I PHẦN MỞ ĐẦU
8. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Thanh Hoá đặt trong
trong toàn bộ công tác quản lý đối với tôn giáo của cả nước ta
Nước ta nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng là một cộng đồng đa dân tộc, tôn giáo và cũng giống như nhiều tỉnh thành khác, vấn đề quản lý tôn giáo của tỉnh Thanh Hóa luôn có mối quan hệ chặt chẽ với công tác quản lý đối với tôn giáo của cả nước, có sự đan xen, thẩm thấu vào nhau hướng tới mục tiêu chung của dân tộc. Chính vì thế, công tác QLNN đối với tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa chỉ có hiệu quả và thành công khi luôn gắn bó với công tác dân tộc, đặt trong toàn bộ công tác quản lý đối với tôn giáo của cả nước ta.
Tuy nhiên, từ thực tiễn của công tác tôn giáo và nhất là từ yêu cầu đổi mới công tác tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo ra động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển đất nước, thì từ bản thân hệ thống chính trị quản lý tôn giáo của tỉnh Thanh Hóa đã và đang đặt ra một số vấn đề cần phải quan tâm giải quyết trên cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Mặt khác, các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta từ trước đến nay thông thường đều lợi dụng vấn đề tôn giáo. Để đối phó, chúng ta cần chú ý giải quyết khoa học, chặt chẽ mối quan hệ về công tác tôn giáo của địa phương nói riêng và của cả nước nói chúng. Công tác tôn giáo của địa phương và của cả nước xét trong một không gian, thời gian hẹp và ở khía cạnh của toàn dân tộc cần có sự đồng nhất. Việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo ở Thanh Hóa cũng có nghĩa là giải quyết vấn đề
tôn giáo của Việt Nam. Có như vậy, mới tạo ra sự đồng thuận, đồng bộ và hiệu quả trong công tác tôn giáo.
Như vậy, có thể khẳng định rằng công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Thanh Hoá và công tác quản lý đối với tôn giáo của cả nước ta nếu xét từ phương diện hệ thống cấu trúc thì, nếu công tác quản lý đối với tôn giáo của cả nước là “cái toàn bộ”, thì tôn giáo ở Thanh Hoá là “cái bộ phận”, nếu xét từ phương diện đan xen, thẩm thấu thì đây thực chất là một vấn đề. Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Thanh Hóa cũng nhằm thực hiện mục tiêu chung của cả nước về quản lý tôn giáo và đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý chung của Nhà nước ta. Vì thế, sẽ không thể có hiệu quả nếu công tác QLNN đối với tôn giáo ở Thanh Hóa nếu bị tách rời khỏi công tác quản lý đối với tôn giáo của cả nước.
Trên đây là một số phương hướng đặt ra từ công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tới. Giải quyết những vấn đề trên, toàn bộ hệ thống chính trị nói chung, bộ máy quản lý tôn giáo của Thanh Hóa nói riêng vừa phải đáp ứng yêu cầu mang tính chiến lược, vừa phải đáp ứng phương hướng chung mang tính định hướng. Có như vậy, công tác tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay mới có điều kiện trưởng thành hơn trên cả phương diện nhận thức cũng như thực tiễn.