Thực trạng phát triển của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 49)

Đại hội VI của Đảng diễn ra vào tháng 12-1986 trong điều kiện đất nước đầy khó khăn. Mục tiêu ổn định kinh tế xã hội không đạt được. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Tình hình thực tế trên đặt ra 3 vấn đề lớn: Cơ cấu sản xuất; cải tạo xã hội; cơ chế quản lý kinh tế. Đây là yếu tố khách quan đòi hỏi có sự đổi mới tư duy. Đại hội VI của Đảng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đại hội đã nêu ra năm phương hướng cơ bản của chính sách

kinh tế - xã hội và đề ra hệ thống các giải pháp để thực hiện mục tiêu: Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư; xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Coi nền kinh tế có nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, dứt khoát xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; phát huy động lực của khoa học - kỹ thuật; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI là bước đột phá đầu tiên về đổi mới tư duy của Đảng. Những chính sách này đã đưa ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện đất nước, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Những chính sách này được Đảng ta tiếp tục khẳng định, bổ sung và phát triển trong Đại hội VII, VIII, IX, X. Với những đường lối chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đất nước qua hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết quả là sự nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế. Chủ trương mở rộng kinh tế đối ngoại đã được thực thi. Bên cạnh đó là những chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Kinh tế phát triển tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Về cơ bản xoá đói, giảm hộ nghèo, đẩy lùi các tệ nạn xã hội tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong 5 năm từ 2001 đến 2005 là 7,5% năm. Năm 2006, tổng sản phẩm trong nước (GDP), theo giá so sánh ước tính tăng 8,17% so với cùng kỳ năm trước [95]. Bước vào năm 2007, thế và lực của nền kinh tế nước ta cũng như những kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa đều đã được tăng lên đáng kể. Việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức: trong khi nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh thấp thì giá của nhiều loại vật tư nguyên liệu đầu vào quan trọng phải nhập khẩu tăng cao. Những tháng cuối năm lại xuất hiện một số khó khăn không lường trước được như thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết liệt khẩn trương có hiệu quả của Chính phủ, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt và vượt mức Quốc hội đề ra, nền kinh tế tiếp tục phát triển, chính trị xã hội ổn định.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 8,48%. Năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực. Kinh tế - xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường: giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; ở trong nước thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống dân cư. Năm 2008, GDP theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó nông nghiệp đóng góp 0,68 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp 2,9 điểm phần trăm. Trong bối cảnh khó khăn gay gắt thì đây là một cố gắng rất lớn. Theo báo cáo công bố tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và quý I năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 1/4/2010, mặc dù đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng trong quý I/2010 nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục đà phục hồi của

những quý cuối năm 2009 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng trong quý I/2009. Đáng chú ý là sự phục hồi diễn ra ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6%; thị trường trong nước tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tăng 24,1%, hoạt động du lịch sôi nổi, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước; thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội ước tính tăng 26,23% so với cùng kì năm trước đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước tăng tới 46,38%;... [95].

Đảng và Nhà nước có những chủ trương cụ thể định hướng sự phát triển của đất nước:

- Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là nhiệm vụ trung tâm; - Phát triển kinh tế nhiều thành phần;

- Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước;

- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Mô hình kinh tế tổng quát được đề ra là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế gồm 5 thành phần (bao gồm cả thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).

Đến giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng, đạt mức tăng trưởng khá cao; chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của một số lĩnh vực và sản phẩm có chuyển biến. Bình quân tốc độ tăng trưởng trong ba năm liền là 7,1% [95].

Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, và từng bước hiện đại hóa. Thể chế kinh tế tiếp tục được đổi mới, đang tiếp tục hình thành và phát triển các loại thị trường.

Các lĩnh vực xã hội như giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của đông đảo nhân dân, xóa đói giảm nghèo, phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục đã được quan tâm phát triển từng bước đồng bộ với phát triển kinh tế.

Trong giai đoạn hiện nay tình hình kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi đã tác động đến đời sống tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Trong điều kiện đó Phật giáo cũng có những thích ứng, biến chuyển cho phù hợp với thực tiễn xã hội.

Kế thừa truyền thống và thích ứng với sự chuyển biến của thời đại, để thực hiện nguyện vọng thống nhất Phật giáo của toàn thể tăng ni, phật tử trong cả nước được sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước và Chính phủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời vào tháng 11 năm 1981. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quy tụ chín tổ chức Giáo hội, hệ phái Phật giáo trong cả nước, tiêu biểu cho nguyện vọng đoàn kết thống nhất Phật giáo Việt Nam. Quy tụ hầu hết các hệ phái Phật giáo lớn qua 20 năm hoạt động Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng được củng cố và hoàn thiện góp phần đáng kể làm nên sụ phục hồi và phát triển của Phật giáo hiện nay về mọi mặt so với trước đây.

Theo thống kê của trung ương Giáo hội, tính đến cuối năm 1997, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cả nước có 28.787 tăng ni. Trong đó Đại thừa có 19.221; Tiểu thừa có 7.687; Khất sĩ có 1.879, chưa kể số lượng khá lớn là trí thức Phật giáo (cư sĩ) [32, tr.6].

Có thể thấy số lượng gia tăng của tăng ni là rất nhanh "Trong nhiệm kỳ III đến nay đã có 49 đại giới đàn được tổ chức trong cả nước, có 10.589 tăng ni được thọ giới tu học và hành đạo, so với nhiệm kỳ II chỉ có 38 giới đoàn, với 3.192 Giới tử [33, tr.38].

Theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2005, cả nước có khoảng 10.000.000 tín đồ Phật giáo; 37.775 chức sắc; 16.972 cơ sở thờ tự, 3 học viên Phật giáo, 1 viện nghiên cứu Phật học, 6 lớp cao đẳng và 31 trung cấp Phật học [32, tr.80-81].

Năm 2007, cả nước có 24.000 cơ sở thờ tự trong đó Phật giáo có 14.321 ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường [62, tr.105].

Theo Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn, đạo Phật là tôn giáo có quy định tiêu chuẩn tín đồ vừa tự giác, vừa mềm dẻo nên số lượng tín độ Phật giáo khó đoán định một cách chính xác. Nếu dựa vào người lên chùa, có niềm tin, thậm chí thờ Phật trong nhà thì con số trên chưa đủ.

Viện nghiên cứu tôn giáo khảo sát cho thấy kết quả 70,8% người dân được hỏi trả lời là theo Kitô hoặc theo đạo Phật, 60,1% có thờ Phật, 71,2 tin ở Phật có khả năng giúp đỡ và 78,8% đi lễ chùa [91, tr.322].

Phật giáo trước năm 1975 chỉ có một trường Đại học thì nay số trường, lớp tăng dần hàng năm. Chẳng hạn năm 1993 có 22 trường thì đến 2001 có 34 trường. Giáo hội phật Việt Nam có bốn học viện Phật giáo trên 1000 tăng ni sinh 35 lớp cao đẳng và trung cấp phật học trên 5000 tăng ni sinh; 1,076 cơ sở từ thiện và nhân đạo, trong đó có 950 lớp học sinh tình thương. Phật giáo Nam tông Khơme có 2.500 các vị sư theo các lớp cao cấp và trung cấp Phật học Pali, đào tạo, bồi dưỡng, chức sắc, nhà tu hành trong tôn giáo đang mở rộng theo hướng rút ngắn thời gian chiêu sinh, tăng số lượng, mở rộng loại hình đào tạo. Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Phật giáo Nam tông Khơme tại Cần Thơ sau khi được cấp đất xây dựng mới đang tiếp tục hoàn tất thủ tục để triển khai xây dựng [62, tr.105].

Cũng trong tời gian qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cử nhiều tăng ni đi du học Ấn Độ, Nhật Bản, Srilanka.

Tính đến nay theo Ban tôn giáo Chính phủ Phật giáo Việt Nam có khoảng trên 10 triệu tín đồ khắp 3 miền, có 44.498 vị chức sắc và 16.984 cơ sở thờ tự [62, tr.110].

Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn quan tâm hoạt động văn hóa, thúc đẩy mạnh mẽ việc nghiên cứu, tuyên truyền giáo lí đạo Phật. Một loạt các bộ kinh điển quan trọng đã được dịch ra tiếng Việt và phát hành rộng rãi. Năm 2008 Phật giáo

in 40 ấn phật để phục vụ cho đại Lễ Phật đản Liên Hợp quốc. Ngoài ra có các tạp chí nghiên cứu như Phật giáo tập văn của ban văn hóa Trung ương giáo hội, Báo Giác ngộ của Thành hội Phật giáo Hồ Chí Minh, Tạp chí nghiên cứu Phật học, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo. Mặt khác, giới Phật học Việt Nam thời gian qua cũng đã tổ chức được nhiều cuộc hội thảo khoa học ở quốc tế và trong nước. Nội dung các cuộc hội thảo được gắn liền Phật giáo với những vấn đề cấp thiết của xã hội Việt Nam hiện nay như Phật giáo với văn hóa dân tộc, giáo dục Phật giáo, Phật giáo trong giai đoạn hiện nay.

Nhìn chung trong thời gian gần đây việc tu hành nhộn nhịp trở lại mà ta ghi nhận được hiện thời không hề báo hiệu sự "quay trở lại đằng sau". Tình cảm tôn giáo phát triển thích nghi trở lại theo xu hướng của một sự trừu tượng hóa lớn hơn, đi vào đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của phật tử. Nó xuất hiện dưới nhiều hình thức một cách hài hòa với thế giới quan, vũ trụ quan, nhân sinh quan. Trong điều kiện hiện nay để thích ứng Phật giáo phải hấp thụ xã hội nhiều tư tưởng, nhiều quy phạm đạo đức để hoàn thiện quy phạm và giới luật của mình chứ không gò bó, khô cứng như Phật giáo nguyên thủy xuất hiện. Phật giáo chú trọng đến đời sống xã hội hiện thực và đời sống kiếp này nhiều hơn. Phật giáo ngày càng nhấn mạnh giáo lí xây dựng một cuộc sống công bằng, bình đẳng và tốt đẹp trên trần thế, gắn kết chặt chẽ các tín ngưỡng với cải thiện tình trạng xã hội hiện thực, góp phần cải thiện đời sống tinh thần của một bộ phận quần chúng mà không bỏ rơi tinh thần Phật giáo.

Chú trọng đời sống hiện thực, chủ trương "Phật giáo trần gian" nhưng Phật giáo Việt Nam không hề xa rời ý tưởng "Phật pháp là đời sống, đời sống là Phật pháp". Các nhà tu hành có thể có cuộc sống được cải thiện nhiều với cũng đầy đủ tiện nghi như nhà trên gác dưới, đèn điện, điện thoại thảm trải ti vi, xe máy, ô tô... nhưng không vì thế mà họ buông thả đời sống nội tâm, tính chất tôn giáo, tâm linh của họ giảm đi sự sâu lắng.

Chú trọng đến đời sống hiện thực, Phật giáo cũng chủ trương mở rộng của chùa để làm chỗ dựa tinh thần cho những người gặp bao bất trắc của cuộc đời, hiện nay

Trong tinh thần hòa bình và hữu nghị, đoàn kết với các nước, với Phật giáo trên thế giới được sự tạo điều kiện và giúp đỡ của Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam với tư cách là thành viên của Tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (CABCP) đã có mối quan hệ hữu nghị, rộng rãi với nhiều quốc gia như: Phật giáo Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Myanma, Mông Cổ, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc... Đồng thời Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đón tiếp và làm việc với rất nhiều phái đoàn Phật giáo các nước đến tham quan và trao đổi Phật giáo như đoàn thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai (Pháp), Cục tôn giáo Trung Quốc, rồi các cuộc tiếp xúc với đại sứ quán các nước như Mỹ, Lào, Campuchia để trao đổi và cung cấp những thông tin chính xác, khách quan về tình Phật giáo hiện nay. Và nhiều đoàn của Phật giáo Việt Nam tham gia đi nghiên cứu và tìm hiểu tình hình tôn giáo ở các nước khác như Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, dự Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ V tại Nhật Bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong năm 2008 Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng phối hợp đăng cai tổ chức, đại lễ phật đản thành công với sự tham dự của 4000 đại biểu, khách quốc tế khoảng 2000 đến từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là một hoạt động văn hóa tôn giáo lớn nhất được tổ chức tại Việt Nam từ trước đến nay, được các tổ chức cá nhân và khách quốc tế đánh giá cao, rồi đại lễ tưởng niệm và hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 700 năm ngày mất đức vua

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 49)