b. Đặc điểm thủy văn
2.3.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Trên địa bàn Khu có 2 con sông lớn và nhiều sông suối nhỏ.
- Sông Sêpôn: Chảy ven theo ranh giới phía giáp với nước CHDCND Lào, theo hướng từ phía nam lên phía tây, vùng ven theo phía nam các xã: Xy, A Túc và phía Tây các xã: Thanh, Thuận, Tân Long, Tân Thành, thị trấn Lao Bảo rồi chảy vào địa phận của Lào, đoạn sông chảy qua địa bàn của huyện Hướng Hóa là 55 Km, có nguồn nước dồi dào.
- Sông Rào Quán: Chảy từ núi cao của xã Hướng Sơn, chảy qua Hướng Linh, Tân Hợp rồi đổ vào sông Quảng Trị (tại xã Đakrông), sông dài 30km, nguồn nước khá dồi dào. Hiện nay đã xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng hồ Thủy lợi -Thủy điện Quảng Trị ở hạ lưu của sông Rào Quán.
Nhìn chung hệ thống sông, suối trong vùng khá dày đặc, nguồn nước khá dồi dào, nhưng do địa hình quá dốc, nên việc khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.
- Nguồn nước ao, hồ: Trên địa bàn có một số hồ đập quan trọng phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh, đồng thời góp phần cải tạo môi trường như:
31
Bảng 2.1: Dung tích nƣớc của các hồ trong khu vực
Tên hồ Dung tích Tên hồ Dung tích
Hồ Ka Tăng 1,0.106 m3 Hồ Tân Tài 3,15.106 m3 Hồ A Chùm 15.106 m3 Hồ Khe Sanh 25.106 m3 Hồ Tân Long 3,5.106 m3 Hồ thủy điện Rào Quán 97.106 m3 Hồ Tân Thuận 2,3.106 m3
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch chung xây dựng khu KTTM Lao Bảo) Nguồn nước ngầm: Qua điều tra thực tế cho thấy mực nước ngầm trong vùng rất sâu, hầu hết các giếng đào có mạch nước ngầm sâu hơn 15 - 20 m. Theo kết quả khảo sát của Công ty TNHH 1 thành viên cấp nước và Xây dựng Quảng Trị tại các điểm thị trấn Lao Bảo, thị trấn Khe Sanh cho thấy chất lượng nước ngầm tương đối tốt, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh của nước sinh hoạt.