Vai trò của Phật giáo với văn hoá dân tộc

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 86)

Tôn giáo nào cũng có nguồn gốc văn hóa của nó, chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa dân tộc và ngược lại làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc nơi nó ra đời. Trong quá trình truyền bá, nó lại thâm nhập vào các nền văn hóa khác nhau hình thành nên sự tiếp biến lẫn nhau. Tất nhiên, dung hợp tiếp biến đến mức độ nào còn tùy thuộc vào mỗi tôn giáo và đặc tính của mỗi quốc gia dân tộc. Có tôn giáo truyền bá vào nước khác hàng trăm năm nhưng

nhìn chung vẫn chỉ như một mô ghép vào cơ thể văn hóa dân tộc mà nó đến, nhưng cũng có tôn giáo lại rất nhanh chóng hòa nhập, sinh tồn và phát triển trong nền văn hóa khác.

Có một đặc điểm là, bất kỳ dân tộc nào cũng có nền văn hóa riêng của mình, không ai có quyền phủ nhận, bác bỏ hay coi thường hoặc chụp lên nó một nền văn hóa khác. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc vốn có một nền văn hóa lâu đời. Là một hệ tư tưởng không giáo điều, khiêm tốn khép mình, nên khi vào nước ta Phật giáo sẵn sàng tiếp thu truyền thống bản địa, không buộc người Việt phải từ bỏ những gì vốn có trong nền văn hóa bản xứ. Do đó, nó đi sâu vào tâm hồn của con người một cách tự nhiên. Về phía dân tộc, dĩ nhiên là nhận thức rằng cần tiếp thu Phật giáo để làm phong phú thêm đời sống văn hóa của mình. Hơn thế nữa, dân tộc ta luôn phải đối mặt với âm mưu đồng hóa văn hóa của kẻ thù phương Bắc, tư tưởng Phật giáo sau khi đã bản địa hóa, kết hợp những yếu tố dân tộc là bức tường thành kiên cố, chặn đứng mọi sự tiến công, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong quá trình tồn tại và phát triển Phật giáo đã ảnh hưởng khá sâu sắc đến nền văn hóa dân tộc, đặc biệt trên các sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật, kiến trúc.

Phật giáo tuy là một tôn giáo ngoại nhập nhưng Phật giáo có vai trò to lớn đến đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục tập quán của người Việt Nam cho đến nay. Từ lâu, những ngôi chùa đã trở nên quen thuộc, trở thành một phần không thể thiếu được với cộng đồng làng xã Việt Nam. Hiện nay, hơn bao giờ hết, các ngôi chùa vẫn phát huy được vai trò tích cực của mình trong việc đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, văn hóa tinh thần của nhân dân. Có nhiều ngôi chùa hay quần thể di tích Phật giáo đã trở thành những trung tâm văn hóa vùng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tham quan vãng cảnh của nhân dân cả nước và du khách nước ngoài như: di tích Chùa Hương, danh thắng Yên Tử, Thiền viện Tây Thiên, chùa Mía, chùa Dâu, chùa Keo...các ngôi chùa

Khmer,... không những thế ngôi chùa còn đi vào thơ cả của nhiều thi sĩ về cảnh đẹp nên thơ của các ngôi chùa.

Trong nhân dân vẫn lưu truyền câu nói "trẻ vui nhà, già vui chùa". Nhưng ngày nay lại khác, trong những dịp lễ hội sóc hay vọng có rất đông người đi lễ chùa thuộc hầu hết các lứa tuổi, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Đây là một điều đáng mừng. Điều này có tác dụng giáo dục to lớn, bởi vì đến với ngôi chùa là đến với không gian văn hóa tâm linh tôn nghiêm, thành kính, từ đó mỗi người đều tìm thấy cho mình những nhu cầu tinh thần cần thiết. Đối với thế hệ trẻ đây thực sự là cơ hội tốt để họ giữ gìn một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống.

Với một hệ thống chùa tháp ở hầu khắp các địa phương trong cả nước, từ Bắc vào Nam, từ thành thị đến nông thôn, Phật giáo đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền văn hoá Việt Nam. Thật khó hình dung nổi nền văn hoá của chúng ta như thế nào nếu thiếu đi những ngôi chùa Phật giáo. Nó làm giàu, làm đẹp, làm phong phú thêm nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của dân tôc ta. Theo số liệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện nay cả nước có trên 13.775 tự viện, bao gồm: 11.432 của Phật giáo Bắc Tông (trong đó 76 tự viện Phật giáo người Hoa), 517 của Phật giáo Nam Tông, 361 tịnh xá, 467 tịnh thất, 998 Niệm phật đường. Trong đó có hơn 400 tự viện được Nhà nước công nhận là di tích Lịch sử Quốc gia [3, tr.6].

Có thể thấy rằng kho tàng Phật giáo được lưu giữ đến ngày nay là hệ thống chùa chiền. Các chùa Phật giáo Việt nam với những nét kiến trúc đặc trưng của mỗi thời đại là minh chứng cụ thể cho lịch sử phát triển của đạo Phật Việt Nam. Kiến trúc Phật giáo Việt Nam vừa chịu ảnh hưởng của kiến trúc Phật giáo Ấn Độ lại vừu chịu ảnh hưởng kiến trúc Phật giáo Trung Quốc. Với sự ảnh hưởng của hai dòng kiến trúc nay đã tạo cho chùa Việt Nam sự đa dạng về kiến trúc, điêu khắc. Chùa Việt mô phỏng chùa Hang Ấn Độ nên hình thành kiến trúc chuôi vồ rất phổ biến trong chùa làng. Vốn mô hình một hang đá như Ajanta (Ấn Độ) gồm có một tiền đường và một hậu cung đặt biểu

tượng Phật và một số tăng phòng vây quanh, chuyển sang kiến trúc nhà gỗ nhà ở thì gian nhà ba gian được nối thêm một chuôi vồ, các thiền phòng thành những hành lang nhà tổ. Ở mỗi miền của nước ta chùa ngoài những đặc điểm chung giống nhau thì lại có những đặc điểm rất riêng về kiến trúc, điêu khắc

Ở miền Bắc, với lợi thế thiên nhiên có những đặc điểm tự nhiên hùng vĩ, có núi có sông, có chỗ nhô cao có nơi trũng thấp, nhiều cảnh đẹp sơn thủy hữu tình thích ứng với việc dựng chùa. Các ngôi chùa thường được dựng tại những nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp, ngoài ra còn phải có môi trường xã hội thuận tiện và cho các sư tăng tu dưỡng và giáo hoá chúng sinh. Những điều kiện tự nhiên hòa hợp với điều kiện môi trường xung quanh tạo nên thế tổng thể kiến trúc chùa nổi bật trên trong toàn cảnh.

Kiến trúc mở đầu của một ngôi chùa là Tam quan với 3 cửa biểu thị 3 cách nhìn về thế gian của Phật giáo. Qua cổng tam quan là vào bên trong chùa là Tam bảo với ba tào Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện phần lớn gắn với nhau theo kiểu chữ Công hoặc chữ Đinh tạo nên một không gian nội thất chung, cũng có khi theo kiểu chữ Tam nhưng lại xây nối hai đầu thành chữ Công. Ngoài ra có nhiều khu vực phụ mà đa phần là hành lang ở hai bên và thường có hậu ở đường đằng sau, để tất cả quy thành hình chữ Quốc. Hành lang thường bày tượng La Hán và để những đồ phục vụ lễ hội hàng năm. Hậu đường có thể chia từng phần làm nhà Tổ, nhà Tăng và điện Mẫu. Những khu nhà này có thể xây riêng ở bên trong hoặc bên cạnh khung hình chữ quốc. Một số chùa thờ thần địa phương và Thánh hình thành kiểu kiến trúc tiền Phật hậu thần hay tiền Phật hậu Thánh.

Một kiến trúc không thể thiếu khi nói đến kiến trúc chùa là Tháp. Tháp Phật giáo chia làm hai loại: tháp mộ và tháp chùa hay tháp điện. Kiến trúc tháp nổi tiếng như: Tháp chùa Dâu, chùa Một Cột, Tháp phổ Minh, Tháp Báo Thiên vòi vọi…

Các ngôi chùa Khmer ở miền Nam có một hình tứ giác nhiều tầng bậc, chỉ thờ một tượng Thích Ca và trang trí nhiều bích họa kể về lịch sử tu hành của Phật Tổ. Trên các thềm bậc có những tháp vây quanh và một cửa cổng rất đặc sắc với hai apxara hai bên góc như chùa Xvay Ton ở An Giang. Kiến trúc chùa như vậy làm người ta liên tưởng đến cổng tháp Sanchi nổi tiếng của Ấn Độ.

Chùa ở vùng Huế được xây dựng dưới thời Nguyễn, bên cạnh các hương tự và quan tự như Thiên Mụ, Thánh Duyên, Giác Hoàng, Diệu Đế… Những ngôi chùa này pha nét kiến trúc cung đình.

Trong các ngôi chùa cần phải nói đến một số lượng rất lớn tượng Phật có giá trị về nghệ thuật điêu khắc, trong đó có những pho tượng đẹp nổi tiếng, như tượng A Di Đà (chùa Phật Tích), tượng Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (chù Mễ Sở và chùa Bút Tháp), bộ tượng La Hán (chùa Tây Phương).

Đạo Phật hòa nhập vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam như sữa hòa với nước, đến mức không phân biết được đâu là yếu tố đạo Phật, đâu là yếu tố của dân tộc. Đặc biệt là ngôi chùa - Chùa không phải là của riêng ai mà là của nhân dân, là trung tâm văn hóa của làng, của nhiều làng hay của một vùng, nếu ở đó là một ngôi chùa lớn, một tổ đình. Chùa là nơi tổ chức các lễ hội tôn giáo, đồng thời là trường học, là nhà thương, là nơi tạm nghỉ của khách qua đường, thậm chí còn là nơi trọ thường xuyên của những của những kẻ không nhà, không cửa.

“Mái chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của tổ tông” [17, tr.58].

Đúng vậy ngôi chùa hiện nay không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân mà còn là nơi lưu giữ những giá trị về mặt kiến trúc và nghệ thuật rất đặc sắc của cha ông ta cho đến nay nó vẫn còn những giá trị đối với xã hội Việt Nam hiện nay.

Theo quan niệm truyền thống tập tục cúng rằm, mùng một là tập tục cúng sóc vọng, tức là ngày mặt trời và mặt trăng thông suốt nhau. Cho nên thần thành,

tổ tiên có thể liên lạc thông thương với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi giới khác và sự cảm thông sẽ được thiết lập là ngày trong sạch để các vị tăng kiểm điểm hành vi của mình gọi là ngày Bồ tát sám hối. Tín đồ phật tử về chùa để tham dự lễ sám hối, cầm nguyện bỏ ác làm lành và sửa đổi thâm tâm. Quan niệm ngày sóc vọng là những ngày trưởng tịnh, sám hối, ăn chay là xuất phát từ ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa. Ngoài việc đi sám hối, ở nhà vào ngày rằm và mùng một, họ sắm đèn, nhang, hương hoa để dâng cúng Phật, Bồ Tát, Thần linh, vong linh của người quá cố và cụ thể hóa hành vi tu tâm dưỡng tính của mình.

Bên cạnh việc đến chùa sám hối vào ngày rằm, mùng một, người Việt Nam còn có tập tục khác là đi lễ chùa, lễ Phật vào những ngày hội lớn như ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Tư (Phật Đản) và Rằm Tháng Bảy - lễ Vu Lan. Đây là một tập tục, một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống người Việt Nam. Tuy nhiên, đi viếng chùa bao giờ cũng rộng cửa đối với thập phương bách tính, nhất là các ngày hội lớn của Phật giáo, của dân gian (tết Nguyên Đán) vào những ngày này, đông đảo các tầng lớp nhân dân, các giới quy tụ về chùa. Trước cánh cửa Thiền môn, những khuôn mặt trang nghiêm, vẻ đẹp thanh thoát của hoa huệ, hoa cúc xen lẫn với hương trầm quyện tỏa tạo nên bầu không khí ấm cúng, linh thiêng, thể hiện tấm lòng thành kính của họ đối với đức Phật và các bậc Thánh hiền. Những sinh hoạt đó đã góp phần tạo nên bản sắc và nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Qua một số tập tục tín ngưỡng tiêu biểu có thể thấy rõ tư tưởng Phật giáo thấm sâu vào cuộc sống, quan niệm và tâm lý người Việt Nam, trở thành một phần vốn có trong truyền thống, trong bản chất của họ. Đổi lại, các nghi lễ cúng tế trong Phật giáo cũng đã dần dần thâm nhập vào các tập tục dân gian theo tín ngưỡng bản địa ấy, làm biến đổi từ mục đích đơn giản ban đầu để trở thành những tục có ý nghĩa, thăng hoa hơn, mang tính chất chuyển tải triết lý đạo Phật vào thực tế đời sống tạo nên một bản sắc văn hóa riêng của người

Việt Nam. Cho đến nay những bản sắc văn hóa riêng đó vẫn được bảo tồn và phát triển để ngày càng phù hợp với thực tiễn đất nước.

Ngoài ra, Phật giáo còn ảnh hưởng tới rất nhiều những phong tục tập quán khác như:

Ảnh hưởng Phật giáo qua ma chay, cưới hỏi: Đây cũng là sinh hoạt thường xảy ra trong đời sống người Việt. Về ma chay theo phong tục của người Việt Nam và Trung Hoa trước đây rất rất là phiền phức và hao tốn. Tuy nhiên, nhờ có sự dẫn dắt của các tăng ni thì tang lễ diễn ra đơn giản và trang nghiêm hơn. Khi trong gia đình (Phật giáo) có người quá cố, thân quyến đến chùa thỉnh tăng ni về nhà để giúp đỡ phần tang lễ (thường gọi là làm ma chay). Thông thường các nghi thức trong tang lễ được diễn ra tuần tự như: (1) Nghi thức nhập liệm người chết; (2) Lễ phát tang; (3) Lễ tiến linh (cúng cơm); (4) Khóa lễ cầu siêu cho hương linh; (5) Lễ cáo triều Tổ (cáo Tổ tiên ông bà trước giờ di quan); (6) Lễ di quan và hạ huyệt; (7) Đưa lư hương, long vị, hình vong về nhà hoặc chùa; (8) Lễ an sàng; (9) Cúng thất (tụng kinh cầu siêu và cúng cơm cho hương linh trong bẩy tuần (49 ngày, mỗi tuần cúng một lần); (10) Lễ tiểu tường (giáp năm, sau ngày hương linh mất một năm); (11) Lễ Đại tường (lễ xả tang, sau ngày hương linh qua đời hai năm).

Ở những gia đình không theo Phật giáo nhưng do người quá cố hoặc gia chủ mến chuộng đạo Phật nên họ thỉnh tăng ni đến tục kinh cầu siêu cho hương linh và tổ chức tang lễ giống như những tín đồ theo đạo Phật. Nhìn chung, tập tục ma chay tại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm từ những nghi thức của Phật giáo.

Như vậy phong tục ma chay của người Việt ngoài việc chịu ảnh hưởng của phong tục Trung Quốc thì còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo rất sâu đậm mà cho tới nay vẫn còn được lưu giữ.

Khác với một số tôn giáo xem hôn nhân là một nghĩa vụ tôn giáo, Phật giáo quan niệm hôn nhân thuộc thế giới hiện thế và thuộc quyền quyết định

của mỗi cá nhân. Tuy nhiên Đức Phật vẫn có sự quan tâm đến việc duy trì gia đình trong mối toàn vẹn của nó. Trong kinh sách, tiêu biểu là kinh Thiện Sinh, Kinh Thi Ca La Việt… Đức Phật đã đưa ra những lời khuyên cần thiết về hạnh phúc gia đình như bổn phận của vợ đối với chồng, chồng đối với vợ, con cái đối với cha mẹ, cha mẹ đối với con cái…

Vấn đề hôn nhân, việc cưới hỏi, tầm ảnh hưởng của Phật giáo tỏ ra ít phức tạp hơn so với Công giáo, Nho giáo hay Hồi giáo. Trước khi tiến tới hôn nhân, nhiều đôi bạn trẻ theo tín ngưỡng Phật giáo, thường đến chùa khấn nguyện với chư Phật phù hộ cho mối lương duyên của họ được thuận buồm xuôi gió. Đến ngày cưới hỏi, họ được hướng dẫn về chùa để chư Tăng làm lễ "hằng thuận quy y" trước khi rước dâu. Đó là một lễ chúc lành ngắn gọn và được chư tăng khuyên dạy một số nguyên tắc đạo đức Phật giáo để làm kim chỉ nam cho cuộc sống mới. Lễ cưới ở chùa chính là cầu nối giữa đạo với đời, giữa hạnh nguyện giải thoát và ước nguyện xây dựng một xã hội tốt đẹp của chư tăng và hàng phật tử tại gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tập tục xin xăm bói quẻ: Xin xăm bói quẻ là một việc cầu may cũng bắt nguồn từ Trung Quốc. Một loại hình sinh hoạt khá rầm rộ tại các chùa, đình, miếu vào dịp đầu năm mới hoặc các ngày lễ lớn. Các chùa làng có thời Quan Thánh Đế Quân thường có đi đôi với việc xin xăm. Người xin xăm trước hết đến lạy Phật rồi sang bàn thờ Quan Thánh, khấn nguyện xin một quẻ xăm, rồi họ lắc ống xăm có 100 thẻ để lấy một thẻ rớt ra, sau đó họ cầm què xăm đến nhờ thầy trụ trì giải đáp giúp vận mệnh của mình. Mỗi thẻ ứng với một lá xăm có ghi sẵn trong những điều tiên đoán về công việc làm ăn, học tập, hôn nhân, gia đình... của mỗi người bốc được quẻ xăm đó. Đây là một tập tục không lành mạnh do tin tưởng vào sự may rủi của số phận đã được sắp đặt, an bài từ trước. Như sách xưa có câu: "Phúc chí tâm linh, họa lai thần ám". Nghĩa là người gặp lúc phúc đến thì giở quẻ ra điều tốt, khi hoạ lại thì

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 86)