Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước kiểu mớ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới và việc vận dụng vào xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta (Trang 27)

1.2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước kiểu mới kiểu mới

Từ thực tiễn và nhu cầu phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam, xu thế vận động của lịch sử nhân loại, trên cơ sở khảo cứu các loại hình Nhà nước tiêu biểu đương thời, Hồ Chí Minh lựa chọn và chủ trương xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Nhà nước ấy là hình thức chính quyền “rốt cuộc” Hồ Chí Minh đã tìm ra được, từng bước được xác lập ở nước ta, trở thành Nhà nước duy nhất hợp pháp, hợp Hiến, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân là một đóng góp lý luận quan trọng và có tính sáng tạo, phát triển học thuyết Mác - Lênin về Nhà nước nói chung, Nhà nước chuyên chính vô sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng.

Nhà nước do nhân dân lao động là chủ và do nhân dân lao động làm chủ.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin “phủ định biện chứng” Nhà nước dân chủ tư sản, chủ trương xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, Nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, là công cụ quan trọng để thực hiện bước quá độ cách mạng lên chủ nghĩa cộng sản. Khi xây dựng lý luận cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, V.I.Lênin đã chi tiết hóa học thuyết nhà nước của Mác, Ănghen, phát triển hình thức cách mạng dân chủ cách mạng công - nông trước khi thiết lập Nhà nước chuyên chính vô sản. Trong điều kiện một nước thuộc địa, nửa phong kiến, Hồ Chí Minh lại lựa chọn, rồi tổ chức xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân - một kiểu nhà nước chưa từng có tiền lệ trong lịch sử phát triển lâu dài của nhân loại.

Nhà nước dân chủ nhân dân theo quan điểm của Hồ Chí Minh là một nhà nước dân chủ kiểu mới, Nhà nước do nhân dân lao động là chủ và do nhân dân lao động làm chủ. Xây dựng Nhà nước do nhân dân lao động là chủ là tư tưởng nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Đây cũng là kết luận có tính nguyên tắc mà Người rút ra được từ khi khảo cứu các cuộc cách mạng Mỹ, Pháp, Nga và các kiểu nhà nước được hình thành sau các cuộc cách mạng đó. Ngay từ năm 1927, Hồ Chí Minh đã khẳng định dứt khoát: “Chúng ta đã hi sinh làm cách mệnh, thì làm cho đến nơi, nghĩa là làm cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hi sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” [26, tr.270]. Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng - cương lĩnh độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, được Hồ Chí Minh soạn thảo và thông qua ngày 3-2-1930, khái niệm dân chúng số nhiều đã được cụ thể hóa, bao gồm quần chúng công - nông- binh, những bộ phận đông đảo, chủ yếu nhất trong cơ cấu dân cư. Nhà nước Việt Nam kiểu mới thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là công - nông - trí thức. Tất cả mọi người dân Việt Nam, không phân biệt trai, gái, giàu nghèo, nòi giống dân tộc, giai cấp, tôn giáo đều là người chủ của Nhà nước, có trách nhiệm xây dựng nhà nước. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu quyền hạn đều của dân…Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [47, tr.698].

Mệnh đề “dân là chủ Nhà nước” được Hồ Chí Minh sử dụng nhiều lần, rất có chủ đích, tiêu biểu là cách diễn đạt sau đây thể hiện rõ nét nhất, thực chất, bản chất và tính chất vượt trội của Nhà nước kiểu mới Việt Nam. “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [ 48, tr.515]; “Trong Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân

dân” [49, tr.217]; “Chế độ của ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ” [49, tr.368]; “Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động” [52, tr.310].

Tính chất dân chủ nhân dân, quyền lực nhà nước là của dân trở thành một nguyên tắc nền móng trong tổ chức, xây dựng Nhà nước mới và được quy định rõ trong các bản Hiến pháp nước ta. Điều 1 Hiến pháp 1946 xác định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Còn Điều 4 Hiến pháp 1959 ghi rõ: “Tất cả mọi quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”.

Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh: Nhà nước Việt Nam là Nhà nước do nhân dân lao động là chủ hàm chứa trong đó hai hạt nhân lý luận đặc sắc.

- Đây là phương thức tiếp cận nội hàm dân chủ chủ yếu của Người. Bản chất dân chủ của Nhà nước thể hiện trước hết ở vị thế của người dân trong Nhà nước đó. Định nghĩa “dân chủ là dân là chủ” rất súc tích, ngắn gọn, nhưng lại có ý nghĩa khái quát cao, phản ánh quá trình phát triển tư tưởng của loài người trong vấn đề dân chủ.

- Nó xuất phát từ một quan niệm truyền thống có giá trị phổ quát, xác định rõ dân là gốc của nước. ở phương diện thứ hai này cho thấy, tính chất dân chủ là đặc trưng nổi bật của chính quyền Nhà nước kiểu mới. Nó khẳng định nguồn gốc, sức mạnh và chủ thể quyền lực Nhà nước là ở nhân dân lao động. Trong nước ta, nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan nhà nước do nhân dân tổ chức ra, nhân viên nhà nước là người được ủy quyền, thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, trở thành công bộc của nhân dân. Thể chế dân chủ cộng hòa đã làm thay đổi tận gốc quan hệ quyền lực chính trị và thực hiện

quyền lực, nhân dân được đặt ở vị trí cao nhất, nhà nước không còn là công cụ thống trị, nô dịch dân như trong thời phong kiến, tư bản.

Trong Nhà nước dân chủ, nhân dân là người có địa vị cao nhất. Vận dụng quan niệm của Nho giáo “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân” [47, tr.276]. chỉ có nhân dân, do địa vị tối cao của mình, mới có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia dân tộc và đất nước; chỉ có nhân dân mới trở thành chỗ dựa vững chắc của Nhà nước.

Khác với các quan điểm duy tâm siêu hình cho rằng, sức mạnh của nhà nước mang tính siêu nhiên, do một lực lượng “đứng trên”, “đứng ngoài” nhà nước để điều khiển nó, Hồ Chí Minh là người duy vật biện chứng mác-xít đi tìm sức mạnh của nhà nước trong đời sống hiện thực. Hồ Chí Minh rất tâm đắc với quan niệm của cha ông “Lật thuyền là dân mà chở thuyền cũng là dân” và quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin “Quần chúng nhân dân là lưc lượng chủ yếu của mọi tiến trình lịch sử” và khẳng định: “Nhân nghĩa là nhân dân... Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Hồ Chí Minh thấy rất rõ vai trò của Nhà nước và sức mạnh của lực lượng nhân dân trong mối quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước. Người cho rằng: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không có lực lượng, nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không có ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối” [46, tr.56].

Nhà nước phải dựa vào nhân dân, sức mạnh của Nhà nước bắt nguồn từ sức sống của nhân dân, của quần chúng lao động - đó là nguyên tắc quan trọng nhất trong tư tưởng Hồ chí Minh về Nhà nước. Chân lý lịch sử có giá trị phổ biến cho mọi thời đại đó thường được Người khẳng định trong một cách nói dân gian rất đơn giản, mộc mạc, dễ nhớ.

Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân

Sự thành bại của cách mạng, sức mạnh của Nhà nước đều gắn với vai trò của quần chúng nhân dân lao động. Trên thực tế, lực lượng của nhân dân rất lớn, khả năng của nhân dân là phi thường. Trong mọi vấn đề cách mạng, nếu có dân là có tất cả, ngược lại, không có dân thì thất bại trong tầm tay.

Nhận thức rõ vai trò của quần chúng nhân dân, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một Nhà nước do dân làm chủ. Nhà nước do dân là Nhà nước tin dân, thấy được rằng mọi lực lượng là ở nơi dân, “chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên” [47. 689]. Nhà nước do dân là nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và có trách nhiệm trước nhân dân. Nhân dân phải sử dụng cơ quan quyền lực, người đại diện của mình để thực hành chức năng quản lý Nhà nước. Nhà nước do dân tức là nhân dân phải tham gia vào công việc của Nhà nước. Tuy ở vị trí cao nhất, Quốc hội vẫn không phải là một cơ quan tập trung tất cả quyền lực. Trong hoạt động của Quốc hội, theo nguyên tắc của Hiến pháp thì những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết. Chế độ trưng cầu dân ý tuy được thực hiện khá phổ biến ở các nước, nhưng áp dụng vào nước ta trong giai đoạn đó là một tiến bộ vượt bậc về tư tưởng, đặt nền tảng nhân dân trong tổ chức hoạt động của Nhà nước.

Hội đồng nhân dân được xem như một cơ quan “tự quản” của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương. Hội đồng nhân dân có quyền quyết định những vấn đề có tính địa phương đã được ghi nhận trong Hiến pháp và nhiều sắc lệnh.

Nhà nước do nhân dân tức là mọi việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của dân. Do đó, phải phát huy vai trò của mặt trận, các đoàn thể trong công tác quản lý nhà nước và xã hội. Nhà nước muốn điều hành, quản lý xã hội có hiệu

lực, hiệu quả, nhất định phải dựa vào lực lượng của dân, dựa vào sáng kiến và trí tuệ của dân. Nhà nước do dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là dân tự làm, tự lo thông qua các mối quan hệ trong xã hội, qua các đoàn thể, chứ không phải là Nhà nước bao cấp, lo thay cho dân. Chức năng của Nhà nước là quản lý, điều hành xã hội ở cấp vĩ mô. Nhà nước do dân là Nhà nước tin dân. Nhà nước tin dân, dân tin Nhà nước thì việc gì cũng làm được, “khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Nguyên tắc “quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, “nhân dân là chủ nhà nước”, không chỉ quy định nguồn gốc quyền lực, nguồn gốc sức mạnh của Nhà nước, xác định rõ vị thế của nhân dân mà còn giúp giải quyết một vấn đề rất cơ bản, rất khó, rất tế nhị, đó là quan hệ giữa người dân với Nhà nước, quan hệ giữa công dân với người cầm quyền. Trước đây, dưới thời phong kiến người dân bị lệ thuộc, đè nén, làm theo mệnh lệnh của người cầm quyền; quan là “phụ mẫu chi dân”, là cha mẹ dân, vua là “con trời”, thực hiện chức năng “thế thiên hành đạo”. Trong nhà nước kiểu mới, quan hệ giữa người dân với người cầm quyền, với cán bộ công chức nhà nước đã thay đổi triệt để, tận gốc, thể hiện rõ nhất bản chất dân chủ của Nhà nước pháp quyền Việt Nam: Dân là chủ; còn cán bộ, công chức, người cầm quyền chỉ là người được ủy quyền, là “công bộc” của dân, thay mặt dân giải quyết các công việc chung của đất nước. Hồ Chí Minh lưu ý rằng, xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân phải theo đúng phương châm: “... Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ thống trị của Pháp - Nhật” [46, tr.56]. Trước đó, ngày 19-9-1945, với bút danh Chiến thắng, Hồ Chí Minh đã viết một bài báo đặc sắc: “Chính phủ là công bộc của dân”, làm rõ các khía cạnh mới trong quan hệ Chính phủ và người dân. Người xưa nói: quan là công bộc của dân, ta cũng có thể nói: Chính phủ là công bộc của dân vậy.

ủy ban nhân dân là ủy ban có nhiệm vụ thực hiện tự do dân chủ cho dân chúng. Nó phải hành động đúng tinh thần tự do dân chủ đó. Hồ Chí Minh là lãnh tụ mác xít duy nhất xem xét mối quan hệ với Nhà nước, Chính phủ, nhân viên nhà nước, người cầm quyền với nhân dân và từng công dân theo kiểu một loại quan hệ mở rộng, lấy tình thân ruột rà máu mủ làm bệ đỡ, chứ không phải lấy các chuẩn mực pháp lý làm trụ cột. Chính ở loại quan hệ này, Hồ Chí Minh đã giải quyết thực sự nhạy cảm vấn đề quá khứ, truyền thống với hiện đại, xác lập một gạch nối liền mạch dòng chảy văn hóa dân tộc trong tổ chức, cách thức hoạt động của Nhà nước mới. Nếu như Các Mác sử dụng khái niệm “công bộc” (đầy tớ công cộng) ở giai đoạn rất phát triển của xã hội, nghĩa là trong bước quá độ chuyển từ giai đoạn thấp (chủ nghĩa xã hội) lên giai đoạn cao (chủ nghĩa cộng sản) của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, thì Hồ Chí Minh đã chính thức sử dụng khái niệm đó ngay từ những bước đi đầu tiên của chính quyền dân chủ nhân dân, nhưng điều đặc biệt là không xuất phát từ một ý muốn chủ quan, nóng vội, không “hiện đại hóa” nó, mà được nhân dân chấp nhận, bởi lẽ, từ lâu trong đời sống chính trị dân tộc và trong tâm thức những người dân Việt Nam, “công bộc” là một từ mà dân quá quen thuộc. Hồ Chí Minh sử dụng một thuật ngữ cũ để chỉ một nội dung mới về bản chất dân chủ của kiểu nhà nước đang được hình thành và từng bước xác lập vững chắc ở nước ta.

Sau này, Hồ Chí Minh còn giải thích rõ mối quan hệ nhà nước và nhân dân. Người tự đặt câu hỏi “Chính phủ cộng hòa dân chủ là gì?” và trả lời: “là đầy tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Nhưng khi dân dùng đày tớ làm việc cho mình, thì phải giúp đỡ Chính phủ. Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi”. Hoặc “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà,

nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là sự phân công làm đầy tớ cho dân” [48, tr.515]. Hoặc “Chế độ của ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đầy tớ của nhân dân” [49, tr.368]. Ngay cả chức Chủ tịch nước mà Hồ Chí Minh đảm nhận cũng được Người nhận thức rất rõ trên tinh thần dân chủ, vô tiền khoáng hậu. Hồ Chí Minh đã tuyên bố một cách thật lòng trước các nhà báo nước ngoài: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới và việc vận dụng vào xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)