2.2.5.1 Trang bìa
Trên thị trường báo chí sôi động với hàng trăm ấn phẩm tạp chí, chuyên san như hiện nay, để thu hút được sự chú ý và giữ được độc giả, bắt buộc các tòa soạn báo phải tạo điểm nhấn, ấn tượng cho tờ tạp chí của mình ngay từ cái nhìn đầu tiên. Và yếu tố hàng đầu để làm nên ấn tượng ấy chính là tấm ảnh bìa trên mỗi số phát hành. Thực tế cho thấy, đây không chỉ là yêu cầu có tính bắt buộc đối với tạp chí Việt Nam mà ngay cả các tạp chí trên nhiều quốc gia cũng vô cùng chú trọng ảnh bìa. Thế nên ảnh bìa luôn được coi là diện mạo
ban đầu của cả một ấn phẩm báo chí và còn góp phần tạo nên thành công của tờ tạp chí đó.
Qua khảo sát ba tờ tạp chí truyền hình, có thể thấy một điểm chung trên tất cả các ấn phẩm tạp chí được khảo sát là trang bìa chủ yếu đưa những gương mặt biên viên, MC, nghệ sĩ… phục vụ trong lĩnh vực truyền hình.
Trong ba ấn phẩm truyền hình được khảo sát thì tạp chí Truyền hình Việt Nam VTV và tạp chí Truyền hình Hà Nội được đánh giá cao về hình ảnh trang bìa so với tạp chí Truyền hình Số VTC. Để có một tấm ảnh bìa cho số tạp chí phát hành mỗi tháng 3 kỳ luôn có một ê-kip thực hiện tới gần chục người. Cùng với ảnh bìa, ở trang trong còn có một bài phỏng vấn nhân vật trang bìa.Và những gương mặt trang bìa dù là diễn viên, MC hay ca sĩ thì họ luôn được trang điểm và tạo dáng khá thân thiện. Chính điều này đã tạo nên giá trị riêng, tạo cảm giác gần gũi với độc giả.
Ví dụ 1: MC Quyền Linh và bài phỏng vấn gương mặt trang bìa đăng trên tạp chí Truyền hình Hà Nội 76 tháng 12/2010.
Ví dụ 2: MC Dự báo thời tiết Ngọc Bích và bài viết về gương mặt trang bìa đăng trên tạp chí Truyền hình Việt Nam kỳ 1 tháng 4/2011.
Khác với hai tờ tạp chí trên, tạp chí Truyền hình Số VTC thường không đầu tư chụp ảnh trang bìa mà thường lấy những ảnh có sẵn từ nhiều nguồn để sử dụng làm trang bìa, thường là những diễn viên nước ngoài. Cũng chính vì thế mà tạp chí Truyền hình Số VTC không có bài viết về gương mặt trang bìa như trên. Điều này đã giảm sức hút lớn từ phía độc giả.
2.2.5.2 Phong cách trình bày
a. Ma-ket, layout
Ma-ket, layout tạo nên phong cách, hình ảnh của mỗi cuốn tạp chí và bố cục bài vở trong nội dung ấn phẩm. Để tạo ra nét riêng lôi cuốc cho ấn phẩm của mình, đồng thời thu hút độc giả thì mỗi ấn phẩm tạp chí truyền hình lại mang phong cách trình bày khác nhau.
Tạp chí Truyền hình Việt Nam mang phong cách rực rỡ, thâm chí có thể nói là sặc sỡ vì sử dụng nhiều gam màu nóng trong cách thức thể hiện. Ngay từ trang bìa, tạp chí nổi bật với bốn gam màu chính: đỏ-xanh lá-xanh dương-vàng của măng-sét “Truyền hình VTV”. Tiếp đó các trang trong, bên cạnh những quảng cáo đa sắc màu, những trang nội dung tạp chí được trình bày theo nhiều gam màu khác nhau. Thậm chí trên một trang tạp chí còn có
tới 3 mảng màu để phân biệt và nổi bật lên từng bài viết. Hiệu ứng sắc màu này tạo nên vẻ tươi vui, sinh động cho tạp chí nhưng nhiều khi cũng khiến cho người xem cảm giác rối mắt, phân tán khi cùng một trang tạp chí sử dụng quá nhiều gam màu nổi bật. Bố cục tạp chí được sắp xếp chia làm hai mảng nội dung chính. Mảng đầu tiên là những bài viết liên quan đến truyền hình và các hoạt động của Đài truyền hình VTV như các chuyên mục Câu chuyện kỳ này, Chọn phim giùm bạn, Gương mặt trang bìa, Người quen của bạn, Phía sau màn hình, Mỗi kỳ một nhân vật, Dạo quanh trường quay, Giao lưu, Tâm sự nghề nghiệp… Mảng nội dung thứ hai là những bài về văn hóa, giải trí thể hiện qua các chuyên mục: Người trẻ trước ngưỡng cửa cuộc đời, Gương mặt nghệ sĩ, Âm nhạc, Thời trang, Thể thao, Du lịch, Sao khắp hành tinh… Hai mảng nội dung này được phân khá rõ rảng trên tạp chí Truyền hình VTV, ngăn cách bằng hơn chục trang quảng cáo và giới thiệu lịch phim.
Măng-sét tạp chí Truyền hình VTV
Tạp chí Truyền hình Hà Nội bộc lộ sự cách tân, linh hoạt trong việc sử dụng màu sắc. Tuy vẫn tận dụng được những gam màu sắc nổi bật nhưng thiết kế của tạp chí này không bị rối mắt mà khá là “thanh lịch” như tên gọi của nó. Trước tiên là măng-sét. Măng-sét trên các ấn phẩm tạp chí Truyền hình Hà Nội không cố định như các ấn phẩm tạp chí Truyền hình. Chúng chỉ giữ nguyên cách thiết kế, còn lại màu sắc thường xuyên thay đổi để phù hợp với hình ảnh trang bìa cũng như chủ đề của số tạp chí đó. Sau là những bài viết được thiết kế khá mới mẻ và không bị nhàm chán. Không một bài viết dài nào trong tạp chí truyền hình Hà Nội bị trùng phong cách layout.
5 tờ tạp chí với 5 màu sắc măng-sét khác nhau
Tạp chí Hà Nội số tết 2010 với gam màu hồng chủ đạo
Tạp chí Truyền hình VTC đề cao sự đơn giản, nhưng lại toát lên vẻ sang trọng ngay từ phong cách chung. Khó có thể tìm thấy một tờ tạp chí nào mà măng-sét chỉ có một màu như tạp chí Truyền hình Số VTC. Chỉ có một màu cam duy nhất nhưng lại rất nổi bật. Tuy nhiên layout các bài viết bên trong lại khá nhàm chán. Bài dài, nhiều chữ, hình ảnh không thu hút là điều dễ nhận thấy nhất trong hàng loạt bài viết đăng trên tạp chí Truyền hình Số VTC. Với tổng cộng 82 trang mà có tới 14-16 bài đăng tải trên 3-4 mặt giấy (chiếm 50-78%) thì đúng là một con số quá lớn.
b. Ảnh minh họa
Trong báo chí, “một bức ảnh có giá trị hơn cả một bài diễn văn dài”. Các nhà nghiên cứu về báo chí đều khẳng định rằng trong cả trang báo, tạp chí sự thể hiện của một bức ảnh sẽ làm cho độc giả phải dừng lại, tức là khả năng độc giả đọc trang báo, tạp chí đó sẽ tăng lên. Do vậy bức ảnh phải tham gia vào việc trình bày thông tin sao cho hấp dẫn, lôi kéo được người đọc. Nếu trong báo in đôi khi vai trò ảnh minh họa bị “lép vế” hơn so với nội dung bài viết, hoặc ảnh hưởng không được xử lý một cách cầu kỳ, đơn giản mang nghĩa “minh họa” thì với tạp chí, chuyên san và nhất là những ấn phẩm dành
cho độc giả truyền hình, thì yếu tố ảnh hưởng lại rất được coi trọng, nhiều khi tạo nên diện mạo và đóng vai trò quan trọng tạo nên linh hồn của ấn phẩm.
Qua khảo sát có thể thấy tạp chí Truyền hình VTV và tạp chí Truyền hình Hà Nội sử dụng tương đối nhiều ảnh, trung bình 5-6 ảnh trên một bài viết dài. Chất lượng ảnh khá tốt, ko bị căng, rạn hay mờ hình. Riêng tạp chí Truyền hình Số VTC lại không chú trọng đến ảnh chụp mà thường xuyên sử dụng lại các hình từ internet hoặc báo khác để minh họa cho bài viết của mình. Thậm chí, có những bức ảnh do phóng viên tạp chí chụp nhằm giới thiệu nhân vật, công ty, nhưng hình ảnh ấy lại không mang ý nghĩa báo chí nhiều mà gợi liên tưởng đó đến một bài pr “trá hình”.
Một số bài viết trên tạp chí Truyền hình Số VTC với hình ảnh minh họa mờ nhạt, không thu hút
Một bài viết khác đăng tải trên tạp chí Truyền hình Số VTC. Tuy được tác giả chụp ảnh thật (không phải ảnh minh họa như các bài viết khác) thì lại dễ dàng khiến độc giả nhìn nhận như một hình thức pr “trá hình”
* Tiểu kết chương 2.
Kết quả khảo sát bên trên đã phần nào cho thấy tính chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình đang thể hiện khá đúng hướng. Ngoài những bài viết về lĩnh vực truyền hình thì các bài về văn hóa xã hội, giải trí cũng chiếm phần quan trọng.
Để có một tờ tạp chí đẹp, hấp dẫn, phát huy vai trò, ý nghĩa và hiệu quả báo chí đối với đông đảo bạn đọc thì cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung và hình thức. Nếu chỉ chú trọng đến một trong hai yếu tố đó thì tạp chí đó chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Đặc biệt đối với những ấn phẩm tạp chí truyền hình, chúng tưởng như là những ấn phẩm chuyên ngành giống nhau, nhưng giữa chúng lại có khá nhiều sự khác biệt về phong cách trình bày cũng như nội dung. Chính nó đã tạo nên sự thành công riêng của mỗi tờ tạp chí. Tuy vậy, trong bối cảnh bùng nổ thông tin, ngày càng nhiều các đầu báo, tạp chí xuất hiện trên thị trường báo chí thì để tồn tại và phát triển thì các tạp chí nói chung và tạp chí truyền hình nói riêng cần phải chú trọng cải tiến và nâng cao chất lượng cả nội dung và hình thức để tăng sự hấp dẫn, thuyết phục độc giả tìm đọc.
Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH CHUYÊN BIỆT TRÊN CÁC ẤN PHẨM TẠP CHÍ TRUYỀN HÌNH