Vì là một ấn phẩm tạp chí chuyên biệt, phục vụ nhóm đối tượng chuyên biệt thì ngôn ngữ tạp chí ấy sử dụng đòi hỏi cũng phải chuyên biệt, đáp ứng, phù hợp với đối tượng tạp chí ấy hướng tới. Các tòa soạn báo tạp chí truyền hình có nhóm đối tượng rất riêng, đó là bạn đọc yêu truyền hình và bạn đọc yêu tạp chí. Vì vậy, ngôn ngữ của các ấn phẩm truyền hình càng đòi hỏi phải chuyên biệt và mang bản sắc riêng.
Tạp chí chuyên biệt cần tìm ra một ngôn ngữ có khả năng tương thích cao nhất cho đối tượng chuyên biệt đó, và phải giải quyết được những vấn đề
lớn nhất về ngôn ngữ trong các kênh chuyên biệt hiện nay. Để trả lời câu hỏi
“ngôn ngữ tương thích cho kênh chuyên biệt hiện nay thể hiện như thế nào?”.
Theo PGS.TS Vũ Quang Hào thì để trả lời được các câu hỏi trên thì cần phải giải quyết được lần lượt các vấn đề ngôn ngữ sau:
o Ngôn ngữ đó có phải là ngôn ngữ tích hợp các loại hình ngôn ngữ truyền thông không?
o Ngôn ngữ đó có dễ khai thác không? Giá thành có rẻ không?
o Cần phải nhìn ra được xu thế phát triển và khả năng phát triển của nó. (Nhìn xem thứ ngôn ngữ đó có thể dùng trong một thời gian dài hay không? Trong tương lai có bị ngôn ngữ khác loại bỏ nó không?...)
Các ấn phẩm tạp chí truyền hình được khảo sát đã trả lời lần lượt được các câu hỏi trên. Khác với các tạp chí khác, tạp chí truyền hình đã sử dụng ngôn ngữ khá phù hợp với đối tượng mình hướng tới. Mặc dù sử dụng rất nhiều học thuật truyền hình như “ê-kip”, “MC”, “game show”… nhưng đối tượng độc giả lại vẫn có thể hiểu được. Một phần nguyên nhân do độc giả đã quá quen với những khái niệm trên khi xem truyền hình, mặc khác họ được tác giả bài viết giải thích một lần nữa trong bài viết. Về việc giải thích các khái niệm thuật ngữ truyền hình thì đã được tác giả luận văn nói rõ trong
“phần 2.2.1.1: Tạp chí truyền hình là công cụ tra cứu, tra khảo các khái niệm học thuật thuộc lĩnh vực truyền hình”.