hàng tại công ty cổ phần công nghệ Thái An
2.2.2.1. Quy trình tạo động lực cho lực lượng bán hàng tại công ty cổ phần công nghệ Thái An
Thực tế tại công ty cổ phần công nghệ Thái An thì công ty chỉ áp dụng 4 bước trong quy trình tạo động lực cho lực lượng bán hàng, cụ thể là:
Sơ đồ 4: Quy trình tạo động lực cho lực lượng bán hàng tại công ty cổ phần công nghệ Thái An
Mặc dù một quy trình đầy đủ chung của công tác tạo động lực cho LLBH gồm 5 bước như đã được đề cập ở phần cơ sở lý luận- chương 1. Tuy nhiên, tại công ty cổ phần công nghệ Thái An lại chỉ thực hiện được 4 bước đầu tiên (theo sơ đồ 4) và thiếu sót đi một khâu cũng cực kỳ quan trọng là kiểm soát quá trình tạo động lực.
Bước 1: Xác định nhu cầu: Công ty đã xác định nhu cầu của lực lượng bán hàng thông qua mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân, các cá nhân ở vị trí khác nhau. Ngoài ra, công ty còn tiến hành nghiên cứu, điều tra nguyện vọng của các nhân viên trong công ty và thông qua các phiếu này để nắm bắt nhu cầu của nhân viên.
Ưu điểm: Qua công tác xác định nhu cầu của nhân viên thì công ty đã nắm bắt rõ được những điều mà nhân viên mong muốn có được, từ đó có thể đưa ra được những hành động thiết thực nhằm đáp ứng nhu cầu cho nhân viên, từ đó mà họ có động lực làm việc hơn để có được nhu cầu mà mình đang cần.
Nhược điểm: mặc dù công ty đã biết xác định nhu cầu của nhân viên có vị trí, cấp bậc cao, còn những nhân viên ở vị trí thấp hơn thì nhu cầu của họ lại không được chú trọng và quan tâm nên dẫn đến tình trạng nắm bắt thiếu sót một số nhu cầu của nhân viên.
Bước 2: Phân loại nhu cầu: Công ty thực hiện phân loại nhu cầu theo cấp bậc của lực lượng bán hàng có trong công ty, tức là phân loại nhu cầu cho nhân viên bán hàng và cấp quản trị gồm cửa hàng trưởng và trưởng phòng kinh doanh.