2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Kỳ Sơn là huyện vùng giữa của tỉnh Hòa Bình thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Địa giới hành chính huyện tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình và huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội;
- Phía Tây giáp thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ;
- Phía Nam giáp huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình;
- Phía Bắc giáp các huyện: Ba Vì và Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Kỳ Sơn năm 2010 là 20204,36ha. Thị trấn Kỳ Sơn là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá, xã hội của huyện, cách trung tâm thành phố Hoà Bình 12 km. Trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có tuyến quốc lộ 6 chạy qua, nên rất thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Kỳ Sơn là huyện thuộc vùng núi nên địa hình khá phức tạp, dọc theo quốc lộ 6 địa hình đồi núi thấp và bằng phẳng địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Theo đặc điểm địa hình, lãnh thổ huyện có thể chia thành ba vùng sau:
- Vùng bãi có địa hình tương đối bằng phẳng gồm 3 xã dọc sông Đà. Độ cao trung bình so với mặt nước biển của vùng này từ 10 đến 15 m. Trong vùng có nhiều đồi độc lập, thấp, thoải, độ dốc trung bình từ 3 - 80, đã hình thành nhiều nhánh sông, hồ thủy lợi nhỏ và vừa, hình thành các vùng bãi dọc theo sông Đà.
34
mặt nước biển dao động trong khoảng từ 15 đến 20 m. Vùng này có các đồi núi thấp, xen lần là các khu vực bằng phẳng, đặc biệt là dọc quốc lộ là những đồi thấp.
- Vùng đồi núi cao có địa hình là đồi núi cao nằm ở xã Độc Lập. Độ cao trung bình trên 20m so với mặt nước biển, có những thung lũng nhỏ xen lẫn được bao bọc bởi núi.
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Kỳ Sơn cũng như một số huyện khác trong tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, khô và ít mưa, mùa hè nóng và nhiều mưa.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21,80 – 24,70C, tháng nóng nhất trong năm vào tháng 6 với nhiệt độ trung bình từ 27 – 29,70C và tháng lạnh nhất trong năm vào tháng 1 với nhiệt độ trung bình 15,50C – 16,50C.
Lượng mưa trung bình năm cao từ 1.800 – 2.200 mm, lượng mưa giảm rõ rệt vào tháng 1, tháng 2 và tháng 12 do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, bình quân những tháng này chỉ có 12,3 mm. Lượng mưa cao nhất chủ yếu vào mùa hè, mạnh nhất là các tháng 6, 7, 8, 9 chiếm 80% lượng mưa cả năm. Bình quân lượng mưa trong các tháng là 300 – 400 mm.
Ẩm độ không khí khoảng 60 – 90 %, trung bình 10 năm trở lại đây khoảng 84 – 86%. Mùa khô độ ẩm thấp chỉ đạt 59 – 70 % (tháng 1, 2) và tháng 8, 9 là 87 – 89%.
2.1.1.4. Thuỷ văn
Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thủy văn của các con sông chính trong khu vực. Trên địa bàn huyện có Sông Đà chảy qua huyện với chiều dài khoảng 20 km, là nguồn cung cấp nước chủ yếu và là dòng chính để tiêu thoát nước cho huyện. Ngoài ra còn có hệ thống suối, kênh thủy lợi, hồ, đập cung cấp nước chủ động cho sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống thuỷ văn của xã có nguồn nước dồi dào đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế xã hội khác. Tuy nhiên do điều kiện địa hình và sự phân bố lượng mưa , lưu lượng dòng chảy theo mùa cho nên hiện tượng lũ lụt và hạn hán cục bộ vẫn xảy ra nhưng ở phạm vi hẹp và không thường xuyên.
35
2.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng trước đây đã xác định được đất huyện Kỳ Sơn gồm 3 nhóm đất:
- Nhóm đất phù sa, gồm: Đất phù sa sông ngòi; đất phù sa không được bồi hàng năm; đất phù sa glây và đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng. Nhóm này phần lớn là đất vàn, vàn cao, phản ứng của đất ở tầng mặt từ chua đến ít chua (độ pHKCl từ 4,1 đến 5,73). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số từ trung bình đến giàu, càng xuống sâu các tầng dưới hàm lượng hữu cơ càng giảm. Lân tổng số từ trung bình đến khá, lân dễ tiêu nghèo đến khá, kali tổng số khá, song kali dễ tiêu từ nghèo đến trung bình.
Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng tuỳ thuộc vào cấp địa hình tương đối.
Đây là nhóm đất có độ phì nhiêu khá nên ưu tiên trồng lúa nước, các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất đỏ vàng, gồm: Đất đỏ vàngtrên đá phiến sét; đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước. Nhóm đất này thường có thành phần cơ giới là thịt trung bình đến nặng, khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng trong đất khá, phản ứng của đất rất chua (độ pHKCl: 4,0). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở tầng đất mặt khá, càng xuống sâu các tầng dưới hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số càng giảm.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Thường có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, phản ứng của đất chua (độ pHKCl: 4,0). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở tầng đất mặt khá, càng xuống sâu các tầng dưới hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo (<5mg/100gam đất). Loại đất này phù hợp cho canh tác lúa nước (2 vụ/năm) ở những nơi chủ động nước tưới, hoặc luân canh lúa – màu.
36
b) Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt đang được sử dụng của huyện chủ yếu lấy từ sông Đà, các hồ chứa nước, hệ thống suối. Nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ để rồi cung cấp nước tưới cho đồng ruộng. Nước sinh hoạt của nhân dân được lấy từ nước mưa, giếng khơi, giếng khoan, hệ thống cấp nước tập trung.
Nguồn nước ngầm: Kết quả khoan thăm dò cho thấy lượng nước ngầm tuy không lớn nhưng có chất lượng tốt, mực nước ngầm có độ sâu từ 3 đến 18 m. Đây là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của nhân dân
c) Tài nguyên khoáng sản
Huyện Kỳ Sơn nghèo tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản của Kỳ Sơn tập chung chủ yếu là mở đất sét và nguồn vật liệu xây dựng. Trữ lượng đất sét khá lớn, có khả nằng khai thác trong nhiều năm. Mỏ đất sét cùng với đá sỏi là điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho huyện và các vùng lân cận.
Việc khai thác các nguồn tài nguyên trên cần có kế hoạch, quy hoạch, quy hoạch cụ thể, tránh hiện tượng khai thác tự phát có thể làm ảnh hưởng đến môi trường.
d) Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 thì diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 8053,32 ha với 6646,35 ha rừng sản xuất, 1061,17 ha rừng phòng hộ, 345,80 ha rừng đặc dụng chủ yếu phân bố tại xã Dân Hạ (2120,0 ha), Độc Lập (1589,30 ha). Huyện Kỳ Sơn còn có phần đất đồi núi chưa sử dụng, có thể tổ chức khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng mới theo chương trình 5 triệu ha rừng của Chính phủ. Đây chính là tiềm năng của ngành sản xuất lâm nghiệp huyện Kỳ Sơn. Trong những năm tới, cần hạn chế khai thác, chú trọng bảo vệ, trồng rừng và phát triển vốn rừng.
đ) Tài nguyên nhân văn
Kỳ Sơn nằm trong nền văn hóa Hòa Bình, chủ yếu có 4 dân tộc anh em sinh sống: dân tộc Mường chiếm 64%, dân tộc Kinh, Dao, Thái.
37
tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất cải tạo thiên nhiên và xã hội. Đây là thuận lợi để Đảng, chính quyền lãnh đạo nhân dân cùng vững bước tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.1.1.6. Thực trạng môi trường
Môi trường huyện Kỳ Sơn cơ bản chưa bị ảnh hưởng nhiều. Trong những năm gần đây công tác bảo vệ môi trường ở huyện Kỳ Sơn đã có bước chuyển biến tích cực, nhận thức bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành và nhân dân được nâng lên. Tuy nhiên vấn đề xói mòn, rửa trôi đất đai đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
2.1.1.7. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của huyện a) Thuận lợi
Nằm trên tuyến quốc lộ 6, cùng hệ thống giao thông trong huyện... tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Đất đai đa dạng, độ phì trung bình đến khá kết hợp với đặc điểm khí hậu thuỷ văn của huyện cho phép Kỳ Sơn phát triển một nền nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.
Do huyện có sông Đà chảy qua với các bãi cát bồi tụ hàng năm chính vì vậy ở đây cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng, đất làm nguyên vật liệu rất phong phú.
b) Hạn chế
Lượng mưa phân bố không đều trong năm, lưu lượng dòng chảy của hệ thống suối thay đổi theo mùa do vậy hiện tượng lũ và hạn hán cục bộ vẫn xảy ra gây thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt.
Trong những năm qua do hiện tượng chặt phá rừng làm nương rẫy bừa bãi gây ra hiện tượng lũ, xói mòn đất làm giảm độ màu mỡ của đất, ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp gây nên đất trống đồi trọc.