Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 990;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng cơ bản (công trình xây dựng dân dụng (Trang 52)

2

Nguyễn Như Ý, Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, tái bản sửa chữa và bổ sung 2007.

tổng hợp1

. Các nguyên tắc này là nền tảng, cơ sở hình thành nên hệ thống các tiêu chuẩn cụ thể áp dụng trong công tác xác định giá trị tài liệu các công trình xây dựng dân dụng được nêu ở phần sau.

1.1. Nguyên tắc tính Đảng (Nguyên tắc chính trị)

Nguyên tắc tính Đảng là nguyên tắc quan trọng nhất khi xác định giá trị của bất kỳ một loại hình tài liệu lưu trữ nào. Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ khi xác định giá trị của tài liệu phải đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những tài liệu phản ánh đúng đắn chủ trương, đường lối của Đảng phải được giữ lại bảo quản vĩnh viễn vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc sau này. Tuy nhiên, áp dụng nguyên tắc này không có nghĩa là tài liệu của những công trình xây dựng của chính quyền cũ để lại đều không có ý nghĩa đối với sự nghiệp cách mạng hiện tại của nhân dân ta. Việc giữ lại tài liệu của những công trình này sẽ có nhiều tác dụng khi tiến hành tu bổ, sửa chữa (đối với những công trình còn đang sử dụng) hoặc dùng để nghiên cứu những phương pháp, tiến bộ khoa học công nghệ được áp dụng trong quá trình xây dựng, phục vụ công cuộc xây dựng Tổ quốc của nhân dân ta. Ví dụ công trình Cầu Long Biên mặc dù do thực dân Pháp xây dựng (1899-1902) nhưng lịch sử sử dụng cầu Long Biên đã chứng kiến các điểm cao trên thành cầu trở thành ụ pháo cao xạ chống máy bay Mỹ trong thời gian chiến tranh, vì vậy, dựa trên nguyên tắc tính Đảng, xét giá trị lịch sử và giá trị thực tiễn (đang sử dụng), tài liệu liên quan đến công trình Cầu Long Biên vẫn phải bảo quản giá trị vĩnh viễn tại các Lưu trữ lịch sử.

Tài liệu xây dựng là một trong những loại hình tài liệu quan trọng thể hiện quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, đầu tư, phát triển hạ tầng, cơ sở kỹ thuật của quốc gia. Do

1

vậy, những tài liệu thể hiện đúng đắn các đường lối, chính sách của Đảng thì cần phải xác định thời hạn bảo quản vĩnh viễn bởi những tài liệu này không chỉ có giá trị lịch sử cao mà còn là tài liệu tham khảo quan trọng cho các thế hệ sau vì từ những tài liệu này sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc hoạch định những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các giai đoạn tiếp theo.

Trong khối tài liệu xây dựng còn chứa đựng những tài liệu có giá trị, thể hiện tính ưu việt, tính khoa học của chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ khác. Đây cũng là những tài liệu có giá trị chứng minh tính khoa học của các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, những tài liệu này cũng cần được giữ lại vĩnh viễn khi tiễn hành xác định giá trị tài liệu.

Ví dụ: Công trình Quảng trường Trung tâm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng hơn 20 ha được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tháng 11 năm 2012 là quảng trường lớn nhất Việt Nam trong tương lai. Công trình này sẽ là nơi tổ chức các lễ hội văn hóa, sự kiên chính trị và là không gian công cộng cho người dân và du khách. Công trình này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng, phát triển hạ tầng, cơ sở kỹ thuật của đất nước, đồng thời thể hiện được tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa trong việc đảm bảo và phát triển quyền lợi của người dân, do vậy tài liệu hình thành trong quá trình xây dựng công trình này phải được thu thập bảo quản trong các lưu trữ lịch sử.

1.2. Nguyên tắc lịch sử

Tài liệu sản sinh ra trong bất kỳ thời đại nào cũng mang dấu ấn của thời đại đó. Vì thế, khi xem xét ý nghĩa của từng tài liệu cụ thể cần phải chú ý đến những đặc điểm lịch sử được phản ánh trong nội dung cũng như trên hình thức của tài liệu. Nói cách khác, cần phải có quan điểm lịch sử trong việc nghiên cứu và xác định giá trị của tài liệu để lựa chọn chúng một cách chính xác.

Quan điểm này đã được vận dụng khi quy định việc lưu trữ hồ sơ thiết kế công trình xây dựng: “Đối với công trình xây dựng có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quốc phòng, an ninh thì hồ sơ thiết kế công trình phải được lưu trữ quốc gia, thời hạn lưu trữ vĩnh viễn”1

. Quy định này cho thấy nguyên tắc lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định giá trị của tài liệu xây dựng.

Nguyên tắc lịch sử chỉ ra rằng khi xác định giá trị bất kỳ tài liệu của công trình xây dựng nào cũng cần phải đặt nó trong hoàn cảnh và điều kiện lịch sử đã sản sinh ra tài liệu đó. Theo nguyên tắc này có những tài liệu của một số công trình xây dựng không còn giá trị khoa học, thực tiễn nhưng đặt nó trong thời kỳ lịch sử đã sản sinh ra tài liệu thì nó có giá trị to lớn. Ví dụ tài liệu về những công trình mang kiến trúc Pháp được xây dựng ở Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đây là những tài liệu mà xét tại thế kỷ XIX là tài liệu của những công trình có quy mô và kiến trúc độc đáo, thể hiện nét kiến trúc của Hà Nội xưa. Tuy nhiên, xét tại thời điểm hiện nay, các công trình này có thể không còn hoặc ít có giá trị kinh tế, nhưng nó lại có giá trị lịch sử, khoa học to lớn, nhất là trong việc nghiên cứu lịch sử kiến trúc Việt Nam thế kỷ XX. Do vậy, những tài liệu này cần được xác định giá trị và định thời hạn bảo quản cao.

Nguyên tắc lịch sử còn thể hiện khi đánh giá tài liệu của một công trình xây dựng, người làm công tác lưu trữ không nên xuất phát từ hoàn cảnh và điều kiện lịch sử hiện tại để phân tích xem xét giá trị của tài liệu các công trình xây dựng đã sản sinh ra trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Thực tế, tài liệu của một số công trình xây dựng tính đến thời điểm hiện nay không còn có giá trị (có thể do công trình không còn tồn tại) nhưng bản thân những tài liệu đó lại ghi chép và phản ánh những đặc điểm phát triển của ngành xây dựng trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Những tài liệu xây dựng như vậy cần phải

được lưu trữ vĩnh viễn để làm tư liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử dân tộc và lịch sử phát triển của ngành. Ví dụ: Công trình Khách sạn Thăng Long (Khách sạn Hà Nội - D8 Giảng Võ, Ba Đình) được khánh thành vào năm 1980 có 11 tầng với chiều cao 38m. Với chiều cao này, Khách sạn Thăng Long đã từng là tòa nhà cao nhất Hà Nội trong nhiều năm. Vào thời điểm đó, Khách sạn Thăng Long hay “Tòa nhà 11 tầng” đã trở thành một trong những điểm nhấn mang tính biểu tượng của Hà Nội thời hậu chiến. Đồng thời, tòa nhà này cũng đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành xây dựng Việt nam tại thời điểm đó khi xây dựng được tòa nhà 11 tầng cao nhất cả nước. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng hiện nay, mặc dù chiều cao và giá trị kinh tế không nhiều, nhưng Công trình Khách sạn Thăng Long và những tài liệu liên quan đến công trình này vẫn phản ánh quá trình phát triển của đất nước sau chiến tranh và là một dấu ấn quan trọng trong lịch sử ngành xây dựng Việt Nam.

Ngoài ra, tài liệu của các công trình xây dựng liên quan đến các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, của Đảng, của các nhân vật lịch sử tiêu biểu… đều là những nguồn sử liệu quý giá. Theo nguyên tắc lịch sử thì những tài liệu xây dựng này có tính lịch sử cao, do vậy nó cần được xác định thời hạn bảo quản vĩnh viễn. Ví dụ: Công trình Hội trường Ba Đình khánh thành vào năm 1963 do các kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện và Trần Hữu Tiềm thiết kế. Mặc dù hiện nay công trình đã được dỡ bỏ năm 2008 để nhường chỗ cho dự án xây dựng Nhà Quốc hội mới nhưng trong lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, đây là nơi diễn ra nhiều kỳ họp của Quốc Hội, nhiều Hội nghị lớn của đất nước, do vậy, tài liệu liên quan đến công trình này chứa đựng nhiều giá trị lịch sử.

1.3. Nguyên tắc toàn diện và tổng hợp

Cùng với nguyên tắc tính Đảng, nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc toàn diện và tổng hợp cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng khi xác định giá trị của tài liệu xây dựng. Thực tế đã chỉ ra rằng, giá trị của tài liệu không chỉ bó hẹp ở một mặt, một khía cạnh nào. Điều này có nghĩa là khi xem xét giá

trị của tài liệu, phải nhìn nhận giá trị của tài liệu đó ở nhiều mặt khác nhau. Có thể tài liệu xây dựng của một công trình lịch sử, tuy đến nay không còn giá trị về kinh tế nhưng qua những tài liệu đó, người đọc có thể nghiên cứu, suy ngẫm về lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam hoặc lịch sử ngành xây dựng nước ta. Ví dụ tài liệu công trình Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội (Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô) vốn là một công trình kiến trúc phục vụ các buổi biểu diễn nghệ thuật, các hội nghị khoa học, triển lãm… Tuy hiện nay các chức năng này không còn sử dụng nhiều, giá trị kinh tế hạn chế những đây lại là công trình thể hiện lịch sử quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên Xô cũ, do vậy, tài liệu của công trình có giá trị bảo quản vĩnh viễn.

Nguyên tắc toàn diện và tổng hợp còn thể hiện ở chỗ khi xác định giá trị của các tài liệu xây dựng, chúng ta cần đặt những tài liệu đó trong mối quan hệ tổng thể với các tài liệu khác. Ví dụ các tài liệu về kiểm định chất lượng trang thiết bị lắp đặt trong công trình, nếu đặt tài liệu đó riêng lẻ thì sẽ không thấy hết được giá trị của tài liệu đó, nhưng khi chúng ta đặt những tài liệu này trong mối quan hệ với các tài liệu khác của cùng một công trình thì sẽ thấy nó có giá trị quan trọng trong hồ sơ hoàn công cũng như trong công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng.

Nguyên tắc tính Đảng, nguyên tắc lịch sử và nguyên tắc toàn diện và tổng hợp là những nguyên tắc cơ bản để xác định giá trị của bất kỳ một loại hình tài liệu nào. Các nguyên tắc này có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy khi xác định giá trị của tài liệu cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, tránh tình trạng vận dụng các nguyên tắc này một cách máy móc hoặc đứng trên lập trường quan điểm cá nhân để xác định giá trị tài liệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng cơ bản (công trình xây dựng dân dụng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)