Cách tiếp cận cấu trúc-chức năng

Một phần của tài liệu Bài giảng Xã hội học văn hóa - TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 27)

Trong cách tiếp cận này, văn hoá được nhìn nhận như một chỉnh thể toàn vẹn, có tính độc lập tương đối cũng như mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống xã hội. Mỗi tế bào nguyên tử của văn hóa được

nghiên cứu không phải với tư cách là cơ chế (tàn dư) ngẫu nhiên, không c ần thiết (có hại, cổ sơ) mà như là một nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện, như là chức năng trong cộng đồng xã hội –văn hóa. Ở đây, mỗi thiết chế xã hội như : Nhà nước, tôn giáo, gia đình, trường học…(giống như các bộ phận khác nhau trong cơ thể người) đều giữ những chức năng khác nhau, song lại luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau nhằm tạo sự cân bằng trong hoạt động. Theo Parsons -người khởi xướng thuyết cấu trúc -chức năng, mỗi hệ thống đều có 4 chức năng được thể hiện theo sơ đồ : AGIL. Điều này có nghĩa, văn hóa khi nghiên cứu cần phải tìm hiểu vai trò của mỗi yếu tố (chẳng hạn như một hành động, một vai trò, một thiết chế…) trong mối quan hệ với chỉnh thể và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố. Điều quan trọng nhất theo cách tiếp cận cấu trúc -chức năng là việc tìm hiểu văn hóa hoạt động tại đây và hiện nay ra sao trong những biến đổi lịch sử của nó ? Nó giải quyết những nhiệm vụ gì ? Làm thế nào để có thể tái tạo được các hình thái tồn tại c ủa nó (như : sự cân bằng, ổn định, bền vững )...

II..Cách tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu các vấn đề xã hội, dưới c hiều cạnh văn hoá, từ quan điểm xã hội học văn hoá có nghĩa là xem xét văn hóa trong xã hội như một hệ thống đặc thù với tính cách là một hệ thống chỉnh thể, nhìn các hiện tượng văn hóa với tư cách là đối tượng nghiên cứu như một hệ thống có cấu trúc nhiều chiều. Hệ thống đó được cấu tạo bởi nhiều yếu tố. Vì thế khi nghiên cứu từng hiện tượng văn hóa cụ thể phải xem xét nhiều khía cạnh, từ đó mới đề ra được giải pháp mang tính hữu hiệu bởi lẽ một hệ quả có thể do từ nhiều nguyên nhân tạo nên.

III.. Cách tiếp cận theo hướng sinh thái học văn hoá

Tiếp cận theo hướng sinh thái học văn hoá là nghiên cứu dựa trên mối quan hệ giữa các cơ thể sống với môi trường tự nhiên của chúng. Ở đây, môi trưòng tự nhiên khách quan có ảnh hưởng sâu sắc tới c ác chế độ xã hội và tư tưởng con người. Những người theo thuyết sinh thái học văn hoá cho rằng : kiểu văn hoá của mỗi tộc người được tạo ra là do qui định của những nguồn tài nguyên và những giới hạn của môi trưòng xung quanh, kể cả những thay đổi trong môt trường đó

Một phần của tài liệu Bài giảng Xã hội học văn hóa - TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)