Tiêu chuẩn về cấp công trình xây dựng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng cơ bản (công trình xây dựng dân dụng (Trang 68)

2 Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990.

2.9. Tiêu chuẩn về cấp công trình xây dựng

Việc phân loại và phân cấp các công trình xây dựng được quy định cụ thể trong Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 2 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư số 33/2009/TT- BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tài liệu của những cấp công trình được xác định giá trị bảo quản cao bao gồm:

- Các công trình cấp đặc biệt và cấp I theo Thông tư số 33/2009/TT- BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Theo Quy chuẩn này, các công trình cấp đặc biệt bao gồm các công trình có quy mô cấp quốc tế hoặc quốc gia; các công trình là các di tích quốc gia đặc biệt hoặc trụ sở của các cơ quan Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chủ tịch nước, Chính phủ.

Các công trình cấp I ngoài việc đạt tiêu chí phân cấp cao còn là các công trình cấp tỉnh, cấp ngành, công trình di tích quốc gia hoặc trụ sở Tỉnh ủy, UBND-HĐND tỉnh, bộ và cấp tương đương.

Ví dụ: Theo Thông tư số 33/2009/TT-BXD

+ Công trình Trụ sở làm việc và Hội trường tỉnh ủy Hậu Giang (2008- 2010) là Công trình có tầm quan trong cấp I (Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh, Bộ và cấp tương đương).

+ Công trình Tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và khu căn hộ cao cấp Gold Palace (Mễ Trì - Từ Liêm) có chiều cao 30 tầng và 4 tầng hầm là công trình cấp đặc biệt.

- Các dự án, công trình quan trọng quốc gia: Đây là các dự án đầu tư, dự án công trình được đầu tư tại Việt Nam hoặc đầu tư ra nước ngoài. Các dự án này có tổng vốn đầu tư lớn, bao gồm các dự án có ảnh hưởng (hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng) nghiêm trọng đến môi trường (ví dụ nhà máy điện hạt nhân…); Dự án hoặc công trình đầu tư tại địa bàn có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia; Dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh… Nhìn chung, đây là những công trình quan trọng vì một mặt, nó thể hiện sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, một mặt thể hiện sự phát triển của cơ sở hạ tầng quốc gia qua từng thời kỳ. Do vậy, những dự án, công trình này cần được bảo quản trong các lưu trữ lịch sử.

Khi vận dụng tiêu chuẩn về cấp công trình xây dựng cần đặc biệt tránh tình trạng vận dụng máy móc rằng chỉ tài liệu của các công trình cấp đặc biệt và cấp I mới có giá trị bảo quản vĩnh viễn, còn những tài liệu của công trình khác không có giá trị cao. Khi định thời hạn bảo quản cho tài liệu của một công trình phải xem xét giá trị của nó ở nhiều mặt khác nhau, có thể tài liệu

giá trị văn hóa đặc biệt mà tài liệu của nó cũng cần phải được lưu trữ lịch sử như tiêu chuẩn dưới đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng cơ bản (công trình xây dựng dân dụng (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)