Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy truyền thống nhân văn Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 53)

Lòng nhân ái là một truyền thống nổi bật, cốt lõi của dân tộc Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu để dựng nước và giữ nước. Dân tộc Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài hàng nghìn năm lịch sử trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt của vùng nhiệt đới ấm ướt, với mưa nguồn, nước lũ, bão tố phong ba, nắng hạn, sâu keo, dịch bệnh... Thiên tai thường xuyên đe doạ cuộc sống của nhân dân ta, những cư dân nông nghiệp lúa nước mà công cuộc dựng nước gắn liền với công cuộc khai hoang mở đất. Cuộc đấu tranh trong lao động gian khổ và làu dài đòi hỏi nhân dân ta không những phải có nghị lực phi thường mà còn phải thương yêu, đùm bọc, liên kết với nhau, chung lưng đấu cật, đổng cam cộng khổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc. Người dạy: "Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa... Hiểu chủ nghĩa Mác -Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin cho được" [71, 554]. Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam từ những nội dung như sau:

Thứ nhất: Yêu thương con người.

Dân tộc Việt Nam vốn rất yêu quý con người, coi "người là hoa của đất", quan tâm đến việc người hơn là việc của trời. Trong quan hệ giữa người với trời thì "không có người không thành trời" (Lãn ông) và "xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều" (Nguyễn Du). Trong quan hệ giữa người với người thì "người sống hơn đống vàng", "người làm nên của, của không làm nên người". Từ xưa, ở Việt Nam “thương người như thể thương thân" là câu cửa miệng, thấm sâu vào tiềm thức nhân dân lao động, cố định thành tâm lý quần chúng ở Việt Nam.

Truyền thống nhân ái của dân tộc có cơ sở lịch sử và xã hội của nó, đã nảy sinh và được bồi đắp trong hoàn cảnh lịch sử đất nước thường xuyên bị thiên tai tàn phá, mà còn từng bị phương Bắc đô hộ hết sức tàn khốc hàng ngàn năm, sau đó lại bị xâm lược nhiều lần. Lòng từ bi của Phật Giáo, đạo nhân nghĩa của Nho giáo và tinh thần bác ái của Công giáo cũng đã góp phần ít nhiều, vào việc hình thành truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam.

Trên mảnh đất Việt Nam, suốt ngàn năm qua, vấn đề con người luôn luôn gắn liền với vấn đề dân tộc. Một khi đất nước có chiến tranh, dân tộc mất độc lập, cũng có nghĩa là người dân rơi vào tình trạng bị áp bức bóc lột, bị nô dịch. Do vậy, giải phóng dân tộc trong suốt thời kỳ lịch sử Việt Nam phải gắn với xóa bỏ ách đô hộ đối với nhân dân. Từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc những người dân Việt Nam trở thành dân của một nước thuộc địa. Cuộc sông của ngưòi dân đã được Hồ Chí Minh khắc hoạ qua mấy câu thơ sau:

Trên đời, ngàn vạn điều cay đắng Cay đắng chi bằng mất tự do

Dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam bước sang thế kỷ XX với nhu cầu tìm ra một hệ tư tưởng mới, đủ sức giải quyết cả vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Truyền thống nhân ái đứng trước yêu cầu phải được nâng lên một trình độ cao hơn dưới ánh sáng của một hệ tư tưởng - Chủ nghĩa Mác - Lênin. Lòng nhân ái vốn có của Việt Nam trước đây còn có những hạn chế về lợi ích giai cấp và lịch sử. Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam trước hết là tiếp nhận hạt nhân cơ bản của chủ nghĩa nhân văn mác xít, Hồ Chí Minh đã đem đến cho dân tộc ta chủ nghĩa nhân văn mới mang đặc trưng riêng của thời đại cách mạng giải phóng dân tộc, gắn với các dân tộc thuộc địa.

Chủ nghĩa nhân văn mác xít là chủ nghĩa nhàn văn chân chính, nhằm giải thoát con người khỏi khổ đau, khỏi cảnh bị áp bức, bóc lột đem lại cho con người cuộc sống làm người thực sự. Nó khác về chất so với chủ nghĩa nhân văn đã có từ trước ở chỗ nó tìm hạnh phúc cho con người ở thê giới trần gian mà do chính con người tự cứu lấy mình, tự giải thoát mình khỏi những ràng buộc, áp bức, bằng con đường đấu tranh cách mạng. Nó khác với lòng từ bi hỷ xả trong Phật giáo, vì tình thương của Phật giáo là sự ban ơn, cứu vớt, là trông chờ ở bên ngoài, ở người khác là

kêu gọi tình thương của người giầu có với người nghèo khổ. Nó cũng khác với chủ nghĩa nhân văn tư sản chỉ chú ý đến lợi ích của cá nhân. Nó cũng khác với chủ nghĩa nhân văn của các nhà không tưởng. Các loại chủ nghĩa nhân văn này đều hy vọng vào sự thông cảm thương xót của người giầu với người nghèo, đều đi đến phủ nhận đấu tranh cách mạng. Trái lại chủ nghĩa nhân văn mác xít được thực hiện bằng con đường cách mạng duy nhất, con đường hoàn thiện bản thân và hoàn thiện xã hội, con đường "phê phán và cách mạng" như Mác nói.

Là người am hiểu sâu sắc nền văn hoá phương Đông, Hồ Chí Minh đã cải biến đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa nhân văn truyền thống vói chủ nghĩa nhân văn mác xít để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Với thang giá trị văn hoá của dân tộc, cuộc tìm tòi lịch sử của Hổ Chí Minh qua các châu lục truớc hết không phải khám phá ra những gì cao siêu mà chính là sự bổ sung những sự hiểu biết về nhu cầu chung của nhân loại: sự khổ đau của các dân tộc bị áp bức, nỗi thống khổ của đa số đồng loại bị bóc lột, không kể màu da, chủng tộc, tôn giáo và khát vọng được giải phóng của họ. Người thấy rõ nhu cầu của dân tộc - con người Việt Nam cũng là nhu cầu của các dân tộc và nhân dân toàn thế giới; nhu cầu giải phóng khỏi áp bức dân tộc và con người. Đó là cơ sở cho Hồ Chí Minh đi từ quốc gia đến quốc tế, từ dân tộc đến nhân loại về tư tưởng, và vì vậy - ngay từ đầu, Người đã trở thành một chiến sĩ quốc tế suốt đời đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động toàn thế giới. Đây cũng chính là tiêu chí để với các thang giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh đã lựa chọn thu thập được con đường, học thuyết khoa học chân chính vì những nhu cẩu của dân tộc và phù hợp với sự tiến hoá của nhân loại cũng như đòi hỏi của thời đại mới.

Nhu thế, từ chủ nghĩa nhân văn, vì chủ nghĩa nhân văn trong văn hoá truyền thống của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đi ra thế giới, thấu hiểu nhu cầu nhân loại và hoà nhập vào dòng tiến hoá của thời đại. Quan niệm của Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người theo quan điểm vô sản, hướng tới xã hội xã hội chủ nghĩa có đầy đủ các yếu tô xuất phát là dân tộc - nhân loại - thòi

đại. Sự hoà quện nhuần nhuyễn đó đã khẳng định ngay từ đầu những nhân tố cơ bản cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, nó cũng chứng tỏ rằng, quá trình

tiến lên của dân tộc Việt Nam hướng tới xã hội chủ nghĩa không phải do ý muốn chủ quan của bất kỳ ai đó, mà là nhu cầu nội tại của dân tộc. Trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh với hành trang văn hoá truyền thống dân tộc đã nhận thức được những tất yếu khách quan đó đã đưa cách mạng Việt Nam đi vào hướng phát triển chung và tất yếu của xã hội loài người vì "chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới" [67,474].

Từ thực tế xã hội thuộc địa phong kiến Việt Nam, bằng sự từng trải qua nhiều nước thuộc địa, nhiều nước tư bản chủ nghĩa và được chứng kiến sự thay đổi của nước Nga Xô Viết, Hồ Chí Minh khẳng định: "không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa" [69, 291].

Điều đó cắt nghĩa lý do vì sao cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, những con đường cứu nước của những nhà yêu nước Việt Nam khác với khát vọng giành lại độc lập dân tộc, đã không bén rễ được trong nhân dân Việt Nam. Phong trào Cần Vương, phong trào theo xu hướng tư sản tuy có những quan niệm khác nhau, nhưng đều có điểm chung là đã lạc hậu về mặt lịch sử, không chú ý tới yêu cầu giải phóng con người Việt Nam khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột.

Tóm lại, chỉ trên cơ sở tiềm năng văn hoá giàu tính nhân văn đó, Hồ Chí Minh mới có niềm tin vào dân tộc và nền văn hoá dân tộc, tin vào con người Việt Nam và mạnh dạn phát động nhân dân ta đứng lèn chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc khi trong tay không có thứ gì ngoài lòng tin và lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường. Cũng từ đó, Người nêu quan điểm mới về con người, về vãn hoá và về chủ nghĩa nhân văn mới. Đó là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.

Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là kết tinh của lòng nhân ái vốn có của dân tộc ta với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, với mục tiêu tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. "Vì sự giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người" [31,17], Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là quan tâm đến con người, thương yêu con người, là giải phóng con người và xoá bỏ nỗi đau của con người. Con ngirời ở đây, trước hết là con người bị áp bức, bị đày đoạ, bị ngược đãi, là những nô lệ bị hành hình kiểu Linsơ ở Mỹ, những người da đen bị ném xuống biển ở Đa- ca, những

dân bản xứ bị tàn sát hàng loạt ở Đa hô mây, ở Angiêri... những người gồm đủ các màu da, các chủng tộc ở các thuộc địa cũng như chính quốc.

Hồ Chí Minh không nói đến con người trừu tượng chung chung với những bản chất, bản tính cao siêu, "bay lượn ở đâu đó" ngoài thế giới người, mà nói đến những con người hiện hữu ở trên trái đất này. Do đó, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh mang tính nhân loại tính người sâu sắc và cụ thể.

Từ chỗ yêu thương nhân dân mình những người dân mất nước, Người yêu thương nhân dân các nước thuộc địa, yêu thương toàn thể nhân dân lao động bị áp bức trên thế giới, yêu thương cả loài người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi từ tình cảm dân tộc đến chủ nghĩa cộng sản, đã kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước truyền thống của nhân dân ta với chủ nghĩa quốc tế vô sản, đã mang lại cho lòng nhân ái của dân tộc ta một nội dung mới, cụ thể.

Tinh thần "nhiễu điều phủ lấy giá gương" của nhân dân ta được biểu hiện rực rỡ nhất trong chính sách đại đoàn kết dân tộc của Người, khiến cho cách mạng Việt Nam càng thắng lợi thì Mặt trận dân tộc thống nhất càng mở rộng, khối đại đoàn kết toàn dân càng vững chắc. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền thống "thương người như thể thương thân" của nhân dân ta đã trở thành tình quốc tế rộng lớn" bốn phương vô sản đều là anh em", đoàn kết giữa các đảng Cộng sản và công nhân, giữa các nước xã hội chủ nghĩa, đoàn kết với nhân dân Đông Dương, nhân dân Châu Á, với tất cả các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết quốc tế ở Hồ Chí Minh là chính sách cách mạng bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, từ tình cảm yêu thương chân thành đối với con người, từ niềm tin mãnh liệt vào lương tri, trí tuệ của con người, vào tương lai tươi sáng của nhân loại sẽ vĩnh viễn thoát khỏi xiềng xích của chủ nghĩa đế quốc và các hình thức bóc lột khác. Trong thế giới bạo tàn của chủ nghĩa đế quốc, hàng trăm triệu người tìm thấy ở tình yêu thương, tìm thấy ở Người sự chăm lo cho con người lao động, cho sự tiến bộ của nhân dân. Nhà báo Bơc xét đã nhận xét rằng: "Nói tới một người cả cuộc đời mình để lại ân tình sâu nặng trong nhân dân thì không có ai ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh" [111, 235], Độc lập, tự do là khát vọng của dân tộc nhưng theo Người, đó chỉ là điều kiện cần thiết, để hướng tới mục đích đem lại hạnh phúc cho con người. Do vậy, "phải tìm con đường đi tới một cuộc sống có đủ điều kiện xứng đáng với con người" [83,92]

Lòng nhân ái mênh mông như biển cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nguồn từ lòng nhân ái vốn có của dân tộc và dựa trên một tình cảm giai cấp sâu sắc, một lý tưởng cách mạng sáng ngcd. Không đi theo lối mòn của các bậc tiền bối, Hồ Chí Minh đã lựa chọn phương thức đi vào quần chúng "bên dưới" bằng con đường lao động làm thuê và "vô sản hoá". Bằng phương pháp ấy, Người không bị mơ hồ " sa vào cạm bẫy của chủ nghĩa cơ hội", mà có điều kiện khảo sát tìm tòi, tổng kết thực tiễn, suy nghĩ độc lập, phát triển nhận thức... đồng thời tiếp thu được chủ nghĩa Mác -Lênin làm cơ sở để hiểu rõ, hiểu sâu hơn bản chất chủ nghĩa thực dân - đê quốc.

Với lập trường giai cấp vững vàng, sự hiểu biết sâu rộng lý luận khoa học của phong trào giải phóng giai cấp công nhân - bước tất yếu để giải phóng cả loài người - lòng nhân ái của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng nhân ái hiện thực. Nó khắc phục những thiếu sót căn bản về cả mục tiêu lẫn phương pháp của những tấm lòng nhân ái xưa kia. Thương người, thương mình nhưng từ thế hê này qua thế hệ khác, nhân dân lao động nào biết "thương sao cho trọn"? Lòng thương người của những giai cấp bóc lột đứng trên nhìn xuống, do vậy không làm vơi được nỗi khổ cực của những lớp người bị áp bức bóc lột. "Nỗi đau nhân tình" của Nguyễn Du đọng lại trong những tiếng kêu than "thương thay cũng một kiếp người", "Sinh ra là thế biết là tại đâu"? Nguyễn Đình Chiểu có lòng ưu ái và tin tưởng đối với nông dân nhưng vẫn không có được biện pháp gì rõ rệt đấu tranh giải thoát nông dân. Phan Chu Trinh yêu cầu mở mang dân trí và muốn "đề huề" với thực dân Pháp để đạt được yêu cầu! Phan Bội Châu kêu gọi các tầng lớp nhân dân đứng lên cứu nước nhưng vẫn chưa nhận rõ công nhân là quân chủ lực của cách mạng...

Lòng nhân ái của Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những đặt đúng vào những người cùng khổ nhất là công nhân, nông dân, những người dân thuộc địa bị áp bức tàn tệ và bị bóc lột đến tận xương tuỷ, mà còn xuất phát đầy đủ từ sự phân tích khoa học những quan hệ hiện thực để chỉ ra một cách chính xác những nguyên nhân xã hội của sự đau khổ của con người, con đường cách mạng đúng đắn nhất nhằm giải thoát vĩnh viễn con người khỏi khổ đau và mọi ràng buộc khác.

Vấn đề giải phóng những người bị áp bức, bị đè nén là vấn đề của toàn thể nhân loại mà Nguyễn Ái quốc là người đại biểu "Nhân danh toàn thể loài người" [55,23], Người đã đặt con người và bản chất con người vào công cuộc giải phóng

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 53)