Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới
1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam
1.2.4. Quan điểm về xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước
bộ trong bộ máy có chất lượng bảo đảm cho việc vận hành, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.
Quá trình xây dựng bộ máy Nhà nước cũng như việc đào tạo đội ngũ cán bộ trong bộ máy Nhà nước tronng tư duy Hồ Chí Minh đã có sự kết hợp giữa chính trị với văn hóa, đặc biệt là Người áp dụng vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, với tư duy lý luận của mình về vấn đề này đã đạt tới đỉnh cao của sự bền vững.
Kế thừa lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống trong tổ chức và xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước.
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề cơ bản của các cuộc cách mạng là sau khi giành chính quyền từ tay giai cấp thống trị thì giai cấp mới lên lãnh đạo cần phải xây dựng, tổ chức và quan hệ với bộ máy nhà nước cũ như thế nào? Là học trò xuất sắc của các nhà kinh điển, thấu hiểu bản chất lý luận chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh quan niệm nhà nước nửa thuộc địa nửa phong kiến với thiết chế của nó là nhằm áp bức, nô dịch nhân dân ta, do đó cần phải xóa bỏ hình thức nhà nước ấy trên cơ sở xây dựng, tổ chức lại bộ máy thực sự là Nhà nước của dân, do dân, bảo đảm quyền cho đại bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Trong quá trình tổ chức, xây dựng, Người đã tuân chỉ nguyên tắc vừa loại bỏ, vừa kế thừa có phát triển. Vì thế, đối với những thiết chế trong nhà nước cũ
còn có khả năng phát huy tác dụng đến nay chưa có gì để thay thế thì cải tạo dần, từng bước, phục vụ theo mục đích, nhiệm vụ của chính quyền nhân dân, các yếu tố lạc hậu không phù hợp thì xóa bỏ, điều này được thể hiện cụ thể ở một số khía cạnh sau.
Ngày 10 tháng 10 năm 1945, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 47 về việc tạm thời sử dụng các đạo luật cũ, giữ lại điều luật có giá trị cho cách mạng, quốc kế dân sinh, chỉ trừ những điều luật có hại cho nền độc lập, tự do của nhân dân. ở đây, một mặt thể hiện vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, mặt khác thể hiện tư duy siêu việt của Người trong việc sử dụng, kết hợp hài hòa văn hóa với pháp luật.
Tôn trọng, giữ nguyên đại bộ phận địa giới hành chính các cấp trên phạm vi toàn quốc, mỗi cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương có bộ máy quản lý tương ứng, qua đây ta có thể nhận thức ở Người là đã thừa nhận ở mỗi địa phương có truyền thống lịch sử, tập quán, có nếp sống ổn định, bền vững khó có thể xóa bỏ, và đây là đặc trưng riêng có ở người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng.
Việc sử dụng đội ngũ công chức, quan lại của chính quyền cũ. Hồ Chí Minh đã thể hiện một sáng kiến vĩ đại có một không hai, Người xác định “Ai cũng có ít nhiều lòng yêu nước”, “…ai có lòng phụng sự Tổ quốc thì ta đoàn kết với họ”. Trong điều kiện chính quyền non trẻ, tận dụng triệt để tri thức, kinh nghiệm quản lý của đội ngũ này là hết sức cần thiết. Hơn nữa, Hồ Chí Minh cố gắng tạo ra tinh thần đoàn kết làm nên sức mạnh vô địch và tấm lòng bao dung, thành thật, vì độc lập, tự do cho nhân dân, xây dựng và kiến thiết nước nhà.
Để có Nhà nước hợp Hiến, hợp pháp Hồ Chí Minh đưa ra nhiệm vụ quan trọng là tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội và Chính phủ. Vì lợi ích tối cao của nhân dân, của đất nước thì cần xóa bỏ chính quyền xó hội cũ, xõy dựng chớnh quyền mới. Một thực tế Hồ Chớ Minh đó tỏ rừ
quan điểm nhất quán là chọn đúng người, giao đúng việc không phân biệt giai tầng trong xã hội, vì độc lập tự do của Tổ quốc nên cơ cấu, thành phần của Chính phủ lâm thời và Chính phủ kháng chiến đã được hình thành hợp lý.
Phương châm, nguyên tắc thiết kế bộ máy quản lý Nhà nước.
Trong tư duy và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dân vừa là chủ, dân vừa làm chủ. Do đó, Nhà nước này phải đạt đến mục đích: Phục vụ nhân dân, chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân, đáp ứng những nhu cầu cả vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân. Đây là tiêu chí số một để đánh giá tính hợp lý trong tổ chức và hiệu quả trong bộ mỏy Nhà nước. Trả lời nhà bỏo nước ngoài Người núi rừ “Tụi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [46, tr.161].
Để đạt được mục đích, Hồ Chí Minh đã đề ra phương châm: Xây dựng bộ máy Nhà nước gọn, nhẹ, cơ cấu hợp lý, có khả năng bao quát và giải quyết tốt các vấn đề trong đất nước phù hợp ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Việc xắp xếp nhân sự, các cơ quan, bộ phận trong bộ máy Nhà nước phải dựa trên cơ sở khoa học phù hợp với quy luật khách quan. Với phương châm để đạt đến mục đích lựa chọn ấy, việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc xác định, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trên cơ sở tập trung dân chủ, dân chủ phải tập trung, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, có như thế mới phát huy quyền làm chủ của nhân dân và trách nhiệm của người lãnh đạo.
Ngay trong Hiến pháp 1959 ghi “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác đều thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ” [49, tr.218-219].
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước.
Học thuyết của các nhà kinh điển đã đề cập rát nhiều về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước nhưng luận thuyết “Tam quyền phân lập” được Hồ Chí Minh chú ý rất nhiều. Tuy nhiên, Người đã thiết lập một chính quyền mạnh mẽ, sáng xuốt đó là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm nhiều bộ phận hợp thành có quan hệ, tác động qua lại với nhau.
Về cơ quan lập pháp: Từ năm 1946 đến 1959, trong từng thời kỳ, Người gọi là Nghị viện nhân dân được xác định là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Điều 22 Hiến pháp 1946 ghi “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”; Hiến pháp 1959 ghi “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” [78, tr.12]. Cơ quan lập pháp, Nghị viện nhân dân được gọi chung là Quốc hội, Quốc hội có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chung cho toàn quốc, là cơ quan duy nhất ban hành pháp luật của Nhà nước tổ chức, bầu, bổ nhiệm cán bộ cấp cao trong bộ máy, Quốc hội họp công khai theo định kỳ.
Tương tự như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương cũng có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Cơ quan này được coi là cơ quan tự quản của nhân dân, có thẩm quyền quy định những vấn đề có tính địa phương do nhân dân bầu, chịu trách nhiệm trước nhân dân ở địa phương. Điều 59 Hiến pháp 1946 quy định “Hội đồng nhân dân quyết định về những vấn đề thuộc địa phương mình. Những nghị quyết ấy không được trái với chỉ thị của các cơ quan cấp trên”.
Một giá trị văn hóa có tính pháp lý được đề cập trong hai bản Hiến pháp mà Hồ Chí Minh chủ trì soạn thảo có những nguyên tắc Hiến định đó là mối quan hệ giữa Quốc hội với Chủ tịch, phó Chủ tịch nước và nội các Chính phủ,
cùng ban hành chính các cấp với Hội đồng nhân dân các cấp, thể hiện trên tinh thần vừa là cơ quan kiểm soát lẫn nhau vừa là cơ quan hành chính ( cấp trên với cấp dưới).
Trong tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn, Hồ Chí Minh rất chú ý tới ủy ban hành chính các cấp, gọi chung là cơ quan hành pháp đây là cơ quan thực hiện các văn bản do cơ quan lập pháp ban hành.
Quá trình tổ chức và hoạt động của cơ quan này từ trung ương đến cơ sở đều do cơ quan lập pháp bầu và bổ nhiệm. Tuy nhiên, số lượng đại biểu, kỳ họp, nhiệm vụ công việc… phụ thuộc vào từng cấp. Quan hệ giữa cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới có quan hệ mang tính chất hành chính, chấp hành và điều hành.
Trong hệ thống hành chính quốc gia, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng, củng cố chính quyền cấp xã. Người coi đây là “Nền tảng mọi công tác là ở cấp xã…” [48, tr.458]. Vì là cơ quan địa phương phải trực tiếp chỉ đạo đại bộ phận nhân dân là cơ sở nền tảng của nền hành chính. Hơn thế, nó là cơ quan tư vấn cho cơ quan cấp trên, do đó mọi chiến lược, sách lược của Nhà nước thực hiện ở cấp này.
Trong cơ cấu bộ máy Nhà nước, tòa án là một bộ phận không thể thiếu, nó có vị trí đặc biệt, theo Hiến pháp năm 1946 và 1959 đã được quy định trên tinh thần của Hồ Chí Minh, Tòa án thực hiện quyền xét xử đúng nguyên tắc độc lập, mỗi thẩm phán chỉ chú trọng pháp luật và công lý, các cơ quan khác không được can thiệp. Khi xét xử, thẩm phán chỉ theo pháp luật và lương tâm của mình, không một quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp.
Trong quá trình chỉ đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu tòa án thực hiện theo nguyên tắc.
- Độc lập khi xét xử
- Chính phủ trung ương bổ nhiệm thẩm phán
- Phụ thẩm nhân dân tham gia xét xử - Chế độ luật sư biện hộ trước tòa
Bên cạnh đó cũng phân cấp xét xử theo đúng cấp và tiến hành theo một trình tự nhất định ( các giai đoạn tố tụng).
Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước.
Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong quá trình thiết kế bộ máy quản lý nhà nước, Người luôn quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức. Với Hồ Chí Minh, đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ công chức. Bởi lẽ “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” [48, tr.54]. Đội ngũ cán bộ công chức có vai trò to lớn ảnh hưởng đến thành quả xây dựng Nhà nước kiểu mới mà Người dày công vun đắp, đó là Nhà nước hiện đại. Trong quá trình thực hiện, Hồ Chí Minh đã tự xây dựng đội ngũ ấy thực sự là “công bộc”, “đầy tớ” trung thành của nhân dân, có đủ năng lực, phẩm chất, đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy nhà nước cho dù ở mọi điều kiện hoàn cảnh nào.
ý thức rất rừ vai trũ, vị trớ của cỏn bộ, cụng chức nhà nước để tổ chức, quản lý xã hội, Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới việc lựa chọn, tuyển dụng, tìm hiểu năng lực làm việc của đội ngũ này. Vì vậy, ngày 14-11-1945 ở bài viết
“Nhân tài và kiến quốc”, bài viết ngắn gọn, súc tích nhưng trong đó hàm chứa đầy đủ ý nghĩa: kêu gọi mọi người có tài, có đức tham gia vào công cuộc dựng xây nền độc lập, đem lại tự do, ấm lo, hạnh phúc cho nhân dân. Người viết
“…Chúng ta phải đem hết lòng hăng hái đó vào con đường kiến quốc. Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới
thành công… Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài của ta dù chưa có nhiều lắm, nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều…” [46, tr.99]. Sau một năm, ngày 20-11- 1946, Người đưa ra một thông đạt “Tìm người tài đức” với nội dung khá phong phú, một mặt thể hiện bản chất Nhà nước do dân là chủ và làm chủ, mặt khác
“trọng dụng hiền tài” đem ra cứu nước giúp dân.
Để có đội ngũ cán bộ, công chức đủ sức chiến đấu, tránh tình trạng làm sai, gây hậu quả xấu cho dân thì một trong những yêu cầu đối với họ là phải có đủ cả đức lẫn tài, mà đức là gốc. Người quan niệm “đức có mà tài chưa thì sẽ có, tài có mà đức không có, tài xẽ bị tàn lụi”. Cho nên Hồ Chí Minh đã xây dựng một quy chế tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, huấn luyện và sử dụng công sức hết sức khoa học. Quy chế thi làm cơ sở đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, từ đó bổ nhiệm, xếp đúng ngạch, bậc trong nền hành chính, xứng đáng với tài năng, đức độ, trình độ nghề nghiệp của từng cá nhân. Nội dung thi tuyển công chức được Hồ Chí Minh đề cập rất khái quát, có tính định hướng, nhưng rất cụ thể, bao gồm các môn thi phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực công tác sau này.
Một điều đặc biệt lưu ý, ngoài việc thi cử đòi hỏi năng lực thì còn yêu cầu cao ở ý thức rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao lý tưởng để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người nhấn mạnh “Việc gì có lợi cho dân khó mấy cũng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ mấy cũng tránh”. Đối với lãnh đạo, quản lý còn có những yêu cầu cao hơn, phải có lòng bao dung, chỉ bảo đôn đốc người cấp dưới, biết phát huy sức mạnh của cấp dưới, phải hiểu được tâm lý nhân viên, phải biết người và dùng người, đó là điểm then chốt.
Ngoài các tiêu chí trên, đối với cán bộ, công chức, Bác cho rằng cán bộ công chức phải nắm vững pháp luật. Nếu không nắm vững pháp luật sẽ rơi vào bệnh mù quáng, quan liêu, dẫn tới hại dân hại nước. “Vậy người công chức phải
đem hết tất cả sức lực và tâm trí theo đúng đường lối của Chính phủ và nhằm lợi ích cho nhân dân mà làm việc”.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của Nhà nước pháp quyền mạnh mẽ có hiệu lực hiệu quả là: phải đào tạo, bồi dưỡng hình thành một đội ngũ cán bộ, viên chức nhà nước có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.