BIỂU TƯỢNG (SYMBOL)

Một phần của tài liệu Bài giảng Xã hội học văn hóa - TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 32)

Biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, vật sống động, đồ vật... nó bỉểu hiện trừu tượng và là hình ảnh cụ thể của một sự hay một điều gì đó.

Đặc điểm của biểu tượng

- Biểu tượng được tạo nên bởi trí tưởng tượng của con người. Nó ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và chuyên chở những giá trị của xã hội vào đời sống con người.

- Biểu tượng là cầu nối giữa thế giới ý niệm và thế giới hiện tại

- Biểu tượng khi xuất hiện lập tức tự động gợi ra một ý nghĩa, một ý tưởng không tính đến lý do sản sinh ra sự tương quan, không cần nhờ vào sự suy luận và được giới hạn phạm vi trong cộng đồng văn hóa chấp nhận sự tương quan đó.

- Biểu tượng là tín hiệu hai mặt : cái biểu thị và cái được biểu thị. Nó tác động trực tiếp đến các giác quan.

- Thông qua biểu tượng, biểu trưng và các hệ thống biểu trưng mà các lợi ích đạt được nhiều nhất khi chúng tham gia và việc tạo ra các sản phẩm biểu trưng hoàn toàn đứng vững được một mình như các tác phẩm văn học nghệ thuật,c ác nghi lễ… và một tập hợp biểu nghĩa mà mỗi c á nhân, nhóm, cộng đồng văn hóa có thể hiểu, diễn giải, đánh giá, phê bình hoặc biến đổi chúng.

- Những biểu tượng- sản phẩm của biểu trưng chính là lý do tồn tại tối hậu cho các hệ thống của chúng.

Phân loại biểu tượng

Biểu tượng có nhiều dạng như : biểu trưng, biểu hiện, nhãn hiệu, phù hiệu và dấu hiệu… Biểu trưng là bất kỳ thực thể nào (vật chất hay trừu tượng) có chứa nghĩa và có thể quy chiếu sang thực thể khác. Biểu hiệu là một biểu tượng nào đó trước kia nhưng hiện nay không còn đủ năng lực để làm đặc trưng duy nhất của một cộng đồng. Phù hiệu thường là dấu hiệu một chức trách xã hội và qua đó nội bộ một ngành nhận biết qua nhau qua cấp hiệu. Nhãn hiệu được dùng trong sản xuất vật phẩm để phân biệt các vật phẩm cùng loại với nhau. Nhãn hiệu được lựa chọn tuỳ theo sở thích của người chủ nó. Dấu hiệu là một từ thông dụng có ngoại diên rộng lớn. Trong trật tự biểu tượng nó được giới hạn bởi những đối tượng vật chất đơn giản như : hình ảnh, cử chỉ, màu sắc…do một quan hệ tự nhiên hay ước lệ mà được dùng để chỉ định một tình trạng không thể tri giác được trong đời sống tự nhiên xã hội.

Xã hội học văn hoá nghiên cứu

- Những hành động mang tính biểu trưng thông qua các biểu tượng được sử dụng trong đời sống xã hôi của các nhóm xã hội.

- Xem xét những tác động xã hội mà biểu tượng mang vác trong không gian, thời gian tới các cá nhân, nhóm xã hội…

III. NGÔN NGỮ

Ngôn ngữ là một tổ hợp biểu tượng quan trọng, một hệ thống giao tiếp, sử dụng âm thanh hoặc các biểu tượng khác nhau có ý nghĩa được quy định. Nó là một trong những biểu hiện cơ bản để phân biệt giữa người và các loại động vật khác. Thông qua ngôn ngữ mà tư tưởng, giá trị, quan niệm và trí thức của chúng ta được lưu truyền, thể hiện và chia sẻ.

Mỗi dân tộc có một loại ngôn ngữ đặc trưng của riêng mình. Thậm chí với những dân tộc không có chữ viết nhưng họ vẫn có tiếng nói làm ngôn ngữ chung cho mình. Bởi lẽ chỉ có ngôn ngữ con người mới có thể giúp nhau hiểu được vấn đề nào đang diễn ra và đang được bàn luận đến. Chính sự quan trọng của ngôn ngữ đã khiến cho một trong những công việc đầu tiên cần phải hoàn thiện để hoàn thành quá trình xã hội hoá ở trẻ em là học ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một công c ụ được truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó được coi như một nhân tố trung tâm của văn hoá.

Một phần của tài liệu Bài giảng Xã hội học văn hóa - TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 32)