Sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với quá trình mở cửa hội nhập quốc tế đã là một trong những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp biến đổi nền đạo đức xã hội theo chiều hướng xấu. Trước tình hình đó, thì chúng ta cần có một cách nhìn nhận khách quan, khoa học trong việc kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của đạo đức truyền thống vừa chọn lọc, tiếp thu những giá trị tiến bộ trong văn hóa nhân loại để xây dựng một nền đạo đức mới lành mạnh, tiến bộ.
Phật giáo ở Việt Nam với những giáo lý, đạo đức mang tính nhân văn đã để lại những ảnh hưởng sâu sắc đến đạo đức tinh thần người Việt. Người Việt Nam ít nhiều đều chị ảnh hưởng của đạo Phật, đặc biệt tinh thần từ bi, bác ái của nhà Phật đã hòa quyện với truyền hóa, lối sống của Phật giáo đã
từng là vũ khí tinh thần của nhân dân ta trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc để tránh khỏi sự đồng hóa của phương Bắc.
Khai thác những yếu tố tích cực của đạo đức Phật giáo, khắc phục những hạn chế của nó sẽ góp phần xây dựng một nền văn hóa mới, một nền đạo đức mãi trong xã hội.
Trước tiên muốn nghiên cứu vai trò của Phật giáo đối với đạo đức chúng ta cần hiểu khái niệm đạo đức và đạo đức tôn giáo.
Trong từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1997 giải thích đạo đức theo hai nghĩa đó là:
1. Những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội.
2. Phẩm chất tốt đẹp của con người do tư dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có.
Đạo đức học Mác-Lênin cho rằng: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, một phương thức điều chỉnh hành vi con người trong lĩnh vực của đời sống xã hội qua một hệ thống những giá trị, nguyên tắc chuẩn mực biểu thị sự quan tâm tự nguyện tự giác của con người với con người, con người với xã hội.
Theo quan điểm mácxít, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, một định chế xã hội thực hiện các chức năng điều chỉnh hành vi con người. Đạo đức là những nguyên tắc sống, những quy phạm gắn liền và phù hợp với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định được hình thành từ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, những quy phạm, nguyên tắc tiêu chuẩn lý tưởng này có tính chất nhất thời về lịch sử và mang tính giai cấp rõ rệt.
Đạo đức tôn giáo là toàn bộ những quan niệm, những quy tắc đạo đức được thể hiện trong các giáo lý tôn giáo (đặc biệt thông qua các điều răn cấm) nhằm điều chỉnh hành vi của con người theo thế giới quan và nhân sinh quan tôn giáo.
Phật giáo về bản chất không phải là một học thuyết về đạo đức, song xuất phát điểm của nó là dạy cho con người nhận biết nguyên nhân của nỗi khổ và con
đường giải thoát khỏi đau khổ. Những giá trị đạo đức của Phật giáo phát khởi từ tinh thần đại bi, có tác dụng tích cực, đến đạo đức xã hội và con người.
Phật giáo ở Việt Nam với những giáo lý, đạo đức mang tính nhân văn đã để lại những ảnh hưởng sâu sắc đến đạo đức tinh thần người Việt. Người Việt Nam ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của đạo Phật, đặc biệt là tinh thần từ bi, bác ái của nhà Phật đã hòa quyện với truyền thống nhân ái của người Việt Nam. Đạo lý của nhà Phật cũng ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt và đã trở thành những giá trị tinh thần vô giá cho người dân. Đạo đức Phật giáo không còn là kinh kệ trên sách vở mà đã đi vào đời sống hiện thực. Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện đạo đức con người, cho từng cá nhân, cho mỗi gia đình và cho toàn xã hội. Có thể nói Phật giáo đã góp phần củng cố nền đạo đức xã hội nói chung và hoàn thiện đạo đức cá nhân nói riêng. Đặc biệt trong điều kiện chúng ta đang phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì điều đó càng trở nên có ý nghĩa.
Vai trò của Phật giáo đối với đạo đức trước hết là định hướng, giáo dục con người theo những chuẩn mực, quy tắc đạo đức tốt đẹp từ đó xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam theo những chuẩn mực đạo đức mới.
Có thể thấy Phật giáo đi vào lòng dân tộc Việt Nam mấy nghìn năm qua và cho đến nay vẫn phát huy vai trò tích cực bởi các giá trị đạo đức từ bi, hỉ xả, vô ngã, vị tha... của nó thật sự gần gũi với giá trị nhân văn truyền thống thương người như thể thương thân, nhân hậu, vị tha của người dân Việt Nam. Đạo đức Phật giáo là đạo đức của tấm lòng đại từ, đại bi, lấy tình thương bao la đối với con người và đối với muôn loài làm trọng, lấy việc cứu khổ và diệt khổ cho con người làm mục đích tối cao [57, tr.26].
Tư tưởng từ bi, hỷ xả, vị tha, cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo kết hợp với bản tính của người Việt, lại đáp ứng được nhu cầu tinh thần của đa số quần chúng vốn là những người lao động đã từng sống đau khổ từ kiếp này sang kiếp khác. Những tư tưởng này cũng là những bộ phận hợp thành tư
tưởng hành vi đạo đức Phật giáo. Nó cũng là những biểu hiện cao thượng về đạo đức trong điều kiện xã hội hiện nay của nước ta, mà hiện nay phát triển kinh tế thường bên cạnh những tích cực thì mặt trái của kinh tế thị trường làm cho con người đề cao chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, bàng quan và coi trọng đồng tiền. Do vậy tư tưởng đạo đức của Phật giáo đã góp phần tạo xây dựng cho nhân đạo và lương tri hơn, con người sống một nếp không thù hận, không cố chấp, nếp sống của mọi miền thông cảm, yêu thương.
Đạo Phật là đạo của lòng từ bi, hỷ xả, sẵn sàng xóa đi những oán ghét, phục thù. Điều này rất hợp với bản chất nhân đạo của người Việt. Phật kêu gọi "tự giác", "giác tha', không phải chỉ biết giải thoát cho nỗi khổ của chính mình mà còn phải cứu nhân độ thế. Trong tư duy người Việt Nam bình thường chắc chắn họ chưa thể hiểu được thế nào là "bản ngã" "chân như" theo lẽ sâu xa của triết học Phật giáo, cái chủ yếu người ta tiếp thu được ở đây là một chủ nghĩa nhân đạo lớn lao, tình thương vô hạn đối với con người. Điều này đã hun đúc, củng cố thêm truyền thống nhân ái vốn có của dân tộc.
Đạo đức Phật giáo đã hòa quyện một cách tự nhiên vào lịch sử dân tộc Việt Nam. Có thể nói đó chính là "Việt Nam hóa" đạo đức Phật giáo để tạo nên cái riêng biệt, độc đáo của đạo đức Phật giáo ở Việt Nam. Ở Việt Nam Phật giáo rất gần gũi với quần chúng nhân dân, từ nhà chùa đến cuộc sống không cách nhau bao xa. Người Việt Nam cũng như người Phương Đông nói chung, rất quí trọng những giá trị đạo đức tinh thần, trọng tình nghĩa. Vì vậy, họ tìm thấy ở Phật giáo nhiều nét tương đồng, đó là sự phù hợp về tính cách mục đích, ước mơ tồn tại" có thể nói chính truyền thống sẵn có của dân tộc đã dễ dàng hòa quyện với giáo lý nhà Phật và đã tạo nên chủ nghĩa nhân đạo tích cực mang màu sắc Việt Nam, một nhân tố bền vững trong nhân sinh quan Việt Nam [43].
Đã từ lâu, trong nhân gian lưu truyền nếp nghĩ, nếp sống “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, “đời cha ăn mặn, đời con khát nước” hay
Ai ơi hãy ở cho lành,
Tu nhân tích đức để dành cho con Ai ơi! Hãy ở cho lành
Kiếp này chẳng gặp, để dành kiếp sau. Ai ơi chớ có ăn lời
Bụt kia có mắt, ông Trời có tai [93]
Những triết lý đó đã thấm sâu vào tâm thức của con người khiến cho họ nhắc đến một cách rất tự nhiên nhưng nhiều người không nghĩ rằng đây chính là triết lý nhân quả của nhà Phật. Luật nhân quả cần được quán sát và áp dụng theo nguyên tắc Duyên sinh mới có thể gọi là luật Nhân quả của Đạo Phật. Theo đạo lý Duyên sinh, một nhân đơn độc không bao giờ có khả năng sinh ra quả, và một nhân bao giờ cũng đóng vai trò quả cho một nhân khác. Về giáo lý Nghiệp báo hay Nghiệp Nhân Quả Báo của Đạo Phật đã được truyền vào nước ta rất sớm. Giáo lý này đương nhiên đã trở thành nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ. Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm thầm của lý Nghiệp báo, nó chẳng những thích hợp với giới bình dân mà còn ảnh huởng đến giới trí thức. Có thể nói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý này. Vì thế, lý Nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm nét trong văn chương bình dân, trong văn học chữ Nôm, chữ Hán, từ xưa cho đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào lý Nhân quả Nghiệp báo mà hành động sao cho tốt đẹp đem lại hòa bình an vui cho con người. Thậm chí trẻ con mười tuổi cũng tự nhiên biết câu: "ác giả ác báo". Chúng phát biểu câu rất đúng hoàn cảnh sự việc xảy ra cho đối phương, hay "chạy trời không khỏi nắng". Mặt khác, họ hiểu rằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thể làm thay đổi, do đó họ tự biết sửa chữa, tu tập cải ác tùng thiện. Sống ở đời, đột nhiên những tai họa, biến cố xảy ra cho họ, thì họ nghĩ
rằng kiếp trước mình vụng đường tu nên mới gặp khổ nạn này. Không than trời trách đất, cam chịu và tự cố gắng tu tỉnh để chuyển hóa dần ác nghiệp kia.
Có thể thấy rằng thuyết này có ảnh hưởng lớn tới mức nó đã trở thành nhân sinh quan của đại đa số người Việt, có tác dụng khuyến thiện trừ ác lớn. Quan điểm này có nét tương đồng với quan niệm linh hồn của người Việt. Họ nhắc nhở nhau sống phúc đức, làm thiện, tránh ác để khi chết linh hồn khỏi bị đày vào địa ngục hoặc hưởng sung sướng ở kiếp sau. Xét về phương diện nào đó, quan điểm này mang tính chất tín ngưỡng song nó lại có ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục đạo đức của người Việt.
Phật giáo giáo dục con người đức từ bi, lòng yêu thương con người, xây dựng cho con người một tâm hồn chân, thiện, mỹ. Đạo đức là đạo của sự thực hành. Con người tu tu tập thể hướng đến giải thoát phải là con đường tự tu tập của mỗi cá nhân bao gồm tam học (Giới - Định - Tuệ) trong đó giới gắn liền với đạo đức. Để có đạo đức như vậy Phật giáo cũng chỉ ra 8 con đường để tu dưỡng đạo đức (Bát chính đạo) - tám phương pháp đúng đắn: chính kiến chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tấn, chính niệm, chính định. Tám phương pháp tu dưỡng đạo đức và niềm tin Phật giáo là sự kết hợp nhận thức với hành động, tuân theo một giá trị đạo đức rất rõ ràng là "chính". Giới - Định - Tuệ là quá trình phát triển liên tục của niềm tin, thực hành và giác ngộ một cách tự giác.
- Giới: là thực hành hướng thiện, cũng có nghĩa là lối ứng xử theo tinh thần từ bi, trí tuệ.
- Định: là Thiền định - là phương cách tự chủ; rèn luyện năng lực tự giác hướng nội để có thể làm chủ thân - tâm.
- Tuệ: là thực hành giác ngộ - khai mở trí tuệ Bát nhã
Giới - Định - Tuệ không tách rời trong quá trình tu hành để lần lượt diệt được hết tham dục, vọng tưởng, thoát ngã chấp, đoạn vô minh, đạt giác ngộ. Khi
đã đạt tới giác ngộ thì trực giác tỉnh táo chuyển Giới thành bản năng không câu nệ vào suy luận, đánh giá và tới lúc đó thiện tính tự tại vô phân biệt.
Với tinh thần từ bi, bác ái, hiếu hòa, hiếu sinh cũng có những ảnh hưởng sâu sắc trong tâm hồn người Việt. Điều đó được thể hiện rất rõ nét qua các áng thơ văn, ca dao tục ngữ của người Việt Nam. Tinh thần thương người như thể thương thân đã đi vào ca dao, tục ngữ rất phổ biến trong người dân Việt: “Lá lành đùm lá rách”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “chị ngã em nâng”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “thương người như thể thương thân”…
Khi đã thấm sâu vào tín ngưỡng dân gian, Phật giáo có một vai trò quan trọng trong lối sống của người Việt. Triết lý nhà Phật đã tác động mạnh mẽ đến nếp sống của người dân Việt Nam từ xưa cho đến nay.
Một trong những giáo lý khác của Phật giáo cũng ảnh hưởng rất sâu sắc tới đạo lý người Việt đó là đạo lý tứ ân gồm: ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh. Đạo lý này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với bước phát triển của tâm lý và tình cảm của người Việt. Tình thương ở mọi người bắt đầu từ thân đến xa, tình thương cha mẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong mối quan hệ xã hội với thầy, bạn, đồng bào, quê hương đất nước. Đặc biệt trong đạo lý tứ ân, việc coi trọng ân cha mẹ đã trở thành bản tính tự nhiên, ăn sâu vào tâm khảm của người Việt, phù hợp với đạo lý truyền thống của chúng ta. Trong gia đình, cha mẹ là người có công sinh thành, dưỡng dưỡng dục đối với con cái. Công ơn cha mẹ như non cao biển rộng không thể cân, đong, đo, đếm được. Phận làm con phải có bổn phận biết ơn, báo đáp, phụng dưỡng cha mẹ lúc sống, thờ phụng cha mẹ lúc mất. Phật dạy rằng: “Con cái có báo đền cha mẹ bao nhiêu cũng không đủ, bởi một vai công cha một vai công mẹ”. “Tu đâu không bằng tu nhà; Thờ cha kính mẹ mới là chân tu” [93]. Với Phật, những người con hiếu thảo là những người biết cúng
dưỡng cha mẹ bằng những vật phẩm do chính sức lao động của mình làm ra. Cũng vì thương kính cha mẹ, nên người con luôn luôn cầu nguyện Phật trời gia hộ cho cha mẹ:
Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời Cầu cho cha mẹ sống đời với con [93]
Thực ra, hiếu tâm tức thị Phật tâm, hiếu hạnh vô phi Phật hạnh, làm tròn bổn phận của người con đối với cha mẹ chính là một trong những pháp tu của nhà Phật:
Đi về lập miếu thờ vua
Lập trang thờ Mẹ, lập Chùa thờ Cha [93]
Đạo lý tứ ân, với nghĩa rộng của nó còn là động cơ thúc đẩy lòng từ bi, hỷ xả, khi ta sống hài hoà với xã hội, thiên nhiên, Những tư tưởng này đã hình thành nên bản sắc đặc thù rất riêng biệt ở Việt Nam, góp phần làm phong phú và đa dạng nền văn hoá tinh thần của dân tộc Việt.
Mối quan hệ gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam đã trở thành truyền thống, thành lịch sử và được biết đến như một đặc trưng của Phật Giáo, khiến Phật Giáo mang màu sắc Việt Nam mà không bị hòa trộn vào Phật Giáo trong khu vực. Sự đồng hóa về văn hóa của đế quốc phương Bắc trong suốt hàng nghìn năm Bắc thuộc cũng không thể nào làm phai mờ được bản sắc văn hóa Việt Nam, Phật giáo Việt Nam vốn đã đi sâu vào tiềm thức và đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân.
Trong mỗi giai đoạn, thời kỳ Phật giáo lại có những cách thích ứng và hành xử khác nhau để phù hợp với thể chế chính trị của xã hội đó. Điều đó