Vai trò của Phật giáo với chính trị tư tưởng

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 96)

Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật giáo là duyên khởi, tứ diệu đế và bát chính đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho các tông phái Phật giáo. Trên một phương diện nhất định, nhờ những tư tưởng này mà tính triết lý của người Việt mang tính khái quát và trừu tượng hơn. Rồi Phật giáo với học thuyết "vô ngã" là tôn giáo đầu tiên phủ nhận thần quyền. Đây là một bước ngoặt vô cùng vĩ đại, giải thoát nhân sinh ra khỏi những nô lệ huyền hoặc mà các tôn giáo đã buộc chặt số phận con người, xen con người và vạn hữu của những kẻ tôi đòi của những quyền năng vô hạn. Tư tưởng giải thoát - hạt nhân của triết học Phật giáo là một triết lý mang tính nhân bản sâu sắc với niềm tin vào sức mạnh tự giải thoát của mỗi cá nhân con người, con người là nguyên nhân của chính mình chứ không phải do đấng siêu nhiên nào sáng tạo ra Phật giáo đề cao trí tuệ và khả năng tự giải thoát cho mình mà "bát chính đạo" là con đường tự lực vạch ra con đường và chỉ ra cái đích là đi đến cõi Niết bàn. Nhưng việc diệt bỏ lòng ham muốn của con người lại đi ngược lại với lẽ tự nhiên của cuộc sống. Vì thế, học thuyết Phật giáo vừa đề cao vừa phù nhận

con người. Tinh thần từ bi, hỉ xả của nhà Phật thấm đậm trong "tứ vô lương tâm" một mặt nó giúp con người sống thiện hơn, đẹp hơn nhưng mặt khác chúng ta thấy rằng đó là thứ tình thương mang tính nhân bản chung chung, trừu tượng chủ trương "không có đẳng cấp trong máu cùng đỏ và trong nước mắt cùng mặn" lại xóa đi ranh giới giữa các giai cấp trong xã hội, tinh thần từ bi với hết thảy chúng sinh khiến con người không dám diệt trừ hết những bất công trong xã hội để giải phóng cho mình. Yêu chuộng hòa bình và đề cao bất bạo động trong Phật giáo dường như là một. Cho nên, việc đề cao bất bạo động cũng là cơ sở để giai cấp thống trị lợi dụng, đè nén, áp bức con người.

Mặc dù thế giới quan mácxít khác biệt với thế giới quan Phật giáo, song vẫn có thể tìm thấy ở đó chủ trương khắc phục sự khắc biệt bằng lòng khoan dung, tôn trọng tự do tín ngưỡng, không xâm phạm đến đức tin bằng mệnh lệnh hay sự bài xích. Dù bằng con đường và cách thức khác nhau nhưng chúng ta có thể nhìn thấy điểm chung nhất ở nhân sinh quan Phật giáo và nhân sinh quan của những người cách mạng đều mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người. Tinh thần đó có thể thấy trong tư tưởng của Bác Hồ trong di chúc của Người "suốt đời tôi chỉ có một ham muốn ham muốn đến tột bậc là làm sao cho đất nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Chính nét tương đồng về nhân sinh quan của Phật giáo và người cách mạng nên việc tiếp thu những chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước của người Việt thuận lợi hơn.

Bằng con đường hòa bình với những quan tâm giản dị gần gũi với cuộc sống của người dân Việt Phật giáo với lòng từ bi, bắc ái và vị tha đã được người Việt chấp nhận và tôn thờ

Trong lịch sử, Phật giáo đã từng có vai trò quan trọng trên lĩnh vực chính trị tư tưởng ở nước ta, đặc biệt khi dưới triều đại phong kiến Lý, Trần Phật giáo là quốc giáo đã có đóng góp tích cực trong công việc lãnh đạo và quản lý đất nước của các vị vua.

Tiếp theo đó, trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nước nhà, Phật giáo luôn ủng hộ đường lối chính sách giải phóng dân tộc của Đảng và nhà nước ta có những hoạt động cụ thể đóng góp cho cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ không ít tăng ni, cư sĩ, huyền trưởng gia đình phật tử đã hăng hái tham gia cách mạng và trở thành nòng cốt của các phong trào Phật giáo cứu quốc. Đặc biệt có người đã trở thành nhân sĩ cao cấp, đóng góp nhiều công lao trong việc tranh thủ mạnh mẽ sự ủng hộ của nhân dân trên thế giới đối với công cuộc kháng chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam như cư sĩ Lê Đình Thám, các nhà sư Thích Minh Châu, Thích Đức Tam, Thích Tô Hiên, Thích Quảng Độ. Phong trào đấu tranh của Phật giáo chống Mỹ và ngụy quyền với đông đảo quần chúng phật tử tham gia trong đó phải kể đến lực lượng sinh viên phật tử... là phong trào đấu tranh bảo vệ đạo pháp gắn liền với phong trào đấu tranh đòi giải phóng dân tộc, do Đảng ta lãnh đạo [22, tr.14-19].

Thông qua các cuộc đấu tranh bảo vệ đạo pháp, chống chiến tranh, vãn hồi, hòa bình... thì Phật giáo đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc trong hệ trẻ.

Kể từ sau Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1981 đến nay, hơn bao giờ hết, Phật giáo tiếp tục có những hoạt động thiết thực đóng góp cho đất nước trên lĩnh vực chính trị tư tưởng và luôn luôn đồng hành cùng dân tộc. Phương châm hành đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là: "Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội". Với việc phát huy tinh thần phụng đạo, yêu nước thiết thân cùng xã hội hiện hữu trong lòng dân tộc, quyết tâm giữ vững tinh thần độc lập dân tộc, phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật, trang nghiêm cho thế gian tức là trang nghiêm tịnh độ cho chư Phật tại thế gian với tư cách là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân. Tăng ni, phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn luôn gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, sống tốt đời đẹp đạo ngoài

ra các tăng ni, phật tử tại các địa phương trên cả nước hoàn thành tốt các phong trào ích nước, lợi dân bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh trên địa bàn dân cư, góp ý kiến xây dựng chính quyền vững mạnh, góp ý báo cáo chính trị của Đảng ta từ trung ương đến địa phương, tham gia các đoàn thể, các hoạt động xã hội, vì lợi ích của đất nước của dân tộc như tham gia Đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã có những ý kiến đóng góp hiệu quả cho Đảng và nhà nước. Qua đó xuất hiện nhiều tấm gương người tốt việc tốt của tăng ni, phật tử trong cả nước được Nhà nước tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng, đặc biệt cố Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Thích Thiện Hòa được tặng huân chương Hồ Chí Minh cố Hòa thượng Thích Thuận Đức. Kim Cương Tử được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến; hòa thượng Thích Minh Châu được tăng Huân chương độc lập, Hòa thượng Thích Thanh Tứ được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương chiến sĩ cách mạng bị đích bắt tù đày và một số tăng ni, phật tử, tự viện được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động như: Thành hội Phật giáo Hà Nội, chùa Lừ Quan II, tịnh xá Ngọc Phượng.

Trong giai đoạn hiện nay Phật giáo đã luôn tích cực chống lại những hoạt động lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng nước ta của các thế lực thù địch, vạch rõ âm mưu thâm độc của chúng, qua dó bảo vệ chính sách dân tộc, tôn giáo đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, góp phần vào sự ổn định, phát triển của đất nước.

Việc Nhà nước ta chính thức đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2008 tại Việt Nam là sự đánh giá đúng mức những giá trị tiến bộ của Phật giáo và vai trò của Phật giáo của nó ở nước ta qua đó mong muốn Phật giáo tiếp tục có những điều kiện thuận lợi để phát triển.

Như vâ ̣y , Phật giáo du nhập vào nước ta từ rất sớm và ngay từ khi du nhập Phật giáo đã hòa nhập với nền văn hóa bản địa để tạo nên một Phật giáo Việt Nam thống nhất mang bản sắc riêng. Nhờ đó, Phật giáo được người Việt Nam coi như một tôn giáo “truyền thống” và được đón nhận bởi mọi tầng lớp

trong xã hội như vua quan, trí thức, nông dân, công nhân, thương gia. Phật giáo Việt Nam đã có những ảnh hưởng tích cực và sâu rộng đối với đạo đức, văn hóa, chính trị tư tưởng trong đời sống xã hội Việt Nam, góp phần phát triển nền văn minh của nước nhà. Bên cạnh đó, Phật giáo còn đón nhận các tín ngưỡng và tôn giáo khác của đất nước, cùng phát triển trong tinh thần hòa hợp xã hội, phát huy tinh thần đoàn kết để chống lại ngoại xâm và phát triển đất nước bền vững, thịnh vượng.

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như các trường phái triết học, nhiều câu hỏi đặt ra về vai trò của Phật giáo đối với xã hội. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng Phật giáo với nền tảng triết học và khoa học vững chắc, không lỗi thời cũng như những lý luận đạo đức sâu sắc, đang và sẽ đóng góp một vai trò quan trọng trong xã hội và đời sống tâm linh của con người.

Việt Nam đang xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian quá độ này và đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa, Phật giáo Việt Nam đang có xu thế vận động nhanh theo hướng phát triển một cách toàn diện và vai trò to lớn tới một số lĩnh vức trong đời sống xã hội như: Đạo đức, văn hóa, chính trị tư tưởng... Sự phát triển ấy một mặt nó phản ánh sức mạnh tiềm tàng từ lâu đời của Phật giáo ở nước ta với tư cách là dòng chảy liên tục của lịch sử. Mặt khác sự vận động đó còn có những lệch lạc trong sinh hoạt Phật giáo gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, đời sống con người Việt Nam. Do vậy cần có những giải pháp tích cực để phát huy vai trò tích cực và hạn chế tiêu cực trong sinh hoạt Phật giáo là rất cần thiết trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Chương 3

NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Tôn trọng và quản lý tốt hoạt động của Phật giáo theo đúng pháp luật và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước

Phật giáo là một thực thể xã hội - chính trị còn tồn tại lâu dài, muốn hay không chính quyền của giai cấp nào cũng phải chung sống với nó. Điều đó đặt ra cho chúng ta cần phải có cách nhìn nhận đánh giá vai trò xã hội tích cực của Phật giáo một cách chính xác, để từ đó có quan điểm, chính sách đối với Phật giáo hiện nay cho được phù hợp. Trong lịch sử Phật giáo có nhiều vai trò đối với các triều đại phong kiến. Trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của xã hội Việt Nam hiện nay, Phật giáo vẫn còn có vai trò xã hội rất to lớn bởi vì Phật giáo vốn có truyền thống gắn bó với dân tộc ta từ lâu đời. Ngày nay giới tăng ni Phật tử cùng những người có cảm tình với Phật giáo chiếm đa số trong nhân dân, họ có thể phát huy năng lực sáng tạo to lớn trong lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc để xây dựng cuộc sống mới nếu như một loại nhu cầu tinh thần của họ - nhu cầu tín ngưỡng được tôn trọng và bảo đảm đúng như pháp luật quy định.

Như chúng ta biết thế giới quan giữa Phật giáo và chủ nghĩa Mác tuy khác nhau nhưng về mặt nhân sinh quan có những điểm giống nhau đó là con người được giải phóng, ấm no, hạnh phúc ở ngay trần thế này. Trước những vấn đề toàn cầu đang đặt ra hiện nay như: chiến tranh hủy diệt, khủng bố, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tài nguyên cạn kiệt, nghèo đói, bệnh tật, tội phạm gia tăng, văn hóa đạo đức suy thoái... cả nhân loại đều phải quan tâm thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng một số tôn giáo khác có thái độ tích cực và tinh thần trách nhiệm.

Với tinh thần ấy, Đảng ta thật sự tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng tôn giáo và đối Phật giáo Đảng và Nhà nước ta cũng có những đường lối, chính sách

Các tư tưởng chỉ đạo của Đảng đối với Phật giáo được Đảng và Nhà nước ta cụ thể hóa bằng các văn bản, Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư.

Ngay từ khi thành lập nước CHXHCN Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối chính sách cụ thể đối với Phật giáo như: Chỉ thị số 10 CT-TW ngày 20 - 11 - 1957 về việc thành lập tổ chức Hội Phật giáo thống nhất. Năm 1973, Phủ Thủ tướng đã ra Chỉ thị số 88-TTg ngày 26-4-1973 về việc chấp hành chính sách đối với việc bảo vệ các chùa thờ Phật và đối với tăng ni. Năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có chủ trương ủng hộ sự thống nhất của các tổ chức Phật giáo ở hai miền Nam Bắc để thành lập tổ chức Phật giáo chung cả nước. Quyết định số 83/BT ngày 29-12-1981 của Hội đồng Bộ trưởng "về việc cho phép thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam".

Từ đó đến nay, Hội Phật giáo Việt Nam được thành lập đã tiến hành Đại hội vào các năm 1981, 1987, 1992, 1997, 2002, 2007. Đảng và Nhà nước ta đã sát sao chỉ đạo các hoạt động trên của Giáo hội Phật giáo và đã có thông báo của Ban Tôn giáo Chính phủ "về việc chấp nhận Hiến chương sửa đổi và nhân sự mới của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam".

Liên quan đến các hoạt động phức tạp của tín đồ Phật giáo, Đảng và Nhà nước ta đã ra nhiều Thông tư, Chỉ thị hướng dẫn hoạt động cho đồng bào Phật giáo. Nếu từ năm 1955, Ban Tôn giáo Chính phủ đã có Thông tư "Hướng dẫn đối với việc quản lý Gia đình Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam" thì đến năm 1999, Ban Tôn giáo Chính phủ lại tiếp tục ra quy định mới "Về việc sinh hoạt của Gia đình Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam".

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển hơn nữa Đảng và Nhà nước ta còn thành lập các Học viện Phật giáo, mở các lớp Cao đẳng, Trung cấp Phật học...

Khái quát nội dung các văn bản nói trên, có thể thấy Đảng ta đã kế thừa và vận dụng một cách có hiệu quả, sáng tạo các nguyên lý của chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức các vấn đề của Phật giáo một cách toàn diện, dựa trên các căn cứ thực tiễn phong phú.

Quan điểm đổi với tín đồ Phật giáo

Hồ Chí Minh thường quan tâm nhiều đến vấn đề con người, mọi hoạt động của Người đều xuất phát từ vấn đề con người. Hồ Chí Minh thường dạy: trong một xã hội, khi trực tiếp tham gia vào các hoạt động cụ thể dù đơn giản hay khó khăn, muốn thành công phải có ba điều kiện cơ bản: thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Cả ba điều kiện trên đều quan trọng nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi mà địa lợi lại không quan trọng bằng nhân hoà [69, tr.479]. Học tập theo tư tưởng của Bác, trong các văn bản, chỉ thị, Đảng ta luôn đặt vấn đề công tác vận động tín đồ là quan trọng nhất. Thống nhất trong các văn bản, Đảng ta đều tôn trọng tín đồ Phật giáo như tín đồ các tôn giáo khác. Với tư cách là một người theo tín ngưỡng tôn giáo, tín đồ Phật giáo được sinh hoạt tôn giáo một cách bình thường "được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)