VĂN HOÁ DÂN GIAN (FOLKORE)

Một phần của tài liệu Bài giảng Xã hội học văn hóa - TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 34)

Văn hoá dân gian là toàn bộ tác phẩm tinh thần mang tính biểu tượng phản ánh đời sống sinh hoạt của một nhóm người trong xã hội. Nó là giai đoạn, thành tựu của phát triển văn hoá cộng đồng xã hội, được thừa kế tinh hoa của các xã hội trước đó và được truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Các loại hình văn hoá dân gian

Văn chương truyền miệng: là loại hình văn hoá dân gian phổ biến trong

các thể loại như: Thể loại truyện kể, ca khúc dân gian, những câu đố, tục ngữ.

Văn hoá vật chất: là một hình ảnh của văn hoá dân gian được tồn tại rõ nét ở những sản phẩm trong mỗi cộng đồng dân tộc như: kiến trúc, nghệ thuật tạo hình và thủ công mỹ nghệ. Mỗi một dân tộc khác nhau có những đặc sắc riêng về văn hoá vật chất.

Văn hóa ứng xử: Mỗi một dân tộc khác nhau, vùng miền khác nhau lại có những cách ứng xử với thiên nhiên, với con người khác nhau, sự khác biệt này làm nên những nét văn hoá đặc trưng trong ứng xử mỗi dân tộc, vùng miền.

Những loại hình tổng hợp: gồm nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật nấu ăn và các trò chơi dân gian. Đây là loại hình chứa đựng một sự dàn dựng, một loạt các hành động và một loạt các loại hình chứa đựng giữa văn chương truyền miệng và văn hoá vật chất.

Các chức năng văn hoá dân gian.

Chức năng giáo dục: phổ biến tri thức về lao động, về mọi ứng xử trong đời sống xã hội, về kiến trúc và về ăn uống…

Chức năng điều chỉnh và kiểm soát xã hội: thể hiện ý chí chung của cộng đồng, nó góp phần điều chỉnh và kiểm soát xã hội theo những giá trị, chuẩn mực đã được công nhận, góp phần ngăn ngừa lệch chiều xã hội ca ngợi những ứng xử với số đông thừa nhận, phù hợp với phát triển, tiến bộ xã hội.

Chức năng giải trí tưởng tượng: giúp c on người thông qua những nhân vật thoát khỏi quan hệ xã hội đời thường khắc nghiệt, những điều cấm kỵ của xã hội, những quy định về đời sống tự nhiên để sống với c on người đích thực của chính mình, để quên đi những nỗi nhọc nhẵn trong đời sống hằng ngày.

Chức năng nhận thức: đem đến cho con người những nhận thức về quá khứ, về ý thức tính thống nhất, thống nhất xã hội qua biểu tượng nghệ thuật.

Xã hội học văn hoá nghiên cứu

- Những đặc tính quan trọng c ủa văn hoá dân gian: Sự định hướng, kìm hãm, thúc đẩy, phát triển… trong đời sống xã hội.

- Sự nhập môn văn hoá dân gian của các c á nhân , các nhóm xã hội…

Một phần của tài liệu Bài giảng Xã hội học văn hóa - TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)