Tài nguyên rừng và động vật hoang dã

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường khu kinh tế - thương mại Lao Bảo (Trang 37)

b. Đặc điểm thủy văn

2.3.3.Tài nguyên rừng và động vật hoang dã

- Tài nguyên rừng: Khu kinh tế thương mại Lao Bảo có tài nguyên rừng phong phú, đa dạng và khá lớn, có nhiều chủng loại gỗ quý và phong phú. Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích rừng của Khu là 6.107,35 ha, trong đó rừng sản xuất là 3.670,53 ha, chiếm 60,10% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng phòng hộ là 2.436,82 ha, chiếm 39,90% diện tích đất lâm nghiệp.

Hướng Hóa là huyện có tài nguyên rừng phong phú, đa dạng và khá lớn của Quảng Trị, có nhiều chủng loại gỗ quý và phong phú. Nhưng qua nhiều năm bị chiến tranh tàn phá và một phần do tác động của con người như khai thác bừa bãi, phá rừng làm nương rãy... đến nay tài nguyên rừng của huyện bị suy giảm đáng kể. Thảm thực vật trong hệ sinh thái trong khu vực quy hoạch là những cây thân bụi, thân cỏ chịu hạn, ưa sáng, phát triển trên đất nghèo chất dinh dưỡng và chua phèn. Những cây gỗ chủ yếu được trồng, tất cả chúng đều có tuổi hình thành rất trẻ, trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Bảng 2.2: Đa dạng sinh học phân bố theo địa hình huyện Hƣớng Hóa

TT Dạng địa hình Đa dạng sinh học Khu vực phân bố

1

Dạng địa hình thung lũng trên đỉnh Trường Sơn hẹp

Phát triển nhiều chủng loại cây trồng khác nhau (chủ yếu là cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp dài ngày)

Phân bố ở thị trấn Khe Sanh, xã Hướng Tân, xã Tân Hợp, xã Tân Liên, xã Hướng Phùng,...

2

Dạng địa hình núi thấp có độ dốc từ 8- 200 với độ cao địa hình từ 200-300 m

Thảm thực vật rừng chủ yếu là các loài cây ưa sáng, mọc nhanh như Vạng trứng, Màng tang, Bời lời giấy, Hu đay, Ba soi

Phân bố tập trung ở tiểu vùng Tây Trườn Sơn (vùng Lìa) như: xã A Dơi, xã A Túc, xã A Xing, xã Xy, xã Thanh, xã Thuận và thị trấn Lao Bảo

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Hướng Hóa đến năm 2020)

Thực vật hoang dại và các thực vật thân gỗ trong vùng chỉ có giá trị giữ độ ẩm cho đất, chống sói mòn, rửa trôi tầng mặt. Một số loại cây ăn quả và lấy gỗ dân dụng cũng được trồng tự do trong vườn nhà của nhân dân trong khu vực như Mít (Artocarpus heterophyllus); chuối (C. aurantiifola); Soài, tre,...

- Tài nguyên động vật hoang dã: Trên địa bàn còn nhiều loại chim thú hoang dã như: Lợn rừng, Nai, Mang, Khỉ, Gấu, Trĩ, Gà Lôi Lam... Đây là nguồn tài nguyên tự nhiên quý giá có ý nghĩa lớn về môi trường sinh thái, khoa học và kinh tế.

Trong nhiều năm qua, nguồn tài nguyên này có xu hướng giảm sút, nhiều loài thú quý hiếm có xu hướng bị tuyệt chủng trên địa bàn như Gấu. Cùng với việc tái tạo vốn rừng, nguồn động vật hoang dã quý hiếm cũng cần được bảo vệ chặt chẽ vì đây là nguồn tài nguyên có giá trị cao về nhiều mặt và không dễ tái tạo phát triển.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường khu kinh tế - thương mại Lao Bảo (Trang 37)