Khi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào muốn nắm bắt dư luận, tiếp thu ý kiến, sáng kiến của mọi người thì việc đầu tiên là tiến hành điều tra xã hội học. Đây
là một công tác đặc thù giúp đưa ra ý tưởng tổ chức, nhận ra những sai sót, ưu-khuyết điểm để tạo nên một sản phẩm tốt nhất. Thế nhưng, không có một ấn phẩm tạp chí truyền hình nào đầu tư nghiêm túc cho công tác này. Mặc dù trước kia chưa có công nghệ internet, điều tra xã hội học là một công tác tốn kém. Có rất nhiều công ty, tổ chức nhận điều tra xã hội học thuê với giá trên trời. Tuy nhiên, tại sao chỉ dùng bảng hỏi bằng giấy, tại sao chỉ đi đến từng nhà độc giả để điều tra trong khi hoàn toàn có thể điều tra trên mạng? Sau khi thiết lập được bảng hỏi, hoàn toàn có thể nhờ các báo điện tử đăng bảng hỏi, công khai thời hạn, cách thức thu thập ý kiến... rồi các báo sẽ cập nhật thông tin về cho tòa soạn tạp chí. Những công việc tưởng chừng phức tạp nhưng lại khá đơn giản và mang lại hiệu quả cao.
Một ví dụ minh họa sống động cho điều này chính là bảng khảo sát 2.2 do chính tác giả luận văn làm trong mục trên. Trong bảng khảo sát 2.2, tác giả luận văn muốn tìm hiểu các ấn phẩm tạp chí truyền hình được khảo sát đã đáp ứng nhu cầu thông tin công chúng hay chưa, thì kết quả là cả ba ấn phẩm truyền hình trên đều có những vấn đề cần thay đổi. “Tin tức liên quan và tập trung tới độc giả” và “những thông tin đa dạng (giải trí, xã hội, kinh tế…) không liên quan đến truyền hình” gần như được độc giả quan tâm như nhau, nhưng số lượng tin bài trên ba ấn phẩm truyền hình khảo sát thì con số hoàn toàn chênh lệch. “Tin tức liên quan và tập trung tới độc giả” chỉ có 8,5-11%, trong khi “những thông tin đa dạng (giải trí, xã hội, kinh tế…)” lên tới 33-46. Nếu cả ba ấn phẩm tạp chí truyền hình được khảo sát đầu tư đúng mức công tác điều tra xã hội học thì chắc chắn chúng sẽ thành công hơn hiện tại.