I.1 Giá trị
Giá trị dưới góc độ xã hội học văn hóa có tính chất hướng dẫn và lựa chọn. Vì vậy, khi nó c hỉ ra những cái gì là phù hợp, cái gì là không phù hợp với cá nhân, với cộng đồng, với xã hội thì đồng thời chúng c ũng c hấp nhận những kiểu hành vi nào đó và phủ nhận những hành vi khác. Giá trị được thực hiện thông qua hành động của vai trò xã hội, kiến tạo “sự đồng thuận
xã hội”.
Các thuộc tính của giá trị
- Các giá trị góp phần tạo lập nên nhân cách c ủa con người. Các giá trị thường được các cá nhân chia sẻ với nhau, qua đó nó cũng được củng c ố thêm tính bền chặt cũng như sự vững chắc c ủa nó.
- Giá trị có ảnh hưởng quan trọng tới quyết định và hướng dẫn hành động con người. Tuy nhiên nhiều khi giá trị và hành động không nhất quán nhau.
- Hệ giá trị đóng vai trò liên kết xã hội và điều tiết hoạt động của mỗi thành viên trong cộng đồng. Mỗi xã hội c ó c ác thang giá trị khác nhau
- Giá trị chưa chỉ ra cho mọi người biết phải hành động như thế nào trong mỗi tình huống cụ thể. Chính chuẩn mực xã hội mới thực hiện c hức năng đó
- Giá trị mang tính tương đối và hệ thống giá trị c ũng vì thế chỉ c ó sự ổn định tương đối. Điều đó cho phép cá nhân có một khoảng tự do hành động
- Về nguyên tắc, giá trị mang tính cộng đồng và đóng vai trò điều tiết nội bộ c ộng đồng ấy. Tuy nhiên, giá trị c hung của cộng đồng không phải bao giờ cũng là cái tạo nên sự thống nhất trong xã hội, do nó thống nhất hành vi xã hội như thế nào thì cũng c hia rẽ hành vi xã hội thế ấy.
- Giá trị tồn tại như là một hệ thống, có nhiều cách xác lập hệ thống.
Phân loại giá trị
Giá trị được chia làm hai mức độ: giá trị c ăn bản và giá trị phụ thuộc
Giá trị căn bản: là giá trị chủ đạo đóng vai trò tổ chức, chi phối các
giá trị khác trong hệ thống, hướng chúng vào các mục tiêu, các dự án mà một nhóm hay một cộng đồng người theo đuổi. Có thể phân chia các hạng giá trị xã hội như sau:giá trị thuộc lĩnh vực tự nhiên, giá trị thuộc lĩnh vực kinh tế, giá trị thuộc lĩnh vực tri thức, giá trị thuộc lĩnh vự c hính trị, giá trị thuộc lĩnh vự thẩm mĩ, giá trị thuộc lĩnh vực tín ngưỡng.
Giá trị phụ thuộc: là sự cụ thể hoá của giá trị căn bản trong những
điều kiện lịch sử cụ thể. Vì vậy giá trị phụ thuộc c hịu phục tùng giá trị c ăn bản.
I.2. Chuẩn mực
Chuẩn mực là những cách thức hành động tồn tại và tư duy được xác định, phê phán về mặt xã hội. sự xác định cũng như sự phê chuẩn ấy được thể hiện trong từng nấc thang hay mỗi chiều của kinh nghiệm sống. Nó là khả biến trong phạm vi một nền văn hoá hay giữa các nền văn hoá .
Các thuộc tính của chuẩn mực
- Chuẩn mực xã hội bắt nguồn từ giá trị xã hội, nó đặt ra hệ thống quy tắc hướng dẫn hành động c ho mọi người.
- Chuẩn mực chính là sự cụ thể hoá các giá trị, bổ sung và làm hoàn thiện các giá trị. Tuy nhiên, nội dung các chuẩn mực không chỉ phụ thuộc vào giá trị mà cả vào các đòi hỏi c ủa hoàn cảnh hành động.
- Chuẩn mực không phải lúc nào cũng hoà hợp với nhau.
- Kiến thức về chuẩn mực và sự chấp nhận chuẩn mực sẽ tăng lên trong diễn biến của quá trình thiết chế hoá.. Sự tuân thủ chuẩn mực được kiểm tra bằng lương tâm và được nhận biết như là mẫu hành động tự quyết.
- Khi tham gia vào một tổ chức xã hội mỗi thành viên cần phải tiếp nhận và tuân theo những chuẩn mực của tổ chức đó đặt ra..
- Nhóm hay tổ chức tồn tại được là nhờ một hệ thống giá trị, chuẩn mực do c ác cá nhân trong nhóm hay tổ chức đó xây dựng nên. Do đó trong một tổ chức, muốn cho tổ chức tồn tại và hoạt động các thành viên đôi khi phải nén những mục tiêu cũng như những giá trị riêng của cá nhân lại
- Phạm vi của chuẩn mực rất rộng. Chuẩn mực quan trọng nhất đối với mọi xã hội là luật pháp. Tuy nhiên, sự thích ứng với những chuẩn mực không bắt nguồn từ việc tuân thủ các pháp luật chính thức từ mối quan hệ không c hính thức giữa các thành viên của xã hội.
Phân loại chuẩn mực
- Theo William G Summer (1840-1910) –nhà Xã hội học Mỹ. Chuẩn mực được chia làm hai loại : lề thói và phép tắc. Ở đây, lề thói là cái nên làm
mà không tuân theo lệnh của ai cả, đó là những luật tục, quy ước, đó là chuẩn mực bởi đã đưa ra những quy tắc đối với đạo đức, hành vi c ủa con người trong nhóm, xã hội. Còn Phép tắc quan trọng hơn lề thói đến mức một cộng đồng cử ra một nhóm để thực thi phép tắc.
- Theo Siegfried Lamnek ( Nhà xã hội học Đức), c huẩn mực được chia thành : chuẩn mực phải (luật pháp), chuân mực nên (đạo đức) và chuẩn mực
có thể (tập quán, thói quen), trong đó chuẩn mực nên và chuẩn mực có thể là những chuẩn mực ngoài luật. Ở chuẩn mực phải và sự sai lệch khỏi nó
thường xuất hiện bộ máy định hình phạt được hợp pháp hoá riêng cho việc này (cảnh sát,toà án) trong đó khi ở những chuẩn mực ít bắt buộc hơn thường thiên về các hình phạt không chính thức.
Xã hội học văn hóa nghiên cứu :
- Sự định hướng, kìm hãm, thúc đẩy, phát triển của giá trị- chuẩn mực … trong đời sống xã hội trong không gian, thời gian, trong các nhóm xã hội…
- Nghiên cứu sự kiểm tra, điều tiết quan hệ giữa người với người, người với tự nhiên theo xu hướng chân -thiện -mỹ của hệ thống giá trị- chuẩn mực.
- Nhân tố phát sinh,phát triển hành vi lệch chuẩn trong các nhóm xã hội