Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới từ năm 1945 đến 1969

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới và việc vận dụng vào xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta (Trang 23 - 27)

Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới

1.1. Khái quát quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam

1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới từ năm 1945 đến 1969

tranh kiên cường, anh dũng của cả một dân tộc. Nó chấm dứt thời nô lệ, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, dân chủ của dân tộc Việt Nam. Bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chủ Tịch đọc tại Quảng trường Ba Đình khẳng định với nhân dân trên toàn thế giới về sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Nước Việt Nam mới giành chính quyền chưa được bao lâu, ngày 23-9- 1945, thực dân Pháp núp dưới bóng quân Anh gây hấn ở Nam Bộ. ở miền Bắc, quân đội Tưởng Giới Thạch kéo vào thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh giúp bọn phản động lật đổ chính quyền cách mạng. Một trong những việc quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh là vấn đề chính quyền cách mạng.

Người nhắc lại quan điểm của Lênin với cán bộ: Bây giờ ta có chính quyền, nhưng Lênin nói “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”. Để giữ được chính quyền thì phải xây dựng chính quyền, mà việc thành lập trước mắt là phải cải tổ ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Đại hội quốc dân ở Tân Trào bầu ra Chính phủ lâm thời. Trong hội nghị này, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ lâm thời.

Như vậy, việc Hồ Chí Minh viết và đọc bản tuyên ngôn độc lập là một sự kiện tiêu biểu liên quan tới việc xây dựng Nhà nước kiểu mới, đã được Người nuôi dưỡng từ lâu. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong tuyên ngôn độc lập vạch ra quyền sống của dân tộc, quyền sống của con người được gắn với nhau một cách

nhuần nhuyễn. Với hai khái niệm pháp lý cơ bản này - luật pháp quốc gia và công pháp quốc tế, mà sau này được phát triển thành khái niệm mới là quyền dân tộc cơ bản, Hồ Chí Minh đã đóng góp vào việc xây dựng pháp luật Việt Nam và nền pháp lý quốc tế.

Ngày 3-9-1945, Hồ Chí Minh đã đề cập những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Người đề cập sáu vấn đề trong đó vấn đề thứ ba Người đã khẳng định"Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo nòi giống”... Thật vậy, đất nước đang đứng trước “ngàn cân treo sợi tóc” bộn bề công việc cần giải quyết nhưng với Hồ Chí Minh đã xác định cần có một Hiến pháp dân chủ và người dân cần được hưởng quyền dân chủ đó thông qua vai trò của pháp luật để thực hiện. Đó là động lực để bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng.

Ngoài chủ trương đối nội và đối ngoại trong thời kỳ này, ngày 17-9-1945, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ấn định thể lệ Tổng tuyển cử. Ngày 20-9-1945, Người ký Sắc lệnh số 34 thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa để chuẩn bị đệ trình Quốc hội. Nhờ đó, chính quyền cách mạng được giữ vững và toàn dân ta đã bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc (19-12- 1946) với tư thế sẵn sàng, với lòng tin sắt đá" Kháng chiến trường kỳ nhất định thắng lợi".

Năm 1951, do yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và để đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Đại hội II, đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi "Đảng

Lao Động Việt Nam" đồng thời đề nghị Lào và Campuchia tổ chức đảng riêng để kịp thời lãnh đạo cách mạng sát với thực tiễn của mỗi nước. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh mới và điều lệ mới, đề ra chủ chương, đường lối đúng đắn và toàn diện, tập trung xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân, nền kinh tế, văn hóa dân chủ nhân dân vững mạnh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, nhằm động viên toàn dân đẩy mạnh kháng chiến. Cuối cùng, bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, dân tộc ta đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp, mở đầu cho sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.

Hội nghị Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được giải phóng hoàn toàn, song miền Nam vẫn còn chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạnh Việt Nam: xây dựng miền Bắc từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất nước nhà.

Năm 1959, Quốc hội nước ta đã thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp đó, Đại hội III của Đảng họp tháng 9-1960 đề ra nhiệm vụ:

“xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà" [52, tr.198]. Trong đó, Đại hội xác định việc củng cố, kiện toàn Nhà nước dân chủ nhân dân, sử dụng Nhà nước dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm hậu thuẫn cho cách mạng ở miền Nam.

Năm 1964, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đẩy mạnh chiến tranh đặc biệt ở miền Nam và trắng trợn khiêu khích phá hoại miền Bắc. Ngày 27-3-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập hội nghị chính trị đặc biệt. Đây là Hội nghị thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của nhân dân cả nước. Sau Hội nghị chính trị đặc biệt, thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh "không có gì quy hơn dộc lập, tự do”, nhân dân ta từ Miền Bắc

đến miền Nam, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lần lượt đánh thắng mọi chiến lược của kẻ thù trong cuộc chiến tranh lâu dài và quyết liệt nhất trong lịch sử của dân tộc ta.

Năm 1969, trước lúc vĩnh biệt đồng bào, đồng chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bản di chúc thiêng liêng, nói lên tình nghĩa sâu nặng của Người đối với nước với dân, thể hiện niềm tin tất thắng ở sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, đồng thời đề ra những phương sách lớn để đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi và những công việc phải làm, phải đổi mới sau ngày toàn thắng.

Trong tiến trình cách mạng ở miền Nam, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo quá trình giành chính quyền, xây dựng chính quyền cách mạng. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, tổ quốc thống nhất, đã thống nhất về mặt Nhà nước, thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới độc lập, tự do, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và chủ nghĩa xã hội trên đất nước thân yêu của chúng ta. Năm 1976, Đại hội IV của Đảng đã ghi nhận công lao to lớn của người anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh “Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ nay, mãi mãi gắn với tên tuổi Hồ Chí Minh, Người khai sinh ra nền Cộng hòa dân chủ Việt Nam, Người vun trồng khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân ta. Người anh hùng dân tộc vĩ đại, Người chiến sỹ lỗi lạc của phong trào vô sản quốc tế".

Tóm lại chúng ta đã đề cập tới một số vấn đề lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Và chỉ trên cơ sở đó, chúng ta mới hiểu sâu sắc thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, về Nhà nước và pháp luật nói riêng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật đã hình thành và phát triển hơn nửa thế kỷ là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới; là sự kết tinh trí tuệ dân tộc Việt Nam và thế giới trong

lịch sử hiện đại; là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn ở nước ta, là một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh.

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới và việc vận dụng vào xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)