là quá cao so với mức thông thường là 60-40, DN đang dựa vào công cụ đòn bẩy tài chính nhiều, tạo

khả năng sinh lời nhiều hơn, nhưng là nguy hiểm khi đến kỳ trả nợ DN không trả đủ cho các chủ nợ. Đến năm 2009, tổng nguồn vốn giảm xuống còn 7367.45, tỷ trọng của NPT giảm đột ngột xuống 28.74%, tỷ trọng VCSH tăng lên 71.26%. Đây là năm diễn ra khủng hoảng, công ty giảm mạnh nguồn vốn đầu tư vào TSNH, trong khi VCSH của công ty không thay đổi, làm cho khả năng tự chủ tài chính của công ty tăng lên. Sang đến năm 2010, có sự cân bằng hơn trong cơ cấu nguồn vốn, khi tỷ trọng NPT tăng lên mức 42.24%, và tỷ trọng của VCSH giảm đi còn 57.76%, sự gia tăng của tổng NV chủ yếu là do sự gia tăng của khoản mục NPT

Qua quá trình phân tích ta thấy quy mô của công ty sau những biến động của khủng hoảng đang được mở rộng dần dần, tuy nhiên quy mô của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn không thay đổi nhiều về mặt tuyệt đối, khi mà từ ngày thành lập công ty vẫn chưa tăng vốn điều lệ, sự gia tăng nếu có trong VCSH là do sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên sự điều chỉnh tỷ trọng của NPT về ngưỡng hợp lý hơn cũng là dấu hiệu cho thấy công ty đang chú trọng hơn về đảm bảo an toàn trong vay nợ.

c) Phân tích dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh

Phân tích tình hình doanh thu

Bảng 2.4: Tình hình doanh thu của công ty trong ba năm 2008 - 2010

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2009/2008 2010 2010/2009

Doanh thu 13494.53 25888.01 1.92 19118.01 0.74

Tình hình doanh thu tại công ty không ổn định có những biến động lớn qua các năm. Năm 2008 DT của công ty đạt ngưỡng 13494.53 triệu đồng, thì sang năm 2009 DT tăng mạnh lên 25888.01 triệu đồng tăng 12393.49 triệu đồng. Đây là con số khá ấn tượng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Nhưng sang đến năm 2010 thì doanh thu lại giảm xuống còn có 19119.01 giảm chỉ còn 74% so với năm 2009. Nguyên nhân là do công ty bị cạnh tranh gay gắt ở những mặt hàng về cung cấp các trang thiết bị cho các trường đại học, hay đại lý mà trước đây là thế mạnh của công ty. Hơn nữa nền kinh tế vẫn còn trong giai đoạn khủng hoảng nên nhiều hợp đồng của công ty không thực hiện được

Phân tích lợi nhuận tại công ty

Bảng 2.5 : Tình hình lợi nhuận của công ty CP TM thiết bị công nghiệp và ô tô năm 2008-2010

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

Lợi nhuận ST 172.978 20.581

Biểu đồ 2.4 : Tình hình lợi nhuận của công ty CP TM thiết bị công nghiệp và ô tô năm 2008-2010

( Dựa vào bảng 2.5)

Ở đây không xét đến năm 2008 vì khi đó lợi nhuận kế toán trước thuế là âm. Trong hai năm 2009 và 2010 LNST của công ty giảm, con số 20.581 triệu đồng vào năm 2010 là con số kết quả kinh doanh quá khiêm tốn so với số doanh thu mà công ty thu được là 19118.01. Điều này chứng tỏ công tác quản lý chi phí của công ty chưa được tốt dẫn đến lợi nhuận giảm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty Cổ phần thương mại thiết bị công nghiệp và ô tô (Trang 49)