Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở cửa sông Văn Úc (Trang 36)

2.3.2.1. Phƣơng pháp phân tích mẫu và phƣơng pháp định loại bằng hình thái ngoài

- Các số đo (tính bằng mm):

Chiều dài toàn thân cá (L), chiều dài vây đuôi (L0), chiều dài mõm (r), đƣờng kính mắt (O), khoảng cách giữa hai ổ mắt (OO), chiều dài đầu (T), chiều cao nhỏ nhất của thân (h), chiều cao lớn nhất của thân (H), khoảng cách trƣớc vây lƣng (DA), khoảng cách từ vây lƣng đến vây đuôi (DB), khoảng cách trƣớc vây hậu môn (Y), khoảng cách trƣớc vây bụng (z), chiều dài cuống đuôi (p), chiều dài gốc vây lƣng (Dl), chiều dài gốc vây hậu môn (Al), chiều dài gốc vây ngực (Pl), chiều dài gốc vây bụng (Vl).

- Các số đếm:

+ Các loại vây và râu

Số râu hàm dƣới và số lƣợng tia vây lƣng (D), số lƣợng tia vây hậu môn (A), số lƣợng tia vậy ngực (P), số lƣợng tia vây bụng (V), số lƣợng tia vây đuôi (C).

Tia cứng các vây ký hiệu bằng chữ số La Mã; tia không hóa xƣơng (tia mềm) và các tia vây phân nhánh ký hiệu bằng chữ Arập. Giữa 2 loại tia vây đƣợc cách nhau bởi dấu phẩy (,). Dao động số lƣợng của từng loại tia vây ký hiệu bằng gạch nối (-).

+ Các loại vảy

Vảy đƣờng bên (L.l): số vảy có lỗ (ống cảm giác) dọc đƣờng bên.

Vảy dọc thân (Sq): đối với cá không có đƣờng bên thì đếm vảy dọc thân. Vảy trên đƣờng bên đếm từ gốc vây lƣng xuống đƣờng bên; vảy dƣới đƣờng bên đếm tử gốc vây bụng lên đƣờng bên. Cá không có đƣờng bên thì cũng đếm các vảy từ vị trí đó đến vảy dọc giữa thân.

Vảy dọc cán đuôi đếm theo vảy đƣờng bên từ ngang gốc vây sau hậu môn đến gốc vây đuôi.

Vảy trƣớc vây lƣng đếm vảy dọc sống lƣng từ gốc vây lƣng về phía chẩm. Vảy quanh cán đuôi đếm số vảy quanh phần hẹp nhất của cán đuôi.

2.3.2.2. Phƣơng pháp định loại

- Các bƣớc định loại:

Sơ bộ phân nhóm theo hình thái và dựa vào đặc điểm hình thái ngoài theo hƣớng dẫn của I.F.Pravidin (1973) [29].

Định loại cá chủ yếu dựa vào các đặc điểm hình thái ngoài và các tài liệu: + Định loại cá nƣớc ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam của Mai Đình Yên 1978 [54].

+ “Cá nƣớc ngọt Việt Nam” tập 1 của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001 [11].

+ “Ngƣ loại phân loại học” của Vƣơng Dĩ Khang (1962) do Nguyễn Bá Mão dịch [22].

+ “Cá biển Việt Nam”, tập 2, quyển 1, 2, Nguyễn Khắc Hƣờng (1993), NXB Khoa học Kỹ thuật [21].

+ “Fishes of the Cambodian Mekong” của Rainboth. W.J, 1996 [66].

+ FAO species identification guide fíhery purpose – The living marine resources of Western Central Pacific (Compagno, 1984; Carpenter & Niem, 1999a; 1999b; 2001) [60, 62, 63, 64].và FISHBASE (Froese & Pauly, 2009) [65].

+ So mẫu ở Bảo tàng Động vật học, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đối với một số loài khó xác định.

+ Mỗi loài nêu tên Việt Nam, tên khoa hoc kèm theo tác giả và năm công bố. + Sắp xếp các loài theo hệ thống phân loại của Eschmeyer [60].

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở cửa sông Văn Úc (Trang 36)