Văn hoá trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo là sự thể hiện của văn hoá qua các cách thức hành lễ trong tín ngưỡng, cách thức tổ chức cho con người tham gia các hoạt động tôn giáo theo tín ngưỡng của mình, qua thái độ c ủa con người đối với lễ vật nhằm thực hành tín ngưỡng, qua sự kết hợp hài hòa với các giáo lý...
Văn hóa nếu như thể hiện đúng giá trị nhân bản của nó trong tín ngưỡng của mỗi cá nhân thì nó sẽ giúp cho mỗi cá nhân có được những hành động đúng, mang tính tích cực trong khi thực hành các lễ nghi tôn giáo và ngược lại bởi lẽ, một đời sống tinh thần ổn định, một nền đạo đức không bị xói mòn, một kỉ cương xã hội được tôn trọng... không bao giời thiếu bóng
dáng của đời sống tâm linh và một nền văn hoá phát triển lành mạnh với những định hướng đúng đắn, thì tự bản thân giá trị văn hoá ấy sẽ chế ngự những đức tin trá hình, những kiểu tâm linh bệnh hoạn...
Việt nam mặc dù chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các tín ngưỡng của Ấn Độ và Trung Quốc nhưng nhờ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các giá trị văn hoá truyền thống mà các hoạt động tín ngưõng này có những nét riêng biệt, độc đáo và tồn tại song hành với sự phát triển văn hóa- xã hội ngày hôm nay. Điều đó có nghĩa, việc khôi phục lại các hoạt động văn hóa truyền thống như lễ hội... của mỗi công đồng sẽ giúp mỗi người hiểu rõ hơn các nhân tố văn hoá được tồn tại trong các hoạt động tín ngưõng trong đó. Tuy nhiên, không tránh khỏi trên thực tế vẫn còn có những người lợi dụng các hoạt động tín ngưỡng để để phục vụ lợi ích cá nhân. Vì thế việc định huớng văn hoá lãnh mạnh cho mỗi cá nhân trong xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nhất là trong hoạt động phục vụ và thực hành các tín ngưỡng tôn giáo.
Các nhà xã hội học văn hóa sẽ làm gì từ những vấn đề đang đặt ra trong xã hội hiện nay?
Phải nhận thấy rõ thực trạng về vấn đề này, cả những mặt tích c ực và những biến tướng của nó.
Tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
Đưa ra giải pháp để giải quyết những vấn đề tồn tại.