Theo PGS.TS. Vũ Quang Hào thì khi xã hội thông tin càng phát triển thì có vấn đề nảy sinh là sự tan dã của cộng đồng hưởng thụ truyền thông đòi hỏi người làm truyền thông phải phục vụ cho nhóm các đối tượng thiểu số. Nhóm đối tượng thiểu số ấy có cùng một mối quan tâm chung (có thể cùng sở thích, cùng giới tính, lứa tuổi…) gọi là nhóm công chúng chuyên biệt. Vì vậy thông tin cung cấp cho họ cũng phải là các thông tin mang tính chuyên biệt. So với đối tượng công chúng khác, thì công chúng chuyên biệt có phần “dễ tính hơn” do nguồn báo chí hạn hẹp, tiếp nhận hầu hết những thông tin mà báo chí cung cấp…
Còn đối với dòng tạp chí truyền hình thì họ cũng có những độc giả chuyên biệt riêng. Họ trải dài 18-45 tuổi, tập trung vào lớp độc giả trẻ ở các đô thị hiện nay (theo kết quả phỏng vấn sâu các Tổng biên tập tạp chí). Đối tượng, công chúng của tạp chí truyền hình mang những đặc trưng riêng: Vừa là công chúng của truyền hình, vừa là công chúng của loại hình tạp chí – báo in. Những đối tượng công chúng này chủ động trong việc tiếp nhận thông tin từ truyền
hình, tự nhận thức và đánh giá được thông tin. Sau đó họ chủ động tìm hiểu những thông tin xung quanh lĩnh vực truyền hình từ tạp chí truyền hình.
Bên cạnh chất lượng chương trình truyền hình nâng cao, chương trình phát sóng phong phú, còn công chúng thì ngày càng bận rộn, thời gian dành cho truyền hình ít hơn. Vì vậy, công chúng có xu hướng chủ động chọn lọc thông tin mà mình quan tâm yêu thích phục vụ cho lợi ích của bản thân. Tạp chí truyền hình đã đáp ứng điều nhu cầu này của độc giả khi cung cấp những thông tin về lịch phát sóng, tư vấn chương trình truyền hình… giúp công chúng truyền hình lựa chọn các chương trình họ quan tâm.
Công chúng truyền hình chủ động, linh hoạt, không chỉ muốn nghe – xem, mà còn muốn nói, muốn tham gia vào các chương trình truyền hình, các sự kiện do Đài truyền hình tổ chức. Tạp chí truyền hình là cầu nối giữa độc giả và Đài truyền hình khi có các sự kiện, các cuộc thi do Đài truyền hình tổ chức. (Ví dụ: Cắt phiều bình chọn cuộc thi, xem chi tiết thể lệ, giải thưởng…).
Trong một khảo sát bằng 100 bảng hỏi do tác giả luận văn thực hiện vào đầu năm 2012 về việc “độc giả muốn đọc gì nhất trong các ấn phẩm tạp chí truyền hình?” thì kết quả là:
Câu hỏi Tỷ lệ trả lời
1. Độc giả muốn những thông tin liên quan đến truyền hình. 100% 2. Độc giả muốn có nhiều thông tin đa dạng (giải trí, xã hội,
kinh tế…).
39%
3. Độc giả muốn tin tức phải có liên quan và tập trung vào họ và cộng đồng quanh họ.
41% 4. Độc giả không muốn đọc những gì đang diễn ra ở nơi khác
trong nước và trên thế giới.
20%
Bảng 2.1: Kết quả bảng khảo sát “Độc giả muốn đọc gì nhất trong các ấn phẩm tạp chí truyền hình?”
Kết quả cho thấy, 100% độc giả muốn đọc những thông tin liên quan đến truyền hình trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình. Điều này cho thấy, độc giả đã đánh giá khá cao những tin tức truyền hình trên các tạp chí này. Họ thể
hiện mình chính là những độc giả chuyên biệt của tạp chí truyền hình. Tức là, khi họ có nhu cầu đọc về các vấn đề liên quan đến truyền hình thì chắc chắn họ sẽ tìm tới các ấn phẩm tạp chí truyền hình. Độc giả không bị lừa phỉnh bởi những mánh lới quảng cáo hay cách trình bày bay bướm. Họ chỉ chấp nhận chúng khi nào chúng có vẻ liên quan đến bài viết, làm cho bài báo dễ “nuốt” hay làm cho thông tin dễ hiểu hơn.
Mối quan tâm thứ hai của độc giả là những thông tin đa dạng (giải trí, xã hội, kinh tế…) không liên quan đến truyền hình 41%. Có lẽ bởi cuộc sống quanh mỗi người luôn có sự thay đổi và họ mong muốn được tìm hiểu về nó nhiều hơn. Xếp thứ ba là những thông tin liên quan và tập trung vào độc giả và cộng đồng quanh họ. Có vẻ đây là thông tin giống thời sự hơn chứ không phải những thông tin độc giả mong muốn xuất hiện trên tạp chí truyền hình. Tuy nhiên kết quả 39% là một kết quả đáng ngạc nhiên. Vị trí thứ 2 và thứ 3 không chênh nhau nhiều nhưng các ấn phẩm tạp chí truyền hình lại cung cấp khá nhiều các thông tin về văn hóa, giải trí đa dạng mà không hề quan tâm đến những thông tin liên quan và tập trung tới độc giả.
Tạp chí Thông tin độc
giả quan tâm
Truyền hình VTV (đơn vị: trang) Truyền hình Số VTC Truyền hình Hà Nội
Thông tin liên quan đến truyền hình. 46% (35/82)
32% (27/82)
51% (42/90) Thông tin đa dạng (giải trí, xã hội,
kinh tế…) không liên quan đến truyền hình 36% (30/82) 46% (38/82) 33% (30/90) Tin tức liên quan và tập trung vào
độc giả và cộng đồng quanh họ 8,5% (7/82) 11% (9/82) 8,5% (7/82) Thông tin đang diễn ra ở nơi khác
trong nước và trên thế giới
12% (10/82) 9,7% (8/82) 12% (11/90)
Trong bảng khảo sát 2.2, tác giả luận văn muốn tìm hiểu các ấn phẩm tạp chí truyền hình được khảo sát đã đáp ứng nhu cầu thông tin như bảng hỏi 2.1 chưa, thì kết quả là cả ba ấn phẩm truyền hình trên đã làm khá tốt, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần thay đổi. “Tin tức liên quan và tập trung tới độc giả” và “những thông tin đa dạng (giải trí, xã hội, kinh tế…) không liên quan đến truyền hình” gần như được độc giả quan tâm như nhau, nhưng số lượng tin bài trên ba ấn phẩm truyền hình khảo sát thì con số hoàn toàn chênh lệch. Cho thấy vấn đề tìm hiểu nhu cầu bạn độc là vấn đề rất quan trọng, đặc biệt là đối với các đối tượng độc giả chuyên biệt. Nếu các ấn phẩm tạp chí truyền hình được khảo sát quan tâm đến điều này thì chắc chắn chúng sẽ thành công hơn.
Tóm lại, trong xã hội thông tin hiện nay, con người của xã hội hiện đại đã và đang chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại thông tin được mang tới từ các loại phương tiện thông tin khác nhau. Chính vì thế đã tạo ra những lớp công chúng cho từng loại hình báo chí riêng biệt, có thể là một cá nhân tiếp nhận thông tin từ nhiều loại hình phương tiện thông tin đại chúng nhưng sự tiếp nhận của từng loại rõ ràng là có sự khác biệt , họ trở thành công chúng chuyên biệt của từng loại hình báo chí. Nếu nắm rõ được tâm lý, nhu cầu của những đối tượng công chúng chuyên biệt này thì chắc chắn sẽ tạo nên một tờ tạp chí chuyên biệt thành công, và tạp chí truyền hình cũng không nằm ngoài xu hướng ấy.