Những nguyên nhân tồn tạ

Một phần của tài liệu Quy trình thẩm định dự án vay vốn tại SCB - HN (Trang 52)

Việc ngân hàng còn tồn tại những yếu kém cần khắc phục là do rất nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân này có thể được chia ra làm hai nhóm chính đó là: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Cụ thể:

- Nguyên nhân chủ quan bao gồm:

Thứ nhất: Đội ngũ nhân viên của chi nhánh đa phần là những người trẻ tuổi do vậy họ thiếu những kinh nghiệm để thẩm định và giải quyết các tình huống bất ngờ có thể xảy ra đối với hoạt động của ngân hàng. Hơn nữa, các dự án hiện nay lại thuộc rất nhiều nghành nghề khác nhau, vì vậy với trình độ hiểu biết còn hạn chế khi thẩm định các dự án không thuộc tầm hiểu biết của mình sẽ khó tránh khỏi những thiếu soát có thể xảy ra trong quá trình thẩm định.

Thứ hai: Vì là một ngân hàng mới, lại có hội sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh nên mạng lưới các phòng giao dịch, chi nhánh ở miền Bắc còn rất ít cho nên khả năng tiếp cận, giới thiệu các sản phẩm ngân hàng tới mọi bộ phận dân cư còn hạn chế, khả năng chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần cũng gặp nhiều khó khăn. Chi nhánh vẫn chưa mở rộng được diện tiếp xúc khách hàng một cách tối đa. Công tác marketing ngân hàng về các sản phẩm, dịch vụ dù đã được chi nhánh tích cực triển khai song chưa bài bản, chưa mang tính chuyên nghiệp, chưa có cách làm làm cụ thể đối với từng lĩnh vực và từng nghiệp vụ cụ thể do đó dư nợ tín dụng của chi nhánh còn tương đối thấp.

Thứ ba: Hoạt động tín dụng đã được phân tách thành hai mảng cụ thể là tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp. Nhưng hầu như doanh nghiệp mới chỉ chú trọng vào việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp mà chưa quan tâm đúng mức tới mảng tín dụng cá nhân. Trong khi, đây là một mảng tín dụng rất có tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam.

Thứ nhất: Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều chưa thực sự coi ngân hàng là một đối tác trong các dự án đầu tư, nên chưa thật sự chia sẻ những vướng mắc xảy ra trong quá trình kinh doanh để cùng ngân hàng tìm cách tháo gỡ và giải quyết. Các doanh nghiệp luôn chỉ xem ngân hàng là một chủ nợ vì vậy khi xảy ra vướng mắc thị họ luôn giấu giếm và tự mình tìm cách giải quyết.

Thứ hai, cơ chế chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng. Không có một chuẩn mực để thực hiện một cách thống nhất, mất nhiều thời gian cho việc điều chỉnh cũng như rủi ro phát sinh, gây khó khăn, lúng túng cho doanh nghiệp khi thực hiện cơ chế, chính sách mới.

Thứ ba, về môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: các văn bản quy định quy chế đang dần được hoàn thiện để tạo môi trường pháp lý đồng bộ và đảm bảo tốt cho các Ngân hàng hoạt động. Tuy nhiên, để đảm bảo được hiệu quả của các văn bản thì cần phải có thời gian để thực hiện.

Thứ tư, Ngân hàng là một trong những lĩnh vực kinh doanh có nhiều lợi nhuận song tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngân hàng phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh gay gắt từ phía các Ngân hàng cổ phần trong nước, các Ngân hàng nước ngoài và các công ty tài chính, tiết kiệm bưu điện… Trong xu thế phát triển ngày nay, các tập đoàn tài chính đa năng có xu hướng kinh doanh tất cả các lĩnh vực thuộc ngân hàng, tài chính, bảo hiểm… Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã gây sức ép và đòi hỏi các Ngân hàng phải nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng…đòi hỏi một Ngân hàng đa năng

Trên đây là những đánh giá nhân xét chung về những kết quả mà chi nhánh đã đạt được cũng như những tồn tại vướng mắc trong quá trình hoạt động của chi nhánh. Dù hạn chế còn nhiều nhưng trong thời gian tới cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo và sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh hy vọng chi nhánh sẽ phát huy được những kết quả đạt được đồng thời sẽ khắc phục những tồn tại vướng mắc câng giải quyết để vị thế của chi nhánh nói riêng và toàn ngân hàng nói chung ngày càng được khẳng định, tạo dựng niềm tin của khách hàng vào hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quy trình thẩm định dự án vay vốn tại SCB - HN (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w