Sự kết hợp giữa pháp trị với đức trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới và việc vận dụng vào xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta (Trang 55 - 62)

Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam

1.2.3. Sự kết hợp giữa pháp trị với đức trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới

Khi bàn về vấn đề Nhà nước, chúng ta không thể không đề cập tới vấn đề pháp luật, vì Nhà nước và pháp luật là cặp song trùng, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi yếu tố như Nhà nước hay pháp luật đều là tiền đề cho sự tồn tại của nhau. Khoa học lý luận chung về Nhà nước - pháp luật đã chúng minh quá trình hình thành và phát triển trong mỗi kiểu Nhà nước, hình thức Nhà

nước đều gắn với nguồn gốc và đặc trưng cơ bản để hình thành pháp luật. Nếu Nhà nước là cơ sở để ban hành pháp luật nhằm mục đích bảo vệ sự tồn tại của mình thì pháp luật có vai trò trong việc thiết lập bộ máy Nhà nước, củng cố quyền lực Nhà nước, quản lý kinh tế, bảo đảm an toàn và tạo dựng cho các mối quan hệ trong xã hội của Nhà nước.

Trong quá trình tiến hành cuộc cách mạng ở Việt Nam từ khi làm “tư sản dân quyền cách mạng đến thổ địa cách mạng rồi tiến lên chủ nghĩa cộng sản”, Nguyễn ỏi Quốc đó nắm rừ nguyờn lý của chủ nghĩa Mỏc-Lờnin về việc tiến hành kiến tạo Nhà nước kiểu mới. Là một Nhà nước có sự phân công giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, đó là cơ sở để hình thành Nhà nước pháp quyền đề cao vai trò của pháp luật, đề cao xã hội xã hội công, xã hội dân chủ, trách nhiệm và nhân quyền. Đó cũng là một Nhà nước yêu cầu sự phân công, phân cấp hợp lý giữa các cơ quan, đồng thời yêu cầu sự chi phối nhịp nhàng, sự tập trung thống nhất để tạo ra sức mạnh duy nhất của Nhà nước từ trong cộng đồng dân tộc và nhân dân theo Hiến pháp và pháp luật.

Vị trí, vai trò của pháp luật.

Từ rất sớm, người học trò trung thành của chủ nghĩa Mác đã nhận thức được vai trò của pháp luật trong điều hành và quản lý xã hội. Năm 1919, trong bản Yêu sách của dân An Nam gồm 8 điểm gửi tới Hội nghị Vécxây trong đó đã chứa 4 điều liên quan đến pháp luật bao gồm các Điều 1, 2, 7, 8 để phổ biến rộng rãi cho người dân việt Nam và Người chuyển bản yêu sách thành “Việt Nam yêu cầu ca”, trong đó có câu.

“Bảy xin hiến pháp ban hành.

Trăm đều phải có thần linh pháp quyền” [43, tr..435].

Tuy nhiên, Người ví pháp luật như thần linh pháp quyền được Nhà nước sử dụng để quản lý xã hội phải là pháp luật dân chủ đối với nhà nước kiểu mới.

Bản hiến pháp năm 1946 một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh, trong đó chứa đựng các nội dung về quyền tự do, dân chủ được ghi ở các điều 6, 7, 8, 9, 10, song Người còn chú trọng đến các quyền: quyền được học tập, quyền sở hữu tài sản của giới cần lao, tri thức và lao động chân tay được bảo đảm. Một trong những quyền quan trọng thể hiện ở Điều 17 Hiến pháp 1946 ghi rừ việc phổ thụng, tự do, trực tiếp và kớn trong quỏ trỡnh bầu cử. Đõy là điểm sáng tạo vượt bậc so với bản chất pháp luật tư sản Người viết “Luật pháp là vũ khí của giai cấp thống trị dùng để trị giai cấp chống lại mình, pháp luật cũ là ý chí của thực dân Pháp, không phải là ý chí chung của toàn dân ta. Luật pháp cũ đặt ra để giữ trật tự thật, nhưng trật tự ấy chỉ có lợi cho thực dân phong kiến, không phải có lợi cho toàn thể nhân dân đâu. Luật pháp đặt ra trước hết để trừng trị áp bức. Phong kiến đặt ra pháp luật là để trị nông dân. Tư bản đặt ra pháp luật là để trị công nhân và nông dân lao động” [41, tr.185].

Như vậy, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau mọi quyền dân chủ được quy định trong Hiến pháp, pháp luật, phải bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở đây mà suy rộng ra chúng ta có thể nhận ra một tầm nhìn xa hơn của Người. Người viết “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ, trung ương do dân cử ra” [46, tr.133]. Trong bài viết về ý nghĩa của Tổng tuyển cử năm 1946, Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Tổng tuyển cử mà dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật sự là của dân” [51, tr.73]. Như vậy, pháp luật còn là cơ sở bảo đảm quyền làm chủ Nhà nước của nhân dân.

Hồ Chí Minh luôn gần dân, thương dân, cho nên Người đã đánh giá được vai trò của nhân dân, thấy được sức mạnh ở họ nên tin tưởng vào nhân dân.

Trong quá trình xây dựng pháp luật, Người khẳng định nhân dân là lực lượng trực tiếp xây dựng bộ máy Nhà nước, giúp đỡ Nhà nước, giám sát Nhà nước và

có quyền phế bỏ Nhà nước khi Nhà nước không làm tròn bổn phận. Người cho rằng “nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân nếu như đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tính nhiệm của nhân dân, nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình” [51, tr.591].

Khi đề cập bản chất của pháp luật, chủ nghĩa Mác -Lênin cho rằng “Pháp quyền của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông đề lên thành pháp luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của các ông quy định”

[40, tr.619].

Quả thực, pháp luật ở mỗi giai đoạn lịch sử đều điều chỉnh quan hệ xã hội ấy và mang bản chất giai cấp. Kiên định mục tiêu của quá trình cách mạng, Hồ Chủ tịch đó chỉ rừ ranh giới phỏp luật của Nhà nước ta với cỏc kiểu phỏp luật trước, để khẳng định bản chất Nhà nước - pháp luật của Nhà nước kiểu mới.

Pháp luật nước ta là ý chí của giai cấp công nhân nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của hàng triệu người dân lao động. Nó đấu tranh cho sự áp bức bất công, thiết lập một xã hội công bằng văn minh. Vì thế Người coi nhân dân là lực lượng lòng cốt để xây dựng và thực hiện Nhà nước - pháp luật.

Ngoài vị trí, vai trò, bản chất của pháp luật nêu trên, Hồ Chí Minh cũng tính đến một hệ thống pháp luật có hiệu lực mạnh mẽ. Một mặt ngăn chặn tình trạng lạm quyền của cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao quyền ban hành, thực thi pháp luật. Thời gian giữ cương vị là Chủ tịch nước, Người đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong đó có cả chính sách thưởng và phạt, đặc biệt là các tội xâm phạm tới quyền lực Nhà nước. Bên cạnh đó, pháp luật phải được bảo đảm quyền lợi chính đáng của mọi người dân, chống tình trạng công dân xâm phạm vào những điều kiện luật pháp không cho phép.

Pháp luật của Nhà nước kiểu mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất pháp trị với đức trị.

Điểm đặc sắc trong tư tưởng trị nước Hồ Chí Minh là Người đã kết hợp được nhuần nhuyễn giữa “pháp trị” và “đức trị”, “luật pháp phải dựa vào đạo đức” nhưng “luật pháp phải bảo vệ đạo đức”

Hồ Chí minh đã tiếp thu triết lý nhân sinh, hành động của Khổng Tử “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” và đã thực hiện thành công vào điều kiện ở Việt Nam, Người đã nêu ra: “Điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Tuy nhiên người quan tâm 5 điều

“trí, tín, nhân, dũng, liêm”. Người nói: “Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì” [47, tr.283].

Với ý nghĩa sâu xa người làm cách mạng cần phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức, phẩm chất tư cách bản thân có như vậy mới thực hiện “trị quốc”, ngược lại đó chẳng qua là sự nghịch lý trên cả phương diện lý luận và thực tiễn chưa nói đến “bình thiên hạ” sao được.

Đối với người làm cách mạng, để làm tròn nhiệm vụ của mình cần phải

“tu thân”, “trị nước”, “bình thiên hạ” nghĩa là phải có lòng khoan dung, hòa thuận, hướng về nơi dân, phải là “đầy tớ trung thành của dân”. Do đó người cách mạng cần “Tu” cho “Chính”, “Chí công vô tư” việc gì cũng phải công minh chính trực, không nên vì tâm tư, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán làm phép xử thế.

Cơ quan Nhà nước khi được giao quyền thì phải thường xuyên chú ý tới việc sửa đổi, bổ sung cho các đạo luật thật hoàn chỉnh và phải thật sự bình đẳng đối với các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật, đối với các cá nhân thực thi pháp luật, thực hiện đúng pháp luật đồng nghĩa với pháp trị, bình đẳng đi đôi với công khai ai có công thì thưởng, ai có tội thì phạt, phạt đúng người đúng tội, có như thế thì người có lỗi không thấy sự oan sai, người vô tội sẽ bằng lòng.

Trong thời gian Người giữ cương vị người đứng đầu nhà nước, người luôn thực hiện một cách chuẩn xác, xử lý đúng người đúng tội một cách công minh. Tư

duy của Hồ Chí minh trong nền pháp trị là Người cũng đề cập đến cả nguyên nhân và phương pháp ngăn chặn những hành vi phạm tội, cho nên để hạn chế tình trạng xâm phạm tới các quan hệ cần thực hiện tới các biện pháp giáo dục, tuyên truyền công tác pháp luật, đồng thời tổ chức tốt trật tự xã hội sao cho xã hội có kỷ cương, ngay trong việc xử phạt cũng cần thực thi nguyên tắc giáo dục trước, thuyết phục sau đó mới cưỡng chế. Khi thực thi pháp trị đến giới hạn nhất định là ta đã đạt tới trình độ cao của đức trị.

Vậy bản chất của pháp luật ở Nhà nước kiểu mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa “đức trị” và “pháp trị”. Đức trị nhằm khuyên người ta những việc nên làm, pháp trị bắt buộc họ phải tránh những việc nên tránh. Đức trị là trị nước bằng tình cảm, thuyết phục, giáo dục đạo lý, còn pháp trị là trị nước bằng các đạo luật, cưỡng chế. Cho nên đức trị - pháp trị có sự bổ sung cho nhau tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh Người sử dụng đức để cảm hóa, giảm cái ác trong con người, phát triển cái thiện thực hiện tốt cả đức và pháp thì “nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công” [46, tr.163].

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chủ tịch dày công vun đắp phải là Nhà nước có hệ thống pháp luật, thực thi pháp luật là “thấu tình, đạt lý”, đồng thời pháp luật phải đúng, đủ là cái đích để đi tới trong quá trình xây dựng xã hội mới, thế mới minh chứng được Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trong quan niệm của Người, trước hết pháp luật luôn luôn được sửa sang vì có như vậy mới phản ánh và điều chỉnh được các quan hệ xã hội mới phát sinh.

Pháp luật không chỉ dừng lại ở việc bổ sung, sửa đổi mà cần có tính vượt trước, không chỉ chạy theo sau quan hệ xã hội mà “đi trước đón đầu”, cần ban hành những quy phạm mới để tạo hành lang pháp lý nhằm điều chỉnh quan hệ mới nảy sinh thế mới đủ. Trong Hội nghị học tập của cán bộ nghành tư pháp năm 1950, Người nói “Chúng ta cũng thấy pháp luật của ta hiện nay chưa đủ. Chính các chú

có trách nhiệm góp phần làm cho pháp luật của ta tốt hơn, càng ngày càng phong phú hơn, phải cố gắng làm cho pháp luật dân chủ ngày càng nhiều hơn, tốt hơn”

[41, tr.187].

Một trong những nguyên tắc ban hành, thực thi pháp luật đó là pháp luật không phải ở trên trời mà pháp luật đó phải có ý nghĩa thực tiễn, khi ban hành pháp luật chú ý tới ngôn từ, giọng điệu và phải bám sát vào đời sống, phản ánh đúng thực tiễn xã hội. Hơn thế, pháp luật phải đi vào lòng dân, dân phải biết, phải hiểu. Người căn dặn cán bộ phải “làm sao cho dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dân nói, dân làm”. Công tác tuyên truyền giáo dục và làm gương là ở cán bộ. Trong hội thảo về luật Hôn nhân và gia đỡnh năm 1959 Người chỉ rừ: “cụng bố đạo luật này chưa phải đó là mọi việc đều song, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt [51, tr.523 -524].

Là người thấm nhuần sâu sắc phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác -Lênin cũng như tinh thần biện chứng trong triết học phương Đông, Hồ Chí Minh hiểu rừ và đó thực hiện tinh thần đú trong việc xõy dựng Nhà nước, phỏp luật ở Việt Nam, Người quan tâm đến việc xây dựng nhà nước, hệ thống pháp luật không chỉ phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm, lịch sử Việt nam nói chung mà còn phải phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể trong quá trình cách mạng của đất nước.

Người chỉ ra rằng “Hiến pháp 1946, Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước ta thích hợp với tình hình nhiệm vụ cách mạng trong thời đó, nhưng so với tình hình mới và nhiệm vụ cách mạng hiện nay thì nó không còn thích hợp nữa vì vậy chúng ta phải sửa đổi hiến pháp ấy” [51, tr.585]. Điều này đã được chứng minh ở Hiến pháp lần thứ 2 năm 1959 đó là sự thay đổi nhiệm vụ - nội dung của Nhà nước để thực hiện yêu cầu thời đại mới, là sự đổi mới trên cơ sở “cái gì cũ và sấu thì phải bỏ… cái gì mà tốt thì phải phát triển thuận lợi, cái gì mới mà hay thì

phải làm để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi” có như thế mới làm cho Nhà nước, pháp luật phù hợp tình hình mới đóng vai trò tích cực tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Như vậy, ở Hồ Chí Minh đã hình thành quan điểm đổi mới trong quá trình xây dựng Nhà nước - pháp luật nhằm khắc phục những yếu tố lỗi thời, lạc hậu và bổ sung phát huy cái mới, cái phù hợp, đúng đắn dần hoàn thiện Nhà nước vững mạnh.

1.2.4. Quan điểm về xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới và việc vận dụng vào xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)