Bên cạnh việc không ngừng trau dồi, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, phóng viên, biên tập viên cũng cần chú trọng tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu tâm lý của nhiều bạn đọc thuộc nhiều đối tượng khác nhau để qua đó đưa tin, bài cho phù hợp lôi cuốn. Về cách thức thể hiện và biên tập tin bài, thì phóng viên, biên tập cũng cần chú ý để thực hiện sao cho hấp dẫn hơn cả nội dung và hình thức. Đặc trưng của các ấn phẩm tạp chí truyền hình là sự khuôn mẫu và duy trì một phong cách trong thời gian khá dài. Vì thế mỗi phóng viên, biên tập viên cần có ý thức tăng sự mới mẻ, hấp dẫn cho ấn phẩm tạp chí truyền hình ngay từ công việc hàng ngày của mình như viết hay biên tập câu chữ, nội dung, hình ảnh, phong cách trình bày. Cần thể hiện tác phẩm báo chí sao cho vừa giữ được bản sắc, phong cách, cái tôi của mình và của tòa soạn, vừa thuyết phục, hấp dẫn được nhiều độc giả.
Bên cạnh đó, mỗi phóng viên, biên tập viên cần tổ chức mạng lưới cộng tác viên của mình để góp phần làm phong phú thêm tin bài trên tạp chí.
Ngoài ra, do đặc thù là chủ yếu những tin tức đăng tải trên tạp chí truyền hình đều là những thông tin xoay quanh lĩnh vực truyền hình nên đội ngũ phóng viên, biên tập viên phải là những người trực tiếp làm truyền hình, am hiểu truyền hình thì làm công tác tại tạp chỉ truyền hình mới hiệu quả. Tuy nhiên, do điều kiện đầu tư hạn chế nên việc hỗ trợ của ngành tạp chí luôn thấp hơn mức hỗ trợ trong ngành truyền hình. Vì vậy để có được một đội ngũ phóng viên, biên tập viên vừa có chuyên môn truyền hình, vừa làm tốt công việc tạp chí là điều khó khăn. Nhưng nếu làm được điều này thì chắc chắn chất lượng tin bài sẽ rất tốt và lượng phát hành sẽ tăng cao.
* Tiểu kết chương 3.
Không thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của các ấn phẩm tạp chí Truyền hình hiện nay bởi nó là một phần đáng kể làm nên diện mạo phong phú của đời sống báo chí phục vụ đối tượng độc giả yêu truyền hình. Tuy vật, bất kỳ ấn phẩm báo chí nào cũng có những ưu và khuyết điểm riêng. Nhưng biết tận dụng những ưu điểm để đẩy mạnh ấn phẩm báo chí của mình phát triển thì không phải tạp chí nào cũng làm được. Vì thế, những biện pháp kiến nghị nhằm năng cao tính chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình như việc: xác định đối tượng bạn đọc, triển khai công tác điều tra xã hội học, tạo nên bản sắc riêng trong cách thức hoạt động thông tin, phản ánh hay đề cao vai trò người lãnh đạo và đội ngũ phóng viên biên tập viên là rất quan trọng. Các biện pháp trên đúc rút ra được nhờ những nghiên cứu, khảo sát nghiêm túc trong luận văn hy vọng có thể được áp dụng thành công vào các ấn phẩm.
Ngoài ra, các ấn phẩm tạp chí truyền hình vẫn còn những mặt tồn tại như trên vẫn đang khá phổ biến trong đời sống báo chí, đòi hỏi nhà quản lý, các tòa soạn, ban biên tập cũng như đội ngũ biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên nghiêm túc nhìn nhận vấn đề và cùng nỗ lực khắc phục để xây dựng ấn phẩm tạp chí truyền hình ngày càng hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu bạn đọc, đồng thời vẫn giữ được bản sắc, theo đúng tôn chỉ mục đích của mình tạo nên sự chuyên biệt của dòng tạp chí truyền hình nói chung.
Phần kết luận
Trước sự bùng nổ thông tin và xu hướng đa dạng hóa các loại hình báo chí, nhất là sự phát triển như vũ bão của mạng Internet, công chúng báo chí đang ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn, thế nên họ cũng đang tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi họ quan tâm, bỏ tiền ra mua một ấn phẩm báo chí nào đó. Hiện tại có gần 1000 ấn phẩm báo chí đang hiện diện trên thị trường Việt Nam, trong đó có chục đầu tạp chí thuộc lĩnh vực truyền hình. Sở dĩ loại hình tạp chí này có được lượng độc giả đông đảo và gắn bó lâu dài vì ấn phẩm đó đã biết kết hợp giữa yếu tố thông tin tuyên truyền và nhu cầu người đọc, làm sao để thỏa mãn thông tin ngày càng phong phú của công chúng – nhất là công chúng truyền hình – với việc nắm giữ được tôn chỉ, mục đích tờ của tạp chí. Một nguyên nhân khác, đó là những ấn phẩm tạp chí truyền hình trên có một lượng độc giả trung thành từ đài truyền hình chuyển sang.
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả đã tìm hiểu và bước đầu trình bày một cách hệ thống các vấn đề lý thuyết liên quan đến truyền thông chuyên biệt.Sau đó nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về tính chuyên biệt trên dòng tạp chí hiện nay, khảo sát cụ thể trên dòng tạp chí truyền hình thông qua 3 ấn phẩm: tạp chí Truyền hình VTV, tạp chí Truyền hình Hà Nội, tạp chí Truyền hình Số từ năm 2009 đến năm 2011 để minh chứng tính chuyên biệt của truyền thông nói chung và dòng tạp chí nói riêng đang là xu thế tất yếu của truyền thông hiện đại. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những yếu tố thể hiện tính chuyên biệt trên dòng tạp chí truyền hình, trong đó tập trung sâu vào ba yếu tố chính: Nội dung, hình thức và đối tượng công chúng chuyên biệt. Từ đó, đánh giá một cách khoa học về ưu-nhược tính chuyên biệt được thể hiện trên 3 ấn phẩm được khảo sát, và đưa ra một số kinh nghiệm bước đầu để xây dựng và nâng cao tính chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình.
Thông qua luận văn của mình, tác giả mong muốn góp phần vào việc hình thành cơ sở lý luận, xác định đặc trưng, đặc điểm của dòng tạp chí truyền hình trong mối quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất của các dòng tạp chí khác; đồng thời hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các ấn phẩm tạp chí truyền hình được khảo sát nâng cao hơn nữa được chất lượng nội dung, tăng sức hấp dẫn với bạn đọc, giúp cho lãnh đạo tòa soạn cũng như đội ngũ phóng viên thấy được những yêu cầu phát triển của dòng tạp chí mang tính chuyên biệt cao nhằm phát huy thế mạnh của dòng tạp chí truyền hình, ứng dụng với phương thức làm báo hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của toà soạn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
3. Đinh Văn Hường (2005), Toàn cảnh báo, tạp chí dành cho nữ giới, Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
4. Đỗ Quang Hưng (2001), Lịch sử báo chí Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
5. Hoàng Đinh Linh (2009), Loại hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ và văn hóa đọc của độc giả nữ hiện nay, Luận văn thạc sĩ – Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG), Hà Nội.
6. Hoàng Tùng, Hồng Chương, Nguyễn Trọng Xuân (1986), Công tác tạp chí,
Sách giáo khoa Mác Lê-nin, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Tác phẩm báo chí, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
8. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ Báo chí - truyền thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
9. Phạm Thị Lan (2008), Chuyên biệt hóa – Xu hướng của truyền thông đại chúng Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
10. Phong Lê (1995), Nâng cao dân trí và nhiệm vụ đặt ra cho tạp chí, Nhà báo và công luận, số 6, tr.8.
11. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Tạ Ngọc Tấn (1997), Sự dị biệt giữa báo và tạp chí, Báo chí và Tuyên truyền, (số Xuân), tr.15.
13. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, NXB Trẻ.
Tài liệu được dịch ra tiếng Việt
15. Loic Hervouet (1999), Viết cho độc giả, Lê Hồng Quang dịch, Hội Nhà báo Việt Nam xb, Hà Nội.
16. X.A. Mikhailốp (2004), Báo Chí Hiện Đại Nước Ngoài: Những Quy Tắc Và Nghịch Lý, Nxb Thông Tấn, Hà Nội. Website 17. www.tienphong.vn 18. www.tuoitre.com.vn 19. www.thanhnien.com.vn 20. www.vneconomy.vn 21. www.sgtt.com.vn Báo điện tử 22.http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/vov.vn/Bao-chi-va-doanhnghiep- De-la-cau-noi-hieu-qua/6488423.epi 23. http://www.tienphong.vn/xa-hoi/85101/Van-tra-1-ty-dong-cho-ai- phathien-chat-3-MCPD-trong-nuoc-tuong-Chin-su.html 24. http://www.baochivietnam.com.vn/chuyen-mc/doc-duong- tacnghiep/2730 25.http://www.pr-quangcao.edu.vn/index.php/detail/188/TAN-MAN-VEPR- VA-NHA-BAO.html 26. http://www.tuanvietnam.net/2010-06-27-pr-and-bao-chi-dau-la-su- thatcho-cong-chung- 27. http://tranngocchau.wordpress.com/category/pr-quan-he-cong-chung/ 28. www.baochivietnam.com.vn/chuyen-mc/doc-duong-tac-nghiep/2730 29.http://strategy.vn/detail/5/1250/Quang-cao-tiep-thi-Khong-so-kho-chi- sokhong-co-tien 30.http://www.vietrade.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article &id=645:tap-quan-tang-qua-cua-nguoi-nhat&catid=20:su-kien-xuc- tienthuong-mai&Itemid=64
MỤC LỤC CỦA PHỤ LỤC
1. Một số câu hỏi - trả lời phỏng vấn sâu
Bài phỏng vấn Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Truyền hình Việt Nam – TS. Đậu Ngọc Đản.
Bài phỏng vấn Trưởng ban biên tập Tạp chí Truyền hình Hà Nội – Th.S Lê Xuân Luyến
Bài phỏng vấn Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Hoa học trò, Trợ lý Tổng biên tập Vietnamnet – Nhà báo Nguyễn Phong Doanh
2. Bảng hỏi dành cho độc giả tạp chí truyền hình
MỘT SỐ CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU
Bài phỏng vấn sâu Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Truyền hình Việt Nam – TS. Đậu Ngọc Đản.
- Trong bối cảnh báo chí hiện nay, tạp chí Truyền hình VTV đã có những yếu tố gì để tạo nên thành công giữa các ấn phẩm tạp chí khác?
Trong xu thế hiện nay thì một tờ tạp chí nói riêng, cũng như một ấn phẩm báo chí nói chung nếu muốn thành công thì điều trước nhất phải tạo ra bản sắc riêng. Đấy chính là phát huy tính chuyên biệt. Kết quả hơn 15 năm hình thành và phát triển tạp chí Truyền hình VTV, chúng tôi có đủ thời gian để khẳng định kết luận trên. Vì vậy, những yếu tố tạo nên thành công ở đây là trước hết là cần xác định được rõ đối tượng độc giả TCTH (tạp chí truyền hình) là ai. Điều này hết sức quan trọng. Khi Đài truyền hình Việt Nam nói riêng, cũng như Đài truyền hình cả nước nói chung đang phát triển, gần như thu hút tất cả người xem của mình trên cả nước thì TCTH càng có điều kiện phát huy vai trò của mình làm cầu nối giữa độc giả và Đài truyền hình Việt Nam.
Đối tượng độc giả TCTH cũng chính là những khán giả truyền hình, nhưng chú trọng những người quan tâm những nét đặc trưng riêng của truyền hình như hậu trường truyền hình, đội ngũ biên tập viên, người dẫn chương trình, người làm phim… Đây là điều hết sức cốt lỗi trong các ấn phẩm TCTH.
Thứ hai, là phải cung cấp những nội dung thông tin đảm bảo khán giả quan tâm. Đó là TCTH cần đi trước truyền hình bằng cách giới thiệu những chương trình, những bộ phim hay chuẩn bị phát sóng trong thời gian tới. Tiếp nữa là, TCTH đi cùng truyền hình để giới thiệu những nét đặc sắc, hậu trường truyền hình. Lúc này TCTH đồng thời cũng là cầu nối giữa khán giả và Đài truyền hình. Vì thế để tăng sự giao lưu, tương tác giữa truyền hình và khán
giả, thì Đài truyền hình đã tổ chức những cuộc thi như “Bình chọn phim truyền hình yêu thích nhất”, “Bình chọn nghệ sĩ yêu thích nhất”… thu hút được một số lượng lớn khán giả quan tâm.
Tiếp theo, để thể hiện tờ TCTH mang bản sắc riêng thì cách trình bày, cách in ấn cũng phải mang bản sắc riêng. Thế mạnh của TCTH là được khán giả quan tâm vì có một đội ngũ truyền hình được khán giả yêu thích như MC, Dẫn chương trình, diễn viên… Thường đội ngũ ấy rất trẻ trung, năng động nên công tác trình bày cần phải tươi tắn, thu hút. Mặc dù khi xuất hiện trên truyền hình đội ngũ trên chỉ xuất hiện cái chung bên công việc, nhưng đăng trên TCTH cần toát lên được khuôn mặt, thần thái, tính cách của họ đằng sau công việc truyền hình thường thấy… Ngoài ra, bài viết bên trong cũng rất quan trọng, cần chú trọng thông tin ngắn gọn, cụ thể, và kết hợp nhiều hình ảnh để thu hút người xem.
Điều quan trọng nhất là cách thể hiện. Trang bìa tạp chí phải tiêu biểu nổi bật thể hiện đài THVN. Thường xuyên bám vào DLXH, khán giả yêu thích nhân vật nào để đưa lên những gương mặt, nhân tố mới để bạn đọc tìm hiểu, tăng thêm tính tò mò. Không nhất thiết là những ng làm truyền hình mà cả những người tham gia chương trình truyền hình như… Cần đội ngũ phóng viên năng động phát hiện ra được những gương mặt mới… làm phong phú thêm… Nếu phát triển
Trình bày thấy cái thần, hồn, không cứng nhắc. vì vậy TCTH ngày càng đẹp hơn,. Phóng viên ảnh phải có chụp được những hồn cốt. Nhiều tác giả khác nhau thì ra được những sản phẩm khác nhau.
- Tính chuyên biệt trong các thể loại báo chí nói chung có phải là xu thế của báo chí hiện nay không?
Mọi ấn phẩm nói chung vẫn phải bám vào yêu cầu chuyên biệt hóa để phát triển nhằm lấp đi khoảng trống thông tin mà xã hội đang thiếu và không có ở những ấn phẩm khác, phù hợp chức năng của mình. Nhìn vào hệ thống
báo chí gần đây tính chuyên biệt thể hiện ngày càng rõ nét hơn. Mỗi tờ báo đều cần phải thể hiện được lối đi riêng, thể hiện khả năng thu hút của mình, nhưng cũng phải gắn với cái chung. Cái chung chính là những những vấn đề xã hội quan tâm. Tuy vậy nếu tở tạp chí đó có cách trình bày khác nhau để tạo nên cái riêng. Ví dụ, một ngày có một sự kiện lớn thì có hàng trăm các tờ báo khác nhau đưa tin. Vì vậy, bản thân tờ tạp chí của mình cần dựa tiêu chí của mình để đi sâu cái mình có được.
Hiện nay, xu hướng chung là các ấn phẩm cần phải tìm một lối đi riêng để tạo nên bản sắc riêng cho mình. Càng các ấn phẩm báo chí mới, chương trình mới càng phải tìm ra được lối đi riêng ấy. Nó lấp đi khoảng trống thông tin mà ấn phẩm khác không có được. Xu hướng này càng phát triển nhưng đi theo chiều sâu chứ không theo chiều rộng như trước. Ví dụ,đọc tạp chí truyền hình người ta quan tâm đến công nghệ truyền hình, xu hướng phát triển thế giới. Vì vậy xu hướng chuyên biệt hóa là xu hướng tất yếu của báo chí nói chung, nhất là dòng tạp chí.
- Vai trò của người đứng đầu tạp chí trong việc thực hiện thành công một tờ tạp chí chuyên biệt là như thế nào?
Vai trò người đứng đầu của bất kỳ ấn phẩm báo chí nào cũng rất quan trọng. Vì mỗi ấn phẩm báo chí nói chung đều bị chi phối bởi nhãn quang, phong cách làm việc, tầm nhìn và hiểu biết của người lãnh đạo. Cho nên người lãnh đạo ấy đồng thời là người biết viết báo, và biết tổ chức tờ tạp chí. Nên gần đây có hai khái niệm làm báo và viết báo là khác nhau. Người đứng đầu tạp chí cần biết phát huy những ngòi bút đáp ứng được nhu cầu công chúng, biết chỉ đạo, biết tổ chức ngòi bút đó không chỉ trong phạm vi tờ tạp chí này mà còn biết sử dụng tri thức xã hội đưa vào tạp chí của mình, phù hợp với tiêu chí của mình.