VĂN HÓA TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Bài giảng Xã hội học văn hóa - TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 44)

“Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và v ật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật v à văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng” Với ý nghĩa đó, văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con người, dù đó là hoạt động sản xuất vật chất hay sản xuất tinh thần, trong quan hệ giao tiếp ứng xử xã hôi hay trong thái độ với thiên nhiên… còn kinh tế là hoạt động nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội trong đó có các nhân tố như : vốn, tài nguyên, khoa học – công nghệ và con người (người quản ly và người lao động). Nói tới con người là nói tới văn hóa, vì toàn bộ các giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực tinh thần của con người. Những năng lực và phẩm chất đó được vật chất hóa trong quá trình sản xuất. Vì vậy văn hóa và kinh tế có mối quan hệ vô c ùng chặt chẽ với nhau. Ở đây văn hóa là yếu tố nội sinh, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế.

Chúng ta đều biết đời sống xã hội có hai mặt : vật chất và tinh thần. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội và với tính cách như vậy, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực c ủa sự phát triển kinh tế xã hội.

Từ trước đến nay, văn hoá là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy tính năng động sáng tạo, ý thức trách nhiệm của con người trong hoạt động kinh tế. Nó mang lại không ít các c ơ hội c ho kinh tế phát triển nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ và du lịch. Chính vì vậy có thể nói rằng văn hoá đang có một tác động trực tiếp vô cùng to lớn tới sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia.

Bên cạnh đó chúng ta c ũng có thể nhận thấy các hoạt động kinh tế cũng có tác động ngược trở lại với các nhân tố văn hoá. Nhất là trong thời đại hiện nay, rất nhiều những nét văn hoá mới đang phát triển và trở thành những giá trị chung cho cả nhân loại, nếu một nền kinh tế kém phát triển thì sự hội nhập này rất khó khăn và cộng đồng ấy, quốc gia ấy vô tình đã làm mất đi những cơ hội tiếp thu những nét đẹp văn hoá mới mà nhân loại đang tiếp cận

Một phần của tài liệu Bài giảng Xã hội học văn hóa - TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 44)