Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường khu kinh tế - thương mại Lao Bảo (Trang 28)

Quá trình quy hoạch sử dụng đất đai là tập hợp mọi công việc khi lập quy hoạch sử dụng đất đai cho đến khi các sản phẩm đạt được có tính khả thi và giá trị về mặt pháp lý. Quy trình cơ bản có thể bao gồm các bước nội dung công việc như sau:

a. Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi đầu của một dự án quy hoạch, khâu xác lập các cơ sở pháp lý, công tác tổ chức chỉ đạo, lựa chọn đối tác cùng với kế hoạch triển khai thực hiện và chuẩn bị các nguồn lực là căn cứ và cơ sở ban đầu để thực thi dự án, quyết định các điều kiện cần và đủ để tiến hành công việc ở các giai đoạn tiếp theo.

b. Giai đoạn 2: Giai đoạn này là cung cấp những điều kiện cần thiết ban đầu về số lượng, chất lượng các nguồn tài liệu, thông tin cùng với việc phân loại, tổng hợp, điều chỉnh và những phân tích, đánh giá cụ thể về điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai cũng như quá trình quản lý, khai thác và sử dụng đất tại địa bàn quy hoạch.

c. Giai đoạn 3: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập, ta tiến hành phân tích, đánh giá cụ thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng, biến động và tiềm năng đất đai cả về số lượng và chất lượng, xác định đúng các quan điểm khai thác sử dụng đất của địa phương phù hợp với quỹ đất và nhu đất đai của khu vực. Đây là giai đoạn có tính chất bản lề trong cả quá trình quy hoạch.

d. Giai đoạn 4: Xây dựng phương án quy hoạch là kết quả nghiên cứu của các giai đoạn trước bằng việc phân bổ, khoanh định cụ thể vị trí đất đai trên địa bàn quy hoạch cho các mục đích sử dụng, các ngành, các đơn vị. Giai đoạn này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, khâu nối tất cả các bước của quy trình thông qua việc xây dựng báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống số liệu bảng biểu, tài liệu bản đồ.

24

e. Giai đoạn 5: Giai đoạn cuối cùng, khép lại toàn bộ quá trình quy hoạch, khẳng định tính chất pháp lý của dự án bằng việc soạn thảo các văn bản có liên quan (Nghị quyết, tờ trình, biên bản...) để tổ chức thẩm định, thông qua, trình duyệt và giao nộp sản phẩm.

f. Giai đoạn 6: Giai đoạn hậu quy hoạch (sau khi quá trình quy hoạch đã kết thúc) mà trách nhiệm thuộc về các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và chuyên môn của địa phương. Giai đoạn này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với QHSDĐ cấp vĩ mô (QHSDĐĐ cấp xã và quy hoạch thiết kế chi tiết), góp phần làm tăng tính khả thi, tính thực tiễn của dự án trên cơ sở quản lý và sử dụng đất đai căn cứ theo kết quả của phương án quy hoạch đã được phê duyệt.

25

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường khu kinh tế - thương mại Lao Bảo (Trang 28)