NỂN VĂN HOÁ MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1.1. Những kêt quả và thành tựu của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Trong những nãm qua, việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam đã đạt được những thành tựu sau đây:
Thứ nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thực hiện sự lãnh đạo trong việc xây dựng nền văn hoá mới ở nước ta.
Trong Bản Đề cương Vãn hoá năm 1943, Đảng ta đã khẳng định “cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo” [23, 318], vì : “Có lãnh đạo được phong trào văn hoá, Đảng mới ảng hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả [23, 316], Trong điều kiện một số người trong nhóm "Nhân văn" chống đường lối vãn nghệ của Đảng, Đảng ta đã kịp thời chỉ đạo cuộc đấu tranh chống lại xu hướng này, để tạo điều kiện cho văn hóa xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển. Đảng ta chỉ ra phải "kiên quyết tiến hành đấu tranh tư tưởng, quét sạch tư tưởng của nhóm "Nhân văn". Đây là biểu hiện của tư tưởng thù địch về mặt chính trị, đồng thời là biểu hiện nghiêm trọng của quan điểm văn nghệ tư sản [24,67]
Đại hội lần thứ III năm 1960 Đảng ta đã khẳng định cách mạng tư tưởng văn hoá là một trong ba nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng tư tưởng văn hoá, cách mạng kỹ thuật và cách mạng về kinh tê).
Cách mạng xã hội chủ nghĩa về vãn hoá có nhiệm vụ “gạt bỏ thế giới quan và nhân sinh quan cũ, xây dựng thế giới quan chủ nghĩa Mác - Lênin và nhân sinh quan Cộng sản chủ nghĩa, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống tinh thần cua nước ta và
trở thành hệ tư tưởng của toàn dân tộc, trên cơ sở đó mà xây dựng đạo đức mới của nhân dân ta [ 25, 550],
Có thể nói Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta đã có một bước tiến mới trong quan niệm về kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đảng ta cho rằng, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành quả văn minh nhân loại thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại từ đó nâng lên tầm cao mới của vãn hoá 4000 năm lịch sử của dân tộc [18, 62].
Từ việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, nâng lên tầm cao mới của dân tộc Việt Nam, Đảng ta đã chỉ ra nhiệm vụ trọng tâm của cuộc cách mạng tư tưởng và văn hoá là “xây dựng con người, xây dựng nền văn hoá mới, tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối chính sách của Đảng".
Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã quan tâm “quản lý chặt chẽ công tác xuất bản, công tác điện ảnh và công tác phát hành sách, báo, phim, ảnh”, “cải tiến chính sách đối với người làm công tác nghệ thuật chuyên nghiệp”, “hoàn thành việc sưu tầm vốn văn hoá và nghệ thuật các dân tộc”.
Có thể nói tới Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta có một bước tiến mới trong nhận thức về vai trò của vãn hoá với xã hội. “Văn hoá ... vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. [21,110].
Nghị quyết Trung ương 5 của Đại hội VIII, Đảng ta đã đánh giá một cách toàn diện những kết quả đạt được, những hạn chế trong việc kế thừa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc những năm qua, đổng thời nêu lẻn những phương hướng xây dựng nền văn hoá Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng.
Có thể nói từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cho tới nay, Đảng ta đã thường xuyên quan tâm tới kế thừa phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, coi cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá là một bộ phận trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thông qua quản lý của bộ máy Nhà nước, thông qua các tổ chức xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với sự phát triển văn hoá xã hội chủ nghĩa. Mọi thành tựu trong phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước đều gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ hai: Trong những năm qua Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa và phát huy một cách toàn diện văn hoá Việt Nam.
Văn hoá Việt Nam được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trên nhiều lĩnh vực Hô Chí Minh đã kế thừa và phát huy rực rỡ những giá trị văn hoá trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Người. Đó là một trong các nguyên nhân đưa cách mạng Việt Nam vượt qua những khó khăn, thử thách đi đến những thắng lợi huy hoàng của dân tộc Việt Nam.
Tiếp nối tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát huy những giá trị đánh giặc của dân tộc Việt Nam. Nhân dân Việt Nam hơn ai hết đã hiểu được khả năng của dân tộc mình “một nước đất không rộng lắm, người không đông lắm” nên phải lấy ít địch nhiều. Đảng ta đã phát huy truyền thống đó để xây dựng được lực lượng cách mạng cả ở thành thị, nông thôn và rừng núi. Ở rừng núi là những binh đoàn chủ lực là những quả đấm thép giữ vai trò quyết định trong kết thúc chiến tranh. Những sức mạnh đó chỉ được phát huy khi có lực lượng ở các địa phương, ở các thành thị. Đảng đã tạo ra thế chiến lược của cuộc chiến tranh nhân dân, cả nước đánh giặc không kể già, trẻ, gái, trai, dân tộc, tôn giáo.
Truyền thống đánh giặc Việt Nam là “lấy trí nhân để thay cường bạo”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách khéo léo để tranh thủ những kẻ còn lương tâm trong hàng ngũ địch. Đối với người Việt Nam đi lính cho Pháp nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi họ quay súng về với dân tộc. Người cho rằng, cách mạng có người đi trước, kẻ đi sau. Với những tên xâm lược Pháp, Người một mặt kiên quyết diệt trừ những tên gian ác, mặt khác lại tìm cách đánh thức những kẻ có lương tâm, kêu gọi họ phản đối lại chính sách xâm lược của Chính phủ Pháp. Trong chiến tranh, Đảng ta đã đẩy mạnh công tác địch vận, dùng những đội quân tóc dài với tiếng nói của những người vợ, người mẹ, người chị, dùng tình cảm đánh thức lương tâm, góp một phần làm tan dã quân địch.
Trong ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn sử dụng phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”: Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, tìm mọi cách để cô lập những kẻ thù, tranh thủ tối đa những lực lượng có thể tranh thủ. Đảng ta đã tiếp thu những bài học đó nâng truyền thống ngoại giao của Việt Nam lên một tầm cao mới. Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương “ Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” [26, 119], thực hiện “mở rộng quan hệ nhiều mặt song phương và đa
phương với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị lớn, các tổ chức quốc tê va khu vực [26,120] chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực .
Trong quan hệ với các nước, Việt Nam đã chủ trương thu hẹp những bất đông, gia tăng những điểm tương đồng để tạo điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế, phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tê xã hội của đất nước. Nhờ tinh thần chủ động phá thế bao vây cấm vận của các nước phương Tây, quan hệ quốc tế của nước ta từng bước được mở rộng. Tháng 11-1991, Việt Nam và Trung Quốc ký tuyên bô chung thoả thuận khôi phục quan hệ bình thường giữa hai đảng và hai nhà nước. Tháng 7- 1995 Việt Nam và cộng đồng kinh tế châu Âu (EU) ký hiệp định khung về hợp tác hai bên. Tháng 7- 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN, chấm dứt một thời kỳ dài khu vực Đông Nam Á bị chia cắt thành hai nhóm nước đối lập. Tháng 7- 1995 Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ, lập quan hệ ngoại giao và tháng 8-1995 mở sứ quán ở thủ đô mỗi nước. Nhờ đường lối đối ngoại đúng đắn rộng mở Việt Nam đã phá được thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch. “Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 169 nước đặc biệt lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta có quan hệ vói tất cả các nước, trung tâm chính trị - kinh tế trên thế giới” [80, 32].
Việt Nam đang phấn đấu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện quản lý xã hội theo quy định luật pháp, nhằm xây dựng một xã hội kỷ cương, kỷ luật. Việt Nam từ một nước phong kiến, bị chủ nghĩa thực dân cai trị 80 năm đi lên chủ nghĩa xã hội, nên chúng ta còn thiếu rất nhiều văn hóa pháp luật, vãn hóa chính trị. Người Việt Nam thường sống theo lệ làng. Hồ Chí Minh trước đây đã chủ trương xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ để quản lý xã hội nước ta. Song do những quan niệm chưa đúng về chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng mô hình của chủ nghĩa xã hội hành chính bao cấp, chúng ta phủ nhận kinh tế thị trường. Vì vậy, trên thực tế một thời gian dài, chúng ta chưa quan tâm tới xây dựng nhà nuớc pháp quyền.
Để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu hệ thống lý luận nhà nước pháp quyền ở các nước phương Tây, học tập kinh nghiệm quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý nhà nước để bổ sung kiến thức từ đó xây dựng cho được nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của dân tộc Việt Nam. Nhà nước pháp quyền đó cần phải kế thừa những giá trị truyền thống của nhà nước Việt Nam trước đây. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa mà Việt Nam xây dựng phải là một nhà nước kỷ cương nề nếp, nhà nước lấy nhiệm vụ phục vụ nhân dân là mục đích tôi thượng, kết hợp tính kỷ cương kỷ luât. Với phát huy tinh thần tự quản của nhân dân.
Thứ ba: Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta vừa đẩy mạnh phổ biến tuyên truyền văn hoá Việt Nam ra nước ngoài; vừa đẩy mạnh việc học tập, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta một mặt đẩy mạnh công tác ngoại giao bằng những cuộc trao đổi thăm viếng giữa các đoàn ngoại giao, giữa các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua trao đổi giao lưu giữa các đoàn nghệ thuật Việt Nam, với các đoàn nghệ thuật của các nước, giúp cho bạn bè quốc tế hiểu biết truyền thống văn hoá, nhân văn nhân đạo của Việt Nam, giúp chúng ta đấu tranh với những luận điệu của các thế lực thù địch xuyên tạc vu khống Việt Nam. Mặt khác chúng ta đẩy mạnh công tác xuất bản báo chí bằng tiếng nước ngoài, không ngừng tăng cường thời lượng phát sóng của phát thanh, truyền hình Việt Nam ra nước ngoài, giúp nhân dân các nước hiểu Việt Nam biết văn hoá Việt Nam. Trong Văn kiện đại hội lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định :
“ Đẩy mạnh công tác thông tin phục vụ nghiên cứu, làm tốt công tác dự báo tình hình khu vực và thế giới, kịp thời có những chủ chưởng chính sách đối ngoại thích hợp khi tình hình thay đổi. Tăng cường hơn nữa công tác thông tin đối ngoại và văn hoá đối ngoại... Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại của nhân dân” [26, 122] .
Cùng với việc phổ biến văn hoá Việt Nam ra nước ngoài, Việt Nam cũng tăng cường mở rộng hợp tác trao đổi phim ảnh, thực hiện hợp tác trong sản xuất phim để nâng cao chất lượng phim Việt Nam. Chúng ta cũng đã tăng cường trao đổi trong giáo dục đào tạo với các nước. Một mặt, chúng ta gửi sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học tập, mặt khác Việt Nam cũng nhận đào tạo nhiều sinh viên các nước, do vậy nhân dân Việt Nam có điều kiện hiểu biết được văn hoá nhiều nước như: Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, và nhiều nước khác trên thế giới. Thời đại bùng nổ thông tin đã và đang tạo ra những điều kiện cho nền văn hóa của các quốc gia xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Đó chính là tiền đề xây dựng nhũng quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc trên thế giới.
Thứ tư: Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đẩy manh cuộc đấu tranh chống văn hóa đồi truỵ.
Chống phá chủ nghía xã hội vốn là mục tiêu sô một của các thê lực đê quốc trên thê giói. Ngày nay, các thế lực phản động trên thế giói lợi dụng những thành tựu khoa học công nghệ, đang dùng trăm phương ngàn kế, từ bí mật tối công khai, đang thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” vói các nước xã hội chủ nghĩa hòng gây ra sự hoang mang về tư tưởng trong nhân dân. Âm mưu thủ đoạn chống phá chủ nghĩa xã hội rất đa dạng từ cách phủ nhận học huyết Mác - Lênin, tìm cách biện minh cho sự tồn tại vĩnh hằng của chủ nghĩa tư bản, tói phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận con đưòng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. [ 102, 15-19]
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã làm nhiều việc, đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện dân chủ hoá trong đòi sống xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam từ một nước sản xuất nhỏ, đòi sống nhân dân còn nhiều khó khăn, hệ thống luật pháp còn thiếu và chưa đồng bộ, cơ chế thực hiện dân chủ còn nhiều bất cập, cho nên việc thực hiện dân chủ còn nhiều hạn chế là đưcmg nhiên khó tránh khỏi. Đồng thời chúng ta khẳng định dân chủ của chúng ta là dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ phải đảm bảo lợi ích cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động, dân chủ trên cơ sở phải giữ vững độc lập tự do của Tổ quốc. Tuyệt nhiên không có dân chủ phi giai cấp, dân chủ không gắn vói kỷ cương, kỷ luật.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời đấu tranh làm thất bại nhũng âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề tự do dân chủ, vấn đề nhân quyền đi ngược lại lọi ích của nhân dân. Chúng ta đã sử dụng nhiều phương tiện từ báo chí phát thanh, truyền hình, thông qua các bài viết của các cán bộ có trách nhiệm, qua ý kiến phân tích của các nhà khoa học, qua ý kiến của nhân dân để phản bác lại những luận điệu xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những luận điệu xuyên tạc thực tế đổi mới của đất nước ta những năm qua.
Thứ nám: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được Đảng Cộng sản Việt Nam phát huy và nâng lên tám cao mới.
Chủ nghĩa yêu nước là truyền thống nổi bật của dân tộc Việt Nam. Yêu nước của ngưòi Việt Nam gắn vói tình cảm yêu gia đình, yêu quê hương, yêu lũy tre làng, yêu giếng nước sân đình. Truyền thống yêu nước đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên tầm cao mói yêu nước gắn với quyết tâm giành cho được độc lập tự do cho dân tộc. Người đã kêu gọi nhân dân: "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho
được độc lập . Hay trong LỜI kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khăng định Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” [65, 480]
Tinh thần yêu nước đó đã giúp chúng ta đi đến thắng lợi trong cách mạng Tháng