Thực trạng môi trường (Phụ lụ c Sơ đồ hiện trạng môi trường)

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường khu kinh tế - thương mại Lao Bảo (Trang 46)

b. Đặc điểm thủy văn

2.5.4.Thực trạng môi trường (Phụ lụ c Sơ đồ hiện trạng môi trường)

trường)

a. Môi trường nước

- Nước mặt Sông Sepon, sông Quảng Trị và một số suối nhỏ tại khu vực nghiên cứu cho thấy nước mặt sông Sepon một số chỉ tiêu BOD5, COD, SS, Coliform đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép sử dụng làm nguồn nước cấp

41

cho sinh hoạt theo TCVN loại A, chứng tỏ nguồn nước bị ô nhiễm chất hữu cơ [9].

- Nước ngầm tại khu vực nghiên cứu đạt tiêu chuẩn cho phép.

b. Môi trường đất

Phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần rất lớn vào việc cải thiên năng suất cây trồng, song do tình trạng lạm dụng quá mức, kém hiểu biết của người dân trong việc sử dụng phân bón hóa học đã dẫn đến tình trạng suy thoái đất nông nghiệp. Quá trình xói mòn rửa trôi khu vực nghiên cứu nằm trên vùng địa hình thấp, có độ dốc 8-20%. Tại các khu vực độ dốc cao thường xảy ra xói mòn vào mùa mưa gây suy thoái chất lượng đất.

Kết quả phân tích cho thấy chất lượng đất trong khu vực nghiên cứu nhìn chung là tốt, các chỉ tiêu kim loại nặng đều nằm trong giới hạn cho phép của FAO. Riêng các chỉ tiêu N, P, K mùn là thấp, do đây là đất đồi thường xuyên chịu ảnh hưởng quá trình xói mòn, rửa trôi [9].

c. Môi trường không khí, tiếng ồn

Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn cho thấy môi trường không khí tại khu vực nhìn chung còn trong sạch. Một số khu vực đường giao thông có dấu hiệu ô nhiễm bụi ở mức độ nhẹ. Các chỉ tiêu khác như CO, SO2, NO2 đều nằm dưới mức TCCP. Theo “Báo cáo quan trắc chất lượng không khí tỉnh Quảng Trị 2007” tại các điểm quan trắc khu vực nghiên cứu đều có cường độ ồn từ 1,13-1,22 lần, do hoạt động của phương tiện giao thương vận tải và xây dựng hạ tầng khu vực.

Bảng 2.4: Chất lƣợng không khí, tiếng ồn trong khu đô thị, khu dân cƣ

Địa điểm Tiếng ồn

(dBA) Bụi (mg/m3) CO (mg/m3) NO2 (mg/m3) SO2 (mg/m3) Ngã 3 QL9 nhánh Tây đường HCM, TT Khe Sanh 67,9 0,231 2,1 0,03 0,07

Ngã tư trung tâm thị trấn Khe Sanh 73,1 0,079 3,1 0,02 0,04 Bưu điện TT Lao Bảo 67,5 0,109 3,1 0,02 0,05

Địa điểm Tiếng ồn (dBA) Bụi (mg/m3) CO (mg/m3) NO2 (mg/m3) SO2 (mg/m3)

QL9 đoạn gần cửa khẩu Việt - Lào,

TT Lao Bảo 70,3 0,311 3,4 0,04 0,11

TCVN 5937-2005 - 0,3 30 0,2 0,35

TCVN 5949-1998 60 - - - -

(Nguồn: Báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KTTM Lao Bảo)

Tại các khu vực sản xuất công nghiệp, nồng độ bụi, các khí độc và cường độ tiếng ồn đều nằm trong giới hạn cho phép, chứng tỏ các hoạt động sản xuất công nghiệp trong khu vực chưa gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường.

Bảng 2.5: Chất lƣợng không khí trong sản xuất công nghiệp

Địa điểm Tiếng ồn

(dBA) Bụi (mg/m3) CO (mg/m3) NO2 (mg/m3) SO2 (mg/m3)

CCN Hướng Tân, Khe Sanh 67,2 0,146 1,9 0,02 0,03 Công ty cao su Camel, TT Lao Bảo 57,4 0,173 2,7 0,03 0,3

TCVN 5939-2005 - 50 1.000 1.000 1.500

TCVN 5985-1999 85 - - - -

(Nguồn: Báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KTTM Lao Bảo)

Môi trường khu vực nghiên cứu quy hoạch đã có những dấu hiệu ô nhiễm môi trường nước mặt, ô nhiễm tiếng ồn; tình trạng quản lý và xử lý rác thải còn yếu kém. Cùng với sự phát triển của Khu kinh tế, công tác bảo vệ môi trường cũng cần được quan tâm nhằm duy trì ổn định và dần cải thiện chất lượng môi trường khu vực. Bên cạnh đó, công tác trồng và bảo vệ rừng cũng cần được quan tâm đúng mức nhằm hạn chế tối đa các tai biến thiên nhiên có thể xảy ra.

d. Chất thải rắn (CTR) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất thải sinh hoạt trong khu vực chủ yếu phát sinh từ các cơ quan, các khu dân cư tại thị trấn Khe Sanh, Lao Bảo, các khu vực dịch vụ thương mại và các dự án đầu tư với thành phần chất hữu cơ chiếm tỷ trọng lớn. Trung bình lượng rác thải trong một ngày ở khu vực thị trấn Khe Sanh và Lao Bảo là 0,5 kg/người và ở các xã khu vực nông thôn là 0,3 kg/người. Ước tỉnh tổng

43

khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong khu vực là 18,4 tấn/ngày, trong đó khu vực thị trấn Khe Sanh và Lao Bảo phát sinh khoảng 13,4 tấn/ngày.

Khối lượng chất thải rắn công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát sinh không nhiều, khoảng 5 tấn/ngày. Hiện tại chưa tổ chức được việc phân loại tại nguồn đối với chất thải rắn công nghiệp. Chất thải rắn công nghiệp cũng được thu gom và đổ thải tập trung cùng với chất thải rắn sinh hoạt.

Tỷ lệ thu gom CTR còn rất thấp, khoảng 30 - 40% chưa đáp ứng được với yêu cầu cần thiết. CTR được chuyển tới bãi chôn lấp tại thôn Tân Kim, thị trấn Lạc Bảo và bãi chôn lấp thuộc khu vực Lâm Trường thị trấn Khe Sanh. Phương pháp xử lý là chôn lấp và đốt ngay tại chỗ gây hiện tượng ô nhiễm môi trường, đặc biệt bãi rác thị trấn Khe Sanh nằm ở độ cao lớn, khu vực đầu nguồn của nhiều con suối. Khu vực nghiên cứu không có khu chôn lấp CTR mà dân tự đốt hoặc ủ làm phân bón cho cây trồng [9].

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường khu kinh tế - thương mại Lao Bảo (Trang 46)