6.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ, còn các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn, công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành.
Như vậy, có thể thấy: đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm. Tuy vậy, giữa hai khái niệm này vẫn có sự khác nhau nhất định. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn tổ chức kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất. Trong thực tế có những trường hợp một đối tượng kế toán chi phí sản xuất lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại.
Để thực hiện được đầy đủ chức năng kiểm tra và cung cấp thông tin về chi phí, giá thành một cách đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời phù hợp với yêu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thường xuyên xem xét tính hợp lý, khoa học cuả đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đã xác định. Khi có sự thay đổi cơ
cấu tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, yêu cầu quản lý, trình độ hạch toán… Kế toán chi phí sản xuất cần phải xác định lại phạm vi và giới hạn mà các chi phí cần tập hợp cho phù hợp.
6.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Tùy theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành… mà kế toán lựa chọn, vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp, đảm bảo tính đúng, tính đủ, tính chính xác giá thành thực tế của sản phẩm đã sản xuất. Các phương pháp tính giá thành cơ bản bao gồm:
- Phương pháp trực tiếp ( còn gọi là phương pháp giản đơn ). - Phương pháp tổng cộng chi phí.
- Phương pháp hệ số. - Phương pháp tỷ lệ. - Phương pháp liên hợp.
6.3. Vận dụng phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu.
6.3.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn.
Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, không có hoặc có rất ít sản phẩm dở dang như các doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản, các doanh nghiệp sản xuất động lực ( điện, nước, hơi nước, khí nén, khí đốt…). Do số lượng mặt hàng ít nên việc kế toán chi phí sản xuất được mở ở một sổ ( hoặc thẻ ) kế toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp ( giản đơn ) hoặc phương pháp liên hợp.
6.3.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tùy theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp,…
6.3.3. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức.
Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời, kế toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành ba loại: theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức.
Việc tính toán giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở các định mức tiên tiến hiện hành ngày đầu kỳ ( thường là đầu tháng ). Tùy theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phương pháp tính giá thành định mức khác nhau ( theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết, bộ phận sản phẩm rồi tổng hợp lại…)
Trường hợp thay đổi định mức diễn ra vào giữa tháng thì đầu tháng sau mới phát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toán quy định được gọi là chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mức, được hạch toán trên cơ sở các chứng từ báo động mang tín hiệu riêng hoặc theo phương pháp kiểm kê hay phương pháp pha cắt vật liệu.
6.3.4. Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ.
Trong các doanh nghiệp, việc tổ chức các bộ phận sản xuất phụ là để cung cấp sản phẩm, lao vụ phục vụ chủ yếu cho sản xuất – kinh doanh chính, ngoài ra có thể cung cấp ra bên ngoài.
Tùy theo đặc điểm công nghệ và mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất, kinh doanh phụ trong doanh nghiệp, phương pháp tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất, kinh doanh phụ có thể áp dụng khác nhau.
6.3.5. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục.
6.3.5.1 Tính giá thành phân bước theo phương án có bán thành phẩm.
Phương án này thường được áp dụng ở các daonh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở các bước có thể dùng làm thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án này là khi tập họp chi phí sản xuất cuar các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí và gọi là kết chuyển tuần tự theo sơ đồ 1.11
Sơ đồ 1.11: Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bước theo phương án có bán thành phẩm
6.3.5.2 Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm.
CP nguyên, vật liệu chính + CP chế biến bước 1 - Giá trị SPDD bước 1 = Giá thành bán thành phẩm bước 1 + Chi phí chế biến bước 2 - Giá trị SPDD bước 2 = Giá thành bán thành phẩm B 2 + CP chế biến bước 3 - Giá trị SPDD bước 3 … bán TP Giá trị B(n-1) + CP chế biến bước n - Giá trị SPDD bước n = thành thành Tổng giá phẩm
bước không bán ra ngoài. Theo phương án này, chi phí chế biến phát sinh ở từng giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành thành phẩm một cách đồng thời, song song nên còn gọi là kết chuyển song song mà không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ. Trình tự tính giá thành được khái quát qua sơ đồ 1.12.
Sơ đồ 1.12 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm