Cadao hiện đại – kế thƣ̀a và đổi mới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ca dao, tục ngữ hiện đại trên báo mạng (Trang 60)

5. Phƣơng pháp nghiên cƣ́ u:

2.2.Cadao hiện đại – kế thƣ̀a và đổi mới

Đời sống xã hội không ngừng vận động, biến đổi trong tiến trình lịch sử. Là một hình thái ý thức xã hội, có quan hệ mật thiết với đời sống xã hội, văn học cũng không ngừng vận động, biến đổi. Sự biến đổi không chỉ phụ thuộc vào sự vận động của môi trường xã hội mà còn phụ thuộc vào quy luật vận động, biến đổi của bản thân văn học nghệ thuật, cụ thể hơn là của bản thân thể loại văn học đó. Sự vận động, biến đổi của mỗi thể loại lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố cơ bản như bản chất, đặc trưng và nhất là chức năng của chính thể loại đó. Chẳng hạn, lịch sử phát triển văn học nghệ thuật đã chứng kiến sự "một đi không trở lại" của thể loại thần thoại. Nó cũng chứng kiến sự vận động biến đổi của thể loại truyền thuyết, ca dao. Có thể nói, giữa văn học nghệ thuật với đời sống xã hội có mối quan hệ gắn bó, khăng khít. “Nghệ thuật chỉ thực sự phát triển, đóng góp hữu hiệu cho sự phát triển chung của xã hội, khi nó xác lập được mối liên hệ vừa sâu sa, vừa trực tiếp với đời sống chính trị, văn hoá, đạo đức của xã hội , tức là vận động đồng bộ với những hình thái ý thức khác của kiến trúc thượng tầng.”(1) Trong quá trình cùng tồn tại và vận động ấy, các hình thái ý thức xã hội nói trên (kể cả văn học nghệ thuật) ảnh hưởng qua lại một cách tự nhiên, biện chứng và cùng tác động, rồi cùng chịu sự tác động của môi trường xã hội, lịch sử.

Bởi vậy, một hiện tượng văn học nghệ thuật nói chung, văn học dân gian và ca dao hiện đại nói riêng phải được nhìn nhận bằng quan điểm "động". Có nghĩa là, chúng ta không xem xét một hiện tượng văn học nghệ thuật, xem xét một thể loại văn học trong tiến trình lịch sử ở tư thế đứng yên, không vận động, biến đổi, bởi đó là quan điểm siêu hình, không biện chứng. Khoa học đã chứng minh, vạn vật vận động không ngừng, biến đổi không ngừng. Văn học - một hình thái ý thức xã hội đặc thù cũng vận động, biến đổi không ngừng trước những tác động vô ý thức và có

59

ý thức của con người. Là một thể loại văn học dân gian tiêu biểu, ca dao cũng không nằm ngoài quy luật vận động, biến đổi đó.

2.2.1. Về nội dung

Thực tế, những lời ca dao hiện đại trên báo ma ̣ng mà tác giả sưu tầm đươ ̣c có

một số đặc điểm khác với ca dao cổ truyền. Sự khác nhau đó thể hiện rõ nhất trong

nô ̣i dung phản ánh ở mỗi câu ca dao . Ở ch ỗ nó phản ánh những mảng hiện thực

mới, những đề tài mới, những nhân vật trữ tình mới với cảm hứng mới.

2.2.1.1. Đổi mới về đề tài và cảm hứng chủ đạo

Đề tài là “Khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm.

Tìm hiểu về sự hình thành đề tài, chúng tôi nhận thấy rằng, văn học có khả năng kỳ diệu trong việc tái hiện, tái tạo hiện thực cuộc sống. Tuy nhiên khả năng và phạm vi tái hiện, tái tạo hiện thực cuộc sống của mỗi nhà văn nhà thơ, mỗi tác phẩm lại có giới hạn. Trong một khoảng không gian, thời gian nhất định của cuộc sống, người sáng tác chỉ chú ý đến một phạm vi nào đó của hiện thực. Phạm vi hiện thực đó có thể là nông thôn, thành thị hay là quê hương, đất nước, tổ quốc, chiến trang... Như vậy, đề tài thuộc phương diện nội dung và có mối liên hệ mật thiết với hiện thực cuộc sống trong những giai đoạn lịch sử, xã hội nhất định.

Đề tài là mảng hiện thực được văn nghệ sỹ đưa vào tác phẩm, tạo nên thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Xét về mặt vị trí trong quy trình sáng tạo, đề tài là khâu đầu tiên, là yếu tố hết sức quan trọng trong chỉnh th ể nghệ thuật tác phẩm. Xét về mặt giá trị của nó trong quá trình lao động nghệ thuật, đề tài là kết quả sáng tạo đầu tiên mà văn nghệ sỹ tạo nên từ sự lao động đặc biệt.

a. Nhƣ̃ng đề tài trong ca dao cổ truyền

Theo kết quả khảo sát của tác giả Nguyễn Hằng Phương qua 11.825 lời ca dao cổ truyền in trong Kho tàng ca dao người Việt, chúng tôi thống kê được 6.102 lời ca dao về đề tài tình yêu (chiếm = 52%), 994 lời ca dao về đề tài gia đình (chiếm gần 3.5%), lao động sản xuất và nghề nghiệp: 1.132 lời (chiếm gần 9.58%), 445 lời về kinh nghiệm sống và hoạt động (chiếm gần 3.76%)…

60

Nếu căn cứ vào tần số xuất hiện của một số đề tài trong ca dao cổ truyền ta có thể chia chúng thành 2 mảng chính.

* Mảng đề tài tình yêu và gia đình * Mảng các đề tài khác

Như vậy, mới nhìn về mặt hình thức, mảng đề tài tình yêu và gia đình trong ca dao cổ truyền chiếm tỷ lệ khá cao (7.0006 lời, chiếm gần 60.40%). Đây là hai đề tài có mối quan hệ gần gũi, khăng khít. Chúng phản ánh những cung bậc tình cảm tế nhị, khó biểu đạt nhất trong đời sống tinh thần của con người và chắc chắn, chúng có mối quan hệ nào đó với cảm hứng chủ đạo của tác giả dân gian, bởi cảm hứng chủ đạo thường bắt nguồn từ đề tài, có mối quan hệ mật thiết với đề tài.

Trong ca dao cổ truyền, các đề tài khác xuất hiện với tần số thấp hơn (4.729 lời, chiếm gần 39.60%) Có thể thấy, đây cũng là các đề tài có quan hệ gần gũi với những vấn đề quan trọng trong đời sống con người, những đề tài gắn với đất nước, lịch sử, với lao động sản xuất, với quan niệm về nhân sinh ứng xử trong xã hội.

Có lẽ không phải một mà rất nhiều yếu tố đã tham gia vào việc thúc đẩy sẽ nở rộ và “thăng hoa” của những lời ca dao về đề tài tình yêu và gia đình trong ca dao cổ truyền.

Mă ̣c dù vâ ̣y , không thể không quan tâm đến những đề tài khác. Đó cũng là những đề tài có vị trí nhất định trong đời sống xã hội. Cuộc sống lao động và nghề nghiệp, cách ứng xử và hành động, danh lam thắng cảnh của đất nước trải qua các thời kỳ lịch sử cũng được nhân dân ta thời xưa đưa vào ca dao. Song, điều canh cánh và nhức nhối trong lòng họ nhất nhiều nhất vẫn là những vấn đề thuộc về tình yêu đôi lứa và tình cảm gia đình.

Hẳn rằng không ph ải ngẫu nhiên mà đề tài tình yêu và gia đình lại xuất hiện với tần số cao như vậy. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao tác giả dân gian lại chú ý miêu tả „loại” hiện thực này mà ít hoặc không lưu tâm đến “loại” hiện thực khác? Và loại hiện thực được miêu tả, phản ánh đó có mối quan hệ như thế nào đối với đời sống tâm tư tình cảm của người sáng tác và tiếp nhận tác phẩm ở thời điểm lịch sử ấy.

Như ta đã thấy trong một loạt “loại” hiện thực được miêu tả, phản ánh trong ca

dao cổ truyền, “loại” hiện thực tình yêu và gia đình được tác giả dân gian chú ý hơn

61

và gia đình là hai đề tài trung tâm của ca dao cổ t ruyền người Viê ̣t. Song, để có cơ sở khẳng định chắc chắn tình yêu và gia đình là những đề tài trung tâm trong ca dao cổ truyền thì căn cứ vào số lượng lời ca về những đề tài đó chưa đủ, còn phải xem xét cơ sở hiện thực xã hội của ca dao c ổ truyền bởi đề tài trung tâm được hiểu là một khái niệm lớn, mang tính chất khái quát. Nó chính là mảng hiện thực tập hợp

những sự kiện, những hiện tươ ̣ng, những diễn biến quan trọng nhất của đời sống xã

hội, nó thể hiện đúng nét bản chất củ thời kỳ lịch sử đó. Và vấn đề xác định đâu là đề tài trung tâm của ca dao, cổ truyền đồng nghĩa với việc lý giải vì sao những đề tài đó được lựa chọn, được đặc biệt quan tâm.

Xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XVI trở đi đang bước vào con đường suy vong. Cũng trong thời kỳ này, các thể loại văn học dân gian trong đó có ca dao phát triển mạnh mẽ và phát huy tích cực vai trò của nó trong đời sống xã hội. Truyền thuyết ghi chép đúng bản chất những biến cố lịch sử trong đời sống xã hội, truyện cổ tích cố gắng khơi lại dòng chảy đạo đức cổ truyền đang bị xã hội phong kiến suy tàn vùi lấp, truyện cười làm lên sức mạnh phê bình giáo dục và đã phá châm biếm hữu hiệu, tục ngữ đánh thức nhận thức dân gian bằng những kinh nghiệm sống thiết thực mà sâu sắc.

Những thể loại văn học dân gian kể trên ít nhiều đều thể hiện được những nét bản chất nhất của thời kỳ lịch sử đó. Tuy nhiên, vấn đề con người và quyền sống, quyền khát khao hạnh phúc được thể hiện một cách trực cảm, sinh động và có sức lay động lòng người hơn cả là trong thơ ca dân gian, đặc biệt là ở hàng ca dao về đề tài tình yêu và gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong xã hội Việt Nam thời phong kiến, nhất là giai đoạn nó bước vào con

đường suy vong , đời sống đa ̣i bô ̣ phâ ̣n quần chúng nhân dân lao đô ̣ng vô cùng cực

khổ. Quyền lợi vật chất của họ bị nhà nước phong kiến cố ý và vô tình tước bỏ.

không những thế, đời sống tinh thần của họ còn bị kiểm chế, phong tỏa bởi các lễ

giáo luật pháp của nhà nước phong kiến , đă ̣c biê ̣t là những quy đi ̣nh hà khắc , phi lý

về hôn nhân và gia đình p hụ quyền. Như vậy tình yêu và gia đình là những vấn đề

có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội đương thời. Bởi vậy, coi tình yêu và gia đình là những đề tài trung tâm của ca dao cổ truyền là hoàn toàn có cơ sở xét cả về hình thức nó thể hiện (nhiều) và bản chất của nó trong mối quan hệ với hiện thực xã hội. Và, có thể nói những lời ca dao cổ truyền về đề tài tình yêu và gia đình xuất

62

hiện nhiều là sự đáp ứng tự nhiên nhu cầu diễn tả tâm tư tình cảm của đại bộ phận quần chúng lao động.

Phải chăng, sự cực nhọc trong đời sống vật chất, sự o ép, ức chế về sống tinh thần khiến cho người dân hơn lúc nào hết càng có nhu cầu cần bộc lộ, càng có tâm lý cần giải tỏa. Chống lại nhà nước và lễ giáo phong kiến thì họ không đủ sức và tư tưởng phong kiến có lẽ đã ăn sâu vào đời sống, rồi “biến thiên” không dễ gì nhận biết mà gạt bỏ. Trong ca dao cổ truyền, người nông dân nói nhiều về tình yêu và gia đình có lẽ còn bởi đó là những hạnh phúc gần gũi, thiết thực, là lẽ tự nhiên mà họ khao khát mong mỏi nhưng trong thực thế họ chưa được hưởng một cách trọn vẹn.

Không thể chỉ nói đến nguyên nhân từ xã hội, nguyên nhân từ chính văn học nghệ thuật cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong văn học dân gian, có hiện tượng “phân công tự nhiên” của thể loại. Nếu như cổ tích chủ yếu triết lý về cuộc đời, về tình người thì truyền thuyết nhằm mục đích cao nhất là lý giải và phản ánh lịch sử. Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm sống và lao động sản xuất thì ca dao thiên về diễn đạt tâm tư tình cảm. Ca dao là thể loại văn học nằm trong loại hình trữ tình dân gian. Chức năng và ưu thế của thể loại này giúp nó bộc lộ sâu sắc và uyển chuyển nhất những cung bậc tình cảm trong sâu thẳm tâm hồn con người. Mà tình cảm riêng tư lại dễ làm lòng người trong giai đoạn lịch sử này mềm yếu và rung động nhất.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy đề tài có diện mạo khác hẳn khi đi vào khảo sát những lời ca dao hiện đại.

b. Những đề tài có mặt trong ca dao hiện đa ̣i trên báo ma ̣ng

Kho tàng ca dao Việt Nam vô cùng phong phú và phản ánh văn hóa xã hội của người Việt trong giai đoạn trước đây. Đến nay, khi xã hội đã văn minh và phát triển hơn thì ca dao tục ngữ trở thành những câu nói, câu cửa miệng truyền đời để giáo dục con người sống có khuôn phép, lễ nghĩa hoặc tiếp thu những kinh nghiệm để lại. Thế nhưng sự khác biệt chính là ở chỗ những câu ca dao tục ngữ đó được người thời nay cải biên và mang tính chất châm biếm những mặt trái của xã hội cũng như những thay đổi lớn về nền tảng đạo đức, gia đình…

Có thể nói, đề tài trong ca dao hiện đại trên báo mạng có diệ n ma ̣o khác hẳn so với ca dao cổ truyền . Trong số những tư liê ̣u chúng tôi khảo sát được , chúng tôi

63

nhâ ̣n thấy đề tài về tình yêu và gia đình cũng vẫn là đề tài tro ̣ng tâm của ca dao hiê ̣n đa ̣i, song góc đô ̣ phản ánh cũng như v ị trí đã thay đổi khá nhiều . Bên ca ̣nh đề tài tình yêu và gia đình nhiều đề tài mới ra đời . Đó là đề tài về ho ̣c sinh – sinh viên, về trường ho ̣c, thi cử, về người trí thức. Đó còn là đề tài về lao đô ̣ng sản xuất , về cuộc sống hàng ngày , và đặc biệt là đề tài về những mặt trái của xã hội được đặt ra một cách thẳng thắn.

Mă ̣c dù chưa thể lý giải hết nguyên nhân cũng như tìm ra được hoàn cảnh ra đời cụ thể của những bài ca dao mới tr ên báo ma ̣ng này, nhưng tìm hiểu cơ sở hiê ̣n thực chung của bô ̣ phâ ̣n ca dao này là viê ̣c hoàn toàn có thể thực hiê ̣n được.

Chúng ta biết, xã hội đang ngày một biến đổi với sự phát triển của khoa học kỹ thuâ ̣t, công nghê ̣ tiên tiến. Nhiều máy móc thiết bi ̣ hiê ̣n đa ̣i phu ̣c vu ̣ đắc lực cho lao đô ̣ng sản xuất của người dân . Quá trình công nghiệp hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa cũng đưa cuô ̣c sống người dân lên mức cao hơn . Trong xã hô ̣i ấy, cuô ̣c sống con người dù đã bớt nhiều phần lo toan , đời sống đã cải thiê ̣n hơn rất nhiều , không còn chiến tranh , không còn na ̣n đói khổ, cũng chẳng còn đâu nữa nạn cướp bóc của địa chủ quan lại ,

song trong bầu không khí ấy con người lại càng bon chen hơ n, sống thủ đoa ̣n hơn .

Mọi người sống với nhau đề phòng nhau nhiều hơn và giá trị đồng tiền được đưa hàng đầu . Và tình nghĩa trong xã hội hiện đại dường như đã bị lãng quên ở góc khuất nào đó . Chúng ta sẽ thấy tình hình đó được các tác giả dân gian nắm bắt rất kịp thời và thể hiện qua những lời ca dao hiện đại.

Ngay trong những lời ca dao về tình nghĩa gia đình , tình yêu đôi lứa cũng thấp thoáng nỗi lo về cuộc sống . Viê ̣c cho ̣n người yêu , bạn đời cũng đượ c gắn liền với “vâ ̣t chất”. Giá trị đồng tiền được đưa lên hàng đầu.

Ba đồng một mớ trầu cay

Không bằng tình nghĩa một cây vàng mười

(VnEpress cườ i, thứ bảy, 8/10/201, CDTNHĐ phần 14)

Như vậy, mô ̣t điều dễ dàng nhâ ̣n thấy là đề tài tình yêu và gia đình vẫn chiếm

tỷ lệ không nhỏ song điều đáng lưu ý là chúng mang một diện mạo mới, khác với ca

dao cổ truyền. Đó cũng là những tiếng nói tâm tình của người dân , là thông điệp gửi

gắm những nỗi niềm tâm sự , là loại hình để phản ánh hiện thực xã hội nhưng nó

64 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chẳng phải là những lời nói thủy chung son sắt , những khát vo ̣ng yêu đương vượt qua mo ̣i gian khổ nữa. Nó cũng chẳng còn là những tâm sự tố cáo xã hội phong kiến trói buộc tình yêu... Tất cả những câu ca về tình yêu và gia đình trong những bài ca dao hiê ̣n đa ̣i giờ đây chỉ nêu lên mô ̣t thực tế về mô ̣t xã hô ̣i mà đồng tiền đượ c đưa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ca dao, tục ngữ hiện đại trên báo mạng (Trang 60)