Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Ký Sơn, Tỉnh Hòa Bình (Trang 92)

- Đẩy nhanh tốc độ cấp GCN để người sử dụng đất dễ dàng thực hiện các QSDĐ.

- Qua kết quả đã nêu ở trên, mặc dù ở huyện Kỳ Sơn, số lượng người sử dụng đất nông nghiệp hiện nay không còn nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp để trực tiếp sản xuất là khá lớn (do chuyển sang nghề khác: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ,...). Những người này hoặc là vẫn tiếp tục sử dụng nhưng chỉ để là cầm chừng, hiệu quả không cao, hoặc là cho những người khác mượn, thuê với giá rẻ chỉ với mục đích giữ đất thậm chí có những hộ bỏ hoang đất. Họ không muốn chuyển nhượng hay cho thuê trong thời gian dài vì tâm lý muốn giữ đất như là một tài sản cố định để đề phòng các trường hợp rủi ro hay đợi lấy tiền bồi thường khi bị thu hồi,... Trong khi đó có những hộ thiếu đất để sản xuất (do bị thu hồi đất nông nghiệp hoặc các nguyên nhân khác) hoặc có những hộ muốn tích tụ đất để sản xuất theo mô hình trang trại nhưng lại không có cung về đất nông nghiệp trên thị trường. Điều này đã dẫn đến sự lãng phí một quỹ đất nông nghiệp nhất định, không thúc đẩy được quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ai giỏi nghề gì làm nghề ấy cũng như phát triển các mô hình trang trại, sản xuất hàng hoá. Do đó cần có giải pháp để tháo gỡ được điều này nhằm thúc đẩy thị trường chuyển nhượng, cho thuê QSDĐ nông nghiệp đi theo hướng phân phối hợp lý lại quỹ đất giữa các chủ sử dụng đất để phát triển theo hướng chuyên môn hoá ngành nghề. Ngoài các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất dễ dàng thực hiện các QSDĐ đã nêu trên thì quy hoạch sử dụng là một công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. Quy hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước, hoạch định rõ các khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất

84

sẽ có các kế hoạch sử dụng đất hợp lý, yên tâm chuyển nhượng, cho thuê hay nhận chuyển nhượng, cho thuê QSDĐ để đầu tư phát triển sản xuất. Mặc dù huyện Kỳ Sơn đã có phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2003 - 2010, nhưng trong quá trình thực hiện cho đến nay còn nhiều dự án không khả thi, không phù hợp nên đang trong giai đoạn điều chỉnh, bổ sung. Việc các phương án không chắc chắn được thực hiện đã gây ra những cản trở nhất định đến thị trường chuyển nhượng, cho thuê QSDĐ. Do đó, huyện cần xây dựng phương án quy hoạch dài hạn, có tính khả thi cao để người dân yên tâm sử dụng đất theo quy hoạch.

85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1) Luật Đất đai năm 1993, tiếp đó là Luật Đất đai 2003 đã từng bước đi vào cuộc sống. Quyền sử dụng đã giúp cho người sử dụng đất an tâm đầu tư vào đất đai, phát huy nguồn nội lực đất đai góp phần quan trọng ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước, giải quyết được nhiều bức xúc, tạo sự công bằng trong xã hội.

2) Huyện Kỳ Sơn là vùng bán sơn địa với Thị trấn Kỳ Sơn là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá, xã hội của huyện, cách trung tâm thành phố Hoà Bình 12km. Kỳ Sơn đang phát huy lợi thế nội lực đất đai để đẩy mạnh việc thực hiện CNH- HĐH. Trong những năm vừa qua, việc thực hiện các quyền sử dụng đất được thực hiện nghiêm túc, đã phát huy được hiệu quả, đảm bảo tính dân chủ, công khai. Tuy nhiên cũng còn không ít hạn chê, bất cập.

3) Kết quả nghiên cứu tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình đã xác định:

3.1) Tình hình giao dịch diễn ra khác nhau ở các xã, thị trấn có mức độ phát triển khác nhau. Các địa phương có điều kiện phát triển sớm hơn, nhanh hơn (thị trấn Kỳ Sơn, xã Mông Hóa) thì các giao dịch về đất đai diễn ra sôi động hơn ở các địa phương mới phát triển hoặc phát triển chậm hơn: số giao dịch/100 hộ điều tra ở thị trấn Kỳ Sơn là 189 vụ, ở xã Mông Hóa là 274 vụ, ở xã Dân Hòa là 134 vụ, ở xã Hợp Thịnh là 139 vụ và ở xã Độc Lập là 83 vụ.

3.2) Ở huyện Kỳ Sơn các hộ gia đình, cá nhân chủ yếu thực hiện 6 QSDĐ là: quyền chuyển đổi; quyền chuyển nhượng; quyền cho thuê; quyền thừa kế; quyền tặng cho và quyền thế chấp.

3.3) Từ năm 2005 đến nay, tình trạng giao dịch QSDĐ không làm thủ tục khai báo ở huyện Kỳ Sơn vẫn diễn ra nhưng đang giảm dần. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số nguyên nhân chính của tình trạng người sử dụng đất không khai báo khi thực hiện các QSDĐ là:

a) Ý thức của người sử dụng đất trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật đất đai nói chung và các quy định về QSDĐ nói riêng còn hạn chế.

86

b) Công tác cấp GCNQSDĐ còn chậm trong khi đó là giấy tờ bắt buộc phải có để thực hiện các QSDĐ theo đúng quy định của pháp luật.

c) Công tác tổ chức quản lý, giám sát việc thực hiện các QSDĐ còn yếu kém, Trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý đất đai ở cấp xã còn hạn chế. Những quy định trong việc thực hiện các QSDĐ chậm được phổ biến đến cơ sở, tài liệu cung cấp cho địa phương còn thiếu, chưa kịp thời và cập nhật.

d) Các quy định về trình tự, thủ tục trong việc thực hiện các QSDĐ còn rườm rà, phức tạp và thay đổi liên tục khiến người dân gặp khó khăn trong việc cập nhật và thực hiện: 43,40% số hộ cho rằng thủ tục thực hiện QSDĐ phức tạp; 60,80% số hộ cho rằng thời gian hoàn thành các thủ tục là quá dài; 15,60% số hộ cho rằng các văn bản hướng dẫn khó hiểu; 16,40% số hộ trả lời là khó thực hiện các quy định về QSDĐ và 48,00% số hộ cho rằng các loại phí, lệ phí, thuế chuyển QSDĐ còn cao.

4) Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:

4.1) Cần phải dành một tỷ lệ nhất định trong nguồn thu tài chính từ đất đai để đầu tư trực tiếp cho công tác quản lý đất đai của địa phương như mua sắm trang thiết bị, cung cấp thông tin (tài liệu chuyên môn, pháp luật,...), khen thưởng cho người có công,...

4.2) Xử lý các trường hợp tồn tại chưa được cấp GCNQSDĐ trên địa bàn địa phương.; đẩy nhanh tốc độ cấp GCNQSDĐ để người sử dụng đất dễ dàng thực hiện các QSDĐ.

4.3) Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ địa chính cơ sở và tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai rộng rãi, cập nhật tới người dân.

4.4) Xây dựng các phương án quy hoạch dài hạn, có tính khả thi cao để người dân có các kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý và yên tâm sử dụng đất theo quy hoạch.

87

2. Kiến nghị

2.1) Đề nghị Chính Phủ sớm ban hành văn bản pháp quy, quy định việc dành một tỷ lệ nhất định trong nguồn thu tài chính từ đất đai để đầu tư trực tiếp cho công tác quản lý đất đai nói chung và hoạt động Văn phòng ĐKQSDĐ nói riêng ; Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài Chính hướng dẫn cụ thể việc thực hiện ;

2.2) Đề nghị UBND Tỉnh Hòa Bình sớm có văn bản hướng dẫn về xử lý các trường hợp tồn tại chưa được cấp GCNQSDĐ trên địa bàn địa phương.; đẩy nhanh tốc độ cấp GCNQSDĐ để người sử dụng đất dễ dàng thực hiện các QSDĐ.

2.3) Đề nghị UBND huyện Kỳ Sơn đầu tư tăng cường năng lực hoạt động của ngành quản lý đất đai địa phương nói chung và VPĐKQSDĐ nói riêng; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ địa chính cơ sở và tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai rộng rãi, cập nhật tới người dân. Xây dựng các phương án quy hoạch dài hạn, có tính khả thi cao để người dân có các kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý và yên tâm sử dụng đất theo quy hoạch.

2.4) Kiến nghị mở rộng đề tài nghiên cứu:

Nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong phạm vi của một huyện, với một đối tượng cụ thể là các hoạt động chuyển QSDĐ nông nghiệp, đất ở của hộ gia đình, cá nhân, do đó những đề xuất còn có những hạn chế nhất định . Để đánh giá một cách hệ thống và toàn diện về thực trạng chuyển QSDĐ, đồng thời để có được những giải pháp đồng bộ cho vấn đề này, đề nghị các viện, trường thuộc các lĩnh vực liên quan, tiếp tục nghiên cứu với phạm vi và đối tượng được mở rộng hơn.

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Xuân Bá và các cộng sự (2003), Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 39 - 48.

2. Hoàng Huy Biều (2000), "Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của vương quốc Thái Lan", Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

3. Nguyễn Đình Bồng (2010), Hệ thống pháp luật quản lý đất đai và thị trường bất động sản, Bài giảng, chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản lý đất đai, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.

4. Nguyễn Đình Bồng, Lê Thanh Khuyến, Vũ Văn Phúc, Trần Thị Minh Châu (2012), Quản lý đất đai ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.

5. C.Mac-Ph Angghen toàn tập (1994), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

6. Đào Trung Chính (2005), “Một số vấn đề về quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, tr. 48 - 51.

7. Trần Thị Minh Hà (2000), "Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Ôxtrâylia", Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

8. Nguyễn Thị Thu Hồng (2000), "Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của vương quốc Thụy Điển", Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

9. Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng (2007), “Quản lý đất đai và Thị trường bất động sản”, Nxb Bản đồ.

10. Nguyễn Thị Mai (2002), “Hướng hoàn thiện pháp luật về đất đai”,Hội thảo Chính sách pháp luật đất đai và thị trường bất động sản”, Hà Nội.

89

2012 và các số liệu khác liên quan đến quản lý và sử dụng đất các năm.

12. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (1980), Hiến pháp , Nxb Chính trị Quốc gia;

13. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp , Nxb Chính trị Quốc gia;

14. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (1987), Luật Đất đai, Tổng cục Quản lý ruộng đất, Hà Nội.

15. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (1993), Luật Đất đai , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (1998), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, NXB Bản Đồ, Hà Nội. .

17. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2001), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, NXB Bản Đồ, Hà Nội.

18. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Luật xây dựng số 16/2003/QH11, Luật đấu thầu số 61/2005/QH11, Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Luật đất đai số 13/2003/QH11 và Luật nhà ở số 56/2005/QH11, NXB Chính trị Quốc gia , Hà Nội.

21. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật sửa đổi Điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Đinh Dũng Sỹ (2003), “Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất của người sử dụng đất: thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tr. 55 - 64.

23. Lưu Quốc Thái (2006), “Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản ở Trung Quốc”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường,

90 (8/2006), tr. 43 - 44.

24. Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Đình Bồng (2005), Giáo trình thị trường bất động sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 26 - 27; tr.33 - 34.

25. Chu Tuấn Tú (2000), "Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của liên bang malaixia", Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế. 26. UBND huyện Kỳ Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý tài nguyên và môi trường năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2009.

27. UBND huyện Kỳ Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý tài nguyên và môi trường năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010.

28. UBND huyện Kỳ Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý tài nguyên và môi trường năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011.

29. UBND huyện Kỳ Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý tài nguyên và môi trường năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2012.

30. UBND huyện Kỳ Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý tài nguyên và môi trường năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2013.

Phụ lục 01. Tổng hợp số hộ gia đình đã đƣợc cấp GCN từ 7/2004 đến 30/4/2013

(Kèm theo báo cáo số: 42/BC – UBND ngày 13 tháng 5 năm 2013 của UBND huyện Kỳ Sơn)

STT Tên Xã Đất ở Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Tổng

Số hộ Số giấy Diện tích (ha) Số hộ Số giấy Diện tích (ha) Số hộ Số giấy Diện tích (ha) Số hộ Số giấy Diện tích (ha) 1 Thị trấn Kỳ Sơn 445 445 15.99 71 71 5.41 5 12 127.51 521 528 148.91 2 Xã Yên Quang 324 324 95.62 83 83 13.04 0 421 842.9 407 828 950.56 3 Xã Hợp Thành 177 177 26.9 87 87 7.5 254 538 325.5 518 802 359.9 4 Xã Dân Hòa 294 294 29.9 112 112 19.7 463 1005 569.79 869 1411 619.39 5 Xã Phú Minh 115 115 13.65 56 56 21.09 204 287 220.75 375 458 255.49 6 Xã Mông Hóa 522 522 52.23 95 95 21.67 357 592 712.48 974 1209 786.38 7 Xã Dân Hạ 492 492 52.8 81 81 10.85 279 417 607.32 852 990 670.97 8 Xã Độc Lập 61 61 12.4 26 26 15.23 327 518 1374.92 414 605 1402.55 9 Xã Hợp Thịnh 198 198 12.86 23 23 3.12 54 70 159.63 275 291 175.61 10 Xã Phúc Tiến 141 141 16.34 28 28 7.84 285 459 706.08 454 628 730.26 Tổng 2769 2769 327.69 662 662 125.45 2228 4319 5646.88 5659 7750 6100.02

Phụ lục 02. Tổng hợp số hộ gia đình chƣa đƣợc cấp GCN

(Kèm theo báo cáo số: 42/BC-UBND ngày 31/5/ 2013 của UBND huyện Kỳ Sơn)

STT Xã, thị trấn Đất nông nghiệp Đất ở Số hộ Diện tích (m2) Số hộ Diện tích (m2) 1 Thị trấn Kỳ Sơn 771 100.965 742 89.117 2 Xã Yên Quang 349 93.867 334 63.335 3 Xã Hợp Thành 318 500.8 88 26.300 4 Xã Dân Hòa 100 67.536 27 1.850 5 Xã Phú Minh 260 39.32 - - 6 Xã Mông Hóa 725 537.6 17 18.000 7 Xã Dân Hạ 248 963.5 45 9.500 8 Xã Độc Lập 238 280.56 47 17.000 9 Xã Hợp Thịnh 185 116.335 103 38.500 10 Xã Phúc Tiến 214 120.303 97 38.348 Tổng cả huyện 3408 2.820.786 1.500 301.970

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Ký Sơn, Tỉnh Hòa Bình (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)